Trang chủEnterpriseTỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾNMay Việt Tiến: Nhanh chóng xoay chuyển mô hình sản xuất kinh...

May Việt Tiến: Nhanh chóng xoay chuyển mô hình sản xuất kinh doanh, linh hoạt trong từng giai đoạn

Ngày 27/4, Tổng Công ty CP May Việt Tiến (May Việt Tiến) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Dự Đại hội có ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Chủ tịch HĐQT May Việt Tiến, ông Bùi Văn Tiến- Tổng Giám đốc May Việt Tiến và đại diện cổ đông của Tổng Công ty.

Năm 2023, nhu cầu hàng dệt may sụt giảm trên các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… và cả thị trường nội địa. May Việt Tiến tương tự các công ty trong ngành, phải ứng phó với nguồn hàng khan hiếm, đơn hàng nhỏ lẻ, kỹ thuật khó, đơn giá giảm, chi phí đầu vào và giá nhân công tăng, biến động lao động… Tuy nhiên, Tổng Công ty vẫn kết thúc năm với tổng doanh thu và lãi trước thuế tăng trưởng lần lượt 7% và 6% so với năm 2022, đồng thời hoàn thành kế hoạch năm. Về phương án phân phối lợi nhuận, May Việt Tiến dự kiến chia cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 25% (2.500 đồng/cp), cao hơn so với tỷ lệ 20% đã thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2023.

Theo Tổng Công ty, ngành dệt may Việt Nam nhìn thấy tín hiệu tốt hơn từ quý 1/2024, dù vậy năm 2024 dự báo thách thức chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc, liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may… Bên cạnh các yếu tố chiến tranh, lạm phát trên thế giới dẫn đến chi phí ngày càng tăng cao, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2024, May Việt Tiến lên kế hoạch công ty mẹ với tổng doanh thu 8.360 tỷ đồng và lãi trước thuế 200 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và 5% so với thực hiện 2023, thu nhập bình quân người lao động tăng 4%, lên 12 triệu đồng/người/tháng, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%.

Đối với thị trường xuất khẩu, Tổng Công ty sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá lại toàn diện thị trường, khách hàng, mặt hàng năm 2023 để đưa ra giải pháp cho kế hoạch năm 2024; tiếp tục tập trung vào 2 khách hàng lớn là Nike và Uniqlo; tìm kiếm thêm khách hàng xuất khẩu.

Với thị trường nội địa, đơn vị sẽ xây dựng phương án hoạt động để có hình thức kinh doanh mới trong năm 2024, mục tiêu giữ ổn định thị trường nội địa, giải phóng nhanh hàng tồn kho; rà soát đánh giá lại hệ thống cửa hàng, tạm dừng những cửa hàng hoạt động không hiệu quả để di chuyển qua địa điểm khác; tiếp tục áp dụng công nghệ RFID vào quản lý bán hàng và hàng tồn kho; phát triển sản phẩm mới mang thương hiệu TT_up; tái cấu trúc bán hàng online.

Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhận định về định hướng sắp tới của Việt Tiến: “Mô hình sản xuất hàng loạt, quy mô lớn, giá nguyên liệu rẻ, năng suất cao đã đi đến tận cùng và không còn phù hợp. Các đầu chuỗi, chủ nhãn hàng đang định vị loại hàng hóa này ở thị trường gia công là Bangladesh chứ không còn ở Việt Nam, do đó kéo giảm hiệu quả của May Việt Tiến. Hướng đi phải là nhanh chóng xoay chuyển mô hình sản xuất kinh doanh, linh hoạt trong từng giai đoạn. Quá trình dịch chuyển sẽ là từ sản xuất trực tiếp thành nhà quản trị chuỗi cung ứng…”.

 

Nguồn: https://vinatex.com.vn/may-viet-tien-nhanh-chong-xoay-chuyen-mo-hinh-san-xuat-kinh-doanh-linh-hoat-trong-tung-giai-doan/

Cùng chủ đề

Khai mạc chuỗi triển lãm thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam

Từ ngày 25-28/09/2024, tại TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc đồng thời 4 triển lãm chuyên ngành máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, da giày và hóa chất. Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày tại chuỗi triển lãm Chuỗi triển lãm trên tạo nên chuỗi cung ứng toàn diện thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam. Các triển lãm chuyên ngành này gồm: Triển lãm quốc tế về máy móc thiết...

Hoạch định chiến lược ‘nuôi’ thương hiệu thời trang Việt

Ông đánh giá như thế nào về việc xây dựng, định hình thương hiệu thời trang Việt trên thị trường quốc tế thời gian qua, nhìn từ góc độ doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước? Ông Vũ Đức Giang: Nhìn từ góc độ doanh nghiệp dệt may như Việt Tiến, May 10, An Phước..., phải khẳng định các doanh nghiệp đã có vị trí trong nước. Họ cũng đã có vị trí ở thị trường quốc...

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 7 tháng năm 2024 ước đạt 23,64 tỷ USD, tăng 4,58% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt hơn 18,4 tỷ USD tăng 3,97%, xuất khẩu...

Việt Nam và Italia còn nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực dệt may

Tại Hội thảo "ITALY MEETS VIETNAM: Kết nối Dệt may" diễn ra chiều 27/6, diễn giả đồng tình nhận định ngành dệt may Việt Nam và Italia còn nhiều cơ hội hợp tác. Hội thảo do Quỹ Tín dụng Quốc gia Italia (CDP) phối hợp với Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam (ICHAM) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại Sứ quán Italia tại Việt Nam. Sự kiện quy tụ hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam và Italia...

Lợi thế cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ ra sao?

Công ty chứng khoán Rồng Việt dẫn thông tin khảo sát của Hiệp hội thời trang Hoa Kỳ về lợi thế cạnh tranh, trong đó có hàng dệt may Việt Nam. Công ty chứng khoán Rồng Việt đưa ra thông tin, theo khảo sát của Hiệp hội thời trang Hoa Kỳ (USFIA) về so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các nước tại Mỹ với điểm số càng cao càng tốt. Hiện tại, ngành dệt may Việt Nam có tổng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Ninh sẽ thí điểm thời gian mở cửa khẩu Bắc Luân 2

Cửa khẩu Bắc Luân II (TP Móng Cái, Quảng Ninh) sẽ thí điểm mở cửa từ 7h-20h (theo giờ Việt Nam) trong 3 tháng; thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1/9/2024. Vừa qua, thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã tăng cường nhiều hoạt động hội đàm, trao đổi công tác với thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động thương mại qua các cặp cửa khẩu, lối mở trên...

‘Lớp võ không đồng’ cho trẻ em vùng biên giới Thừa Thiên Huế

Với mong muốn tạo môi trường lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh tại xã giáp biên Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong dịp hè, cán bộ Công an xã và các đoàn viên thanh niên xã mở lớp dạy võ miễn phí, thu hút đông đảo trẻ em trên địa bàn tham gia. Lớp võ 0 đồng do đại úy Nguyễn Viết Hùng trực tiếp giảng dạy thu hút rất đông trẻ...

Dạy chữ và tiếng Khmer cho học sinh khu vực biên giới biển

Lớp học chữ Khmer do Đồn Biên phòng Lai Hòa, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Phòng GD&ĐT địa phương và chùa Prey Chóp tổ chức. Bên cạnh việc chung tay giữ gìn, phát huy ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số, lớp học chữ đặc biệt này còn góp phần giúp học sinh vùng biên giới biển có thêm trải nghiệm, vui chơi bổ ích trong dịp nghỉ hè. Sau 2 tháng giảng dạy, ngày...

Chuyện người dân Xuân Khao 20 năm tái định cư ở vùng biên Ia Lốp, Đắk Lắk

Cách đây 20 năm, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng công trình trọng điểm quốc gia hồ Cửa Đạt (thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa), hơn 2.000 hộ dân phải di dời, tái định cư. Trong đó, 357 hộ dân với 1.861 nhân khẩu (chủ yếu là dân tộc Thái) ở xã Xuân Khao, huyện Thường Xuân đã đến lập nghiệp tại vùng kinh tế mới xã biên giới Ia Lốp, huyện Ea Súp,...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Khai mạc chuỗi triển lãm thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam

Từ ngày 25-28/09/2024, tại TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc đồng thời 4 triển lãm chuyên ngành máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, da giày và hóa chất. Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày tại chuỗi triển lãm Chuỗi triển lãm trên tạo nên chuỗi cung ứng toàn diện thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam. Các triển lãm chuyên ngành này gồm: Triển lãm quốc tế về máy móc thiết...

Hoạch định chiến lược ‘nuôi’ thương hiệu thời trang Việt

Ông đánh giá như thế nào về việc xây dựng, định hình thương hiệu thời trang Việt trên thị trường quốc tế thời gian qua, nhìn từ góc độ doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước? Ông Vũ Đức Giang: Nhìn từ góc độ doanh nghiệp dệt may như Việt Tiến, May 10, An Phước..., phải khẳng định các doanh nghiệp đã có vị trí trong nước. Họ cũng đã có vị trí ở thị trường quốc...

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 7 tháng năm 2024 ước đạt 23,64 tỷ USD, tăng 4,58% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt hơn 18,4 tỷ USD tăng 3,97%, xuất khẩu...

Việt Nam và Italia còn nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực dệt may

Tại Hội thảo "ITALY MEETS VIETNAM: Kết nối Dệt may" diễn ra chiều 27/6, diễn giả đồng tình nhận định ngành dệt may Việt Nam và Italia còn nhiều cơ hội hợp tác. Hội thảo do Quỹ Tín dụng Quốc gia Italia (CDP) phối hợp với Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam (ICHAM) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại Sứ quán Italia tại Việt Nam. Sự kiện quy tụ hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam và Italia...

Lợi thế cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ ra sao?

Công ty chứng khoán Rồng Việt dẫn thông tin khảo sát của Hiệp hội thời trang Hoa Kỳ về lợi thế cạnh tranh, trong đó có hàng dệt may Việt Nam. Công ty chứng khoán Rồng Việt đưa ra thông tin, theo khảo sát của Hiệp hội thời trang Hoa Kỳ (USFIA) về so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các nước tại Mỹ với điểm số càng cao càng tốt. Hiện tại, ngành dệt may Việt Nam có tổng...

Mới nhất

‘Lớp võ không đồng’ cho trẻ em vùng biên giới Thừa Thiên Huế

Với mong muốn tạo môi trường lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh tại xã giáp biên Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong dịp hè, cán bộ Công an xã và các đoàn viên thanh niên xã mở lớp dạy võ miễn phí, thu hút đông đảo trẻ em trên địa bàn tham...

Các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước ngày 31/10

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công...

Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới

Ngày 22/10, tại Hà Nội, Học viện Chính trị và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp với Tiểu ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại của Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự...

Khai trương bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Smart City

Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác...

M&A Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức

Những năm gần đây, các quỹ đầu tư tư nhân đã tiếp quản các doanh nghiệp lâu đời, quy mô lớn và dẫn dắt thị trường trong mảng kinh doanh đặc thù, họ cung cấp vốn tăng trưởng, công nghệ, trình độ quản trị và mở rộng hoạt động. Xu hướng này dự kiến tiếp tục khi ngày càng...

Mới nhất

Cần Thơ trong tôi