Trang chủKinh tếNông nghiệpChuyên gia bày cách biến hàng trăm triệu tấn chất thải chăn...

Chuyên gia bày cách biến hàng trăm triệu tấn chất thải chăn nuôi thành tài nguyên làm giàu cho nông dân


Chuyên gia bày cách biến 60 triệu tấn chăn nuôi thải ra mỗi năm thành tài nguyên làm giàu cho nông dân - Ảnh 1.

TS. Nguyễn Đức Trọng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh” sáng 22/10. Ảnh: Nguyễn Chương

Cần sự vào cuộc của Nhà nước, cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp…

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh” sáng 22/10, TS.Nguyễn Đức Trọng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay: Có thể nói chăn nuôi của chúng ta hiện nay phát triển tương đối tốt, tăng trưởng 5-6 %/năm, sản xuất khoảng trên 7 triệu tấn thịt. Tốc độ phát triển như thế nên cũng có những hệ lụy, đó là khó khăn trong việc tổ chức tiếp cận khoa học, xử lý chất thải, an toàn thực phẩm,…

Hàng năm ngành chăn nuôi Việt Nam thải ra môi trường một lượng lớn chất thải. Trong đó, giai đoạn 2018 – 2022, mỗi năm có trung bình trên 60 triệu tấn phân và trên 304 triệu m3 nước thải được thải ra từ các loại vật nuôi chính cần phải xử lý, tái sử dụng để giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường chăn nuôi. Để giải quyết khâu môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi hiện nay đang đòi hỏi đầu tư lớn về kinh phí, điều này gây khó khăn cho cả doanh nghiệp, người chăn nuôi và ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.

Chính vì vậy, theo ông Trọng, chúng ta cần có công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện của mình để phát triển được môi trường, an toàn chăn nuôi cùng với đó là có thể truy xuất được nguồn gốc, an toàn thì chăn nuôi mới có thể phát triển bền vững được. Để làm được điều này, từ Nhà nước, cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp phải cùng làm mới có thể phát triển bền vững.

Vậy làm sao để phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng xanh, thân thiện môi trường, TS. Trọng cho rằng, tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu ngành chăn nuôi phải hướng đến. 

Chưa nên đưa lĩnh vực chăn nuôi vào diện phải kiểm kê khí nhà kính

Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục thông tin, việc kiểm soát môi trường và khí phát thải chăn nuôi của Việt Nam là những vấn đề lớn và còn nhiều bất cập, do Việt Nam thuộc tốp những nước có mật độ chăn nuôi lớn nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có diện tích tự nhiên đứng thứ 66 thế giới, nhưng có số đầu lợn đứng thứ 6 và đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới… quy mô chăn nuôi nhỏ chiếm tỷ lệ cao; công nghệ xử lý chất thải tuy nhiều nhưng chưa hoàn thiện và phù hợp, nhất là ở các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ đang chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất. Hiện tại, đối với đàn vật nuôi ở Việt Nam, thịt lợn đang chiếm khoảng 62%, thịt gia cầm chiếm khoảng 28-29%, còn gia súc ăn cỏ chiếm trên 8%.

Theo số liệu thống kê năm 2022, Việt Nam có khoảng 8 triệu con trâu bò, 24,7 triệu con lợn và 380 triệu con gia cầm (GSO 2018-2023). Theo Chiến lược chăn nuôi được phê duyệt, năm 2030 Việt Nam sẽ có khoảng 10 triệu trâu bò, 30 triệu lợn và khoảng 670 triệu con gia cầm.

Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho thấy ngành chăn nuôi hàng năm thải ra khoảng 18,5 triệu tấn CO2e, chiếm 19% lượng phát thải trong nông nghiệp. Có 2 loại khí nhà kính (KNK) chủ yếu được phát thải từ chăn nuôi là khí mê tan (CH4) và khí Ôxít Nitơ (N2O). Theo tính toán của các nhà khoa học, 1 tấn khí CH4 gây hiệu ứng khí nhà kính tương đương với 28 tấn CO2 và 1 tấn khí N2O gây hiệu ứng khí nhà kính tương đương với 265 tấn CO2.

Phát thải KNK từ chăn nuôi bao gồm 2 nguồn chính: Đó là khí CH4 từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật.

TS. Nguyễn Đức Trọng cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến phát thải trong chăn nuôi như điện và năng lượng, quá trình hô hấp, tiêu hóa, chất thải của vật nuôi,… một số công nghệ áp dụng trong kiểm soát khí phát thải chăn nuôi như: Công nghệ và thiết bị kiểm soát chỉ số các bon trong các nhà máy chế biến TACN và chuồng trại cũng bắt đầu được khuyến cáo trong sản xuất ở VN; xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas, đệm lót sinh học nhằm giảm ô nhiễm môi trường và giảm khí phát thải nhà kính;… 

Cùng với đó, TS Trọng cũng thông tin về những quy định của pháp luật và chính sách quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi như: Luật Chăn nuôi, Luật Bảo vệ Môi trường, một số nghị định và quyết định trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon…

Ông Trọng cũng cho rằng, vấn đề trên cần phải được danh nghiệp, người chăn nuôi tự giác và chủ động thực hiện. Đồng thời, đây là vấn đề đòi hỏi công nghệ phù hợp và chi phí lớn, rất cần Nhà nước có chính sách hỗ trợ về đất đai cho chăn nuôi tập trung, tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến công nghệ phù hợp cho các loại hình chăn nuôi và có tín dụng ưu đãi cho người chăn nuôi vay đầu tư áp dụng công nghệ phù hợp, hiệu quả.

Bên cạnh đó, vì đây là vấn đề mới và lĩnh vực chăn nuôi trong nước đang còn gặp khó khăn, ông Trọng kiến nghị Nhà nước chưa nên đưa lĩnh vực chăn nuôi vào diện phải kiểm kê khí nhà kính, mà trước mắt trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2026, chỉ nên áp dụng hình thức khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát khí phát thải trong chăn nuôi.

Cuối cùng, trong thời gian này, TS. Trọng cho hay: Chúng ta cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên môn, hoàn thiện các công nghệ, chính sách để nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng các công nghệ trong xử lý chất thải, kiểm kê và kiểm soát khí nhà kính trong chăn nuôi, đảm bào đến khi Nhà nước đưa các cơ sở chăn nuôi vào diện phải kiểm kê khí nhà kính, thì mọi yếu tố đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Chuyên gia bày cách biến 60 triệu tấn chăn nuôi thải ra mỗi năm thành tài nguyên làm giàu cho nông dân - Ảnh 2.

Người dân tắm, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì (Hà Nội). Ảnh: TQ

Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới

Cùng chia sẻ về vấn đề này, TS.Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, hiện trên thế giới, các nước có ngành chăn nuôi phát triển phải kể đến như các nước Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, Newzeland,… Đây là những nước có lợi thế hơn Việt Nam nhiều. 

Bởi, họ có những cánh đồng cỏ lớn, họ quan tâm giảm phát thải CH4 nên các lĩnh vực chăn nuôi như bò, dê, cừu cũng phát triển lớn. Thậm chí, có những nước, đàn dê, cừu còn lớn hơn cả dân số của họ. Với nhiều nước, chăn nuôi là nơi họ tập trung các giải pháp giảm phát thải CH4.

Hiện có rất nhiều công nghệ để chăn nuôi giải phát thải như sử dụng chế phẩm vi sinh, a xít hữu cơ, cân bằng vi sinh trong cỏ, giảm CH4 xuống, tăng hiệu qủa chăn nuôi lên.

Ngoài ra, các nước Bắc Âu họ còn quay lại một giải pháp chăn nuôi mà cha ông ngày xưa vẫn làm nhưng có áp dụng thêm các giải pháp tiên tiến là trồng trọt gắn liền chăn nuôi mà ta hay gọi là chăn nuôi tuần hoàn, sinh thái, hữu cơ…

Với Việt Nam, ta thấy chăn nuôi tuần hoàn hữu cơ, tăng trưởng xanh của ta hiện mới đang ở giai đoạn tiếp cận nên còn cần phải hoàn thiện nhiều thứ từ cơ chế chính sách quy trình để người nông dân tiếp cận tốt hơn. Qua đó giúp bà con vừa xử lý được chất thải, vừa tận dụng được tài nguyên chất thải để quay vòng phục vụ trong chăn nuôi, trồng trọt… gia tăng thêm giá trị, thu nhập.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng mua sản phẩm hữu cơ, sinh thái thì phải bỏ tiền cao hơn, nên truy xuất nguồn gốc, nhãn mác sản phẩm để người tiêu dùng bỏ tiền nhiều hơn cũng là góp một phần bảo vệ môi trường.

“Muốn làm được những điều này, cần phải có sự phân biệt rõ để người tiêu dùng bình thường có thể biết sản phẩm này là hữu cơ, sản phẩm bình thường, đây là điều quan trọng để thúc đẩy các chăn nuôi bền vững hơn. Tăng cường chăn nuôi bền vững, thân thiện môi trường và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi”, ông Tống Xuân Chinh thông tin.





Nguồn: https://danviet.vn/chuyen-gia-bay-cach-bien-hang-tram-trieu-tan-chat-thai-chan-nuoi-thanh-tai-nguyen-lam-giau-cho-nong-dan-20241022121922436.htm

Cùng chủ đề

Nuôi gà kiểu mới: Không kháng sinh, cho gà tắm nắng, chạy nhảy

Chăn nuôi gia cầm theo phương pháp đảm bảo phúc lợi cho vật nuôi đang trở thành xu hướng những năm gần đây, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Dự án Farm Champion của Thái Lan là một mô hình như thế.Nhằm nâng cao tiêu chuẩn chăn nuôi gà, Tổ chức Bảo vệ động vật...

Giải bài toán lớn nhờ chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ

THÁI NGUYÊN Chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ giúp người dân trên địa bàn huyện Phú Bình hạn chế thấp nhất...

Làm mô hình vườn-ao-chuồng-VAC quy mô lớn, vợ chồng anh nông dân Thái Nguyên thu 2 tỷ/năm

Vay tiền ngân hàng đầu tư trang trại chăn nuôiVốn quê gốc ở Quảng Ninh, sau khi gặp vợ ở Hàn Quốc, do hợp duyên nên anh Chung và vợ kết hôn, đến năm 2016 thì hai vợ chồng về nước và quyết định phát triển...

Cánh chim đầu đàn làm nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Trị

Đóng vai trò là doanh nghiệp 'đầu kéo', Công ty Thương mại Quảng Trị đang từng bước hoàn thiện quy trình tuần...

Hà Nội di dời chăn nuôi ra khỏi nội đô, còn 450 hộ chưa di dời được, khó ở đâu?

Ngày 21/6, Sở NNPTNT Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết 02/2020 của HĐND thành phố Hà Nội và triển khai công tác chăn nuôi.Theo Sở NNPTNT Hà Nội, trước khi triển khai thực hiện Nghị quyết 02 về việc không được phép...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẩn trương hoàn trả 37 tỷ đồng học phí thu sai quy định tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

Ngày 22/10, tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Bình Dương, vấn đề được nhiều cơ quan báo chí quan tâm là việc thu sai học phí...

Hai trường đại học đang khẩn trương thu hồi bằng của ông Vương Tấn Việt

Ngay sau khi có thông tin từ Bộ GDĐT về kết quả xác định ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và ông Vương Tấn Việt cũng đã thừa nhận...

Bão Trà Mi được dự báo giật tới cấp 12, bao giờ vào biển Đông thành bão số 6?

Bão Trà Mi mạnh cấp mấy, bao giờ bão Trà Mi vào biển ĐôngTheo bản tin bão Trà Mi - bão Kristine mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA), vào hồi 4 giờ ngày 22/10, vị trí...

Bài đọc nhiều

Nuôi lươn không bùn, con đặc sản đang tăng giá tốt ở Kiên Giang, sao ông bán lươn giống nói câu này?

Tại tỉnh Kiên Giang, nhiều người nuôi lươn cho biết: Với giá lươn hiện tại đảm bảo người nuôi có lãi nhưng vẫn cân nhắc trong việc đầu tư thả nuôi nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu.Là một trong những hộ đầu tiên áp...

Nuôi cá mú to bự ở hòn đảo rộng hơn 27m2 ở Kiêng Giang, ông tỷ phú nông dân thu 1-2 tỷ/năm

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh...

Bão Trà Mi được dự báo giật tới cấp 12, bao giờ vào biển Đông thành bão số 6?

Bão Trà Mi mạnh cấp mấy, bao giờ bão Trà Mi vào biển ĐôngTheo bản tin bão Trà Mi - bão Kristine mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA), vào hồi 4 giờ ngày 22/10, vị trí...

Hội Nông dân TP HCM đưa nông dân sang Nhật Bản học cách làm nông nghiệp công nghệ cao

Hôm nay (21/10), đoàn công tác Hội Nông dân TP.HCM do bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh - Phó chủ tịch Hội Nông dân Thành phố dẫn đoàn đã đến thăm Bảo tàng nghệ thuật cây cảnh Omiya (Omiya Bonsai Museum) tại Nhật Bản.Dự kiến trong những...

Tam Đường (Lai Châu): Khơi dậy tinh thần vươn lên thoát nghèo trong đồng bào DTTS

Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có 13 xã, thị trấn, với hơn 12.500 hộ. Xác định mục tiêu giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, Đảng bộ, chính quyền huyện đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và Nhân dân cùng tham gia vào chương trình giảm nghèo. Đồng thời, huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức xây dựng...

Cùng chuyên mục

Đưa hồng không hạt trở thành cây trồng chủ lực ở xã Chí Cà

Theo kinh nghiệm của bà con nông dân trồng hồng không hạt ở xã Chí Cà, để có được quả hồng ngâm ngon, giòn thì việc thu hái và ngâm nước là hết sức quan trọng. Quả hồng sau khi được hái từ trên cây xuống đảm bảo không được trầy xước nếu không khi ngâm sẽ bị hỏng. Quả hồng tươi sẽ được ngâm vào nước ấm tỷ lệ phù hợp, sau 2 ngày thay nước...

Bão Trà Mi được dự báo giật tới cấp 12, bao giờ vào biển Đông thành bão số 6?

Bão Trà Mi mạnh cấp mấy, bao giờ bão Trà Mi vào biển ĐôngTheo bản tin bão Trà Mi - bão Kristine mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA), vào hồi 4 giờ ngày 22/10, vị trí...

Rau má đồng xưa là rau dại, ai ngờ rau giàu đạm thế, trồng thành công ở Kiên Giang, dân thành tỷ phú

Năm 2013, nhận thấy rau má đồng dễ trồng lại ổn định đầu ra, ông Đẹp mạnh dạn chuyển đổi 3.000m2 đất trồng lúa sang chuyên canh rau má.Theo ông Đẹp, rau má dễ trồng trên đất ruộng, ít sâu bệnh, đỡ tốn công chăm sóc...

Một ông Giám đốc ở Hà Tĩnh được vinh danh tại sự kiện “Ngôi sao Hợp tác xã” năm 2024

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm truyền thốngHTX Nông nghiệp Thống Nhất Xuân Lam (gọi tắt là HTX) có tiền thân từ việc sáp nhập của 2 HTX: HTX Xuân Minh và HTX Xuân Dương vào năm 1962. Năm 2016, HTX chuyển đổi hoạt động theo...

Huyện Văn Chấn xây dựng nông thôn mới, thu nhập tốt hơn từ sản xuất nông nghiệp, du lịch

Kết quả trong xây dựng nông thôn mớiThực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện Văn Chấn đã có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới và địa phương đang tiếp tục thực hiện xây dựng các...

Mới nhất

Quốc hội thảo luận sửa đổi Luật Dược

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, sáng 22/10, Quốc hội đã nghe báo cáo và báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách năm 2024, dự toán ngân sách và kế hoạch tài chính năm 2025;  nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi,...

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La

(Bqp.vn) - Sáng 22/10, tại Sơn La, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.Dự buổi làm việc có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc...

Nam thanh niên bị lũ cuốn trôi và vùi lấp ở Cao Bằng được cứu sống ngoạn mục

Ngày 22/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin về tình hình điều trị cho nạn...

Một viên thuốc được qua bao nhiêu tầng trung gian, tỷ lệ lợi nhuận thế nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội chỉ rõ việc thiếu quy định về quản lý giá thuốc tại các tầng trung gian. Vì vậy chưa có quy định cụ thể một viên thuốc có tỷ lệ lợi nhuận cho phép là bao nhiêu. Thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau...

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không? Các biện pháp ổn định nhịp tim

Nhịp tim cao hay thấp do nhiều nguyên nhân. Việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng để có hướng điều trị phù hợp, tránh nguy hiểm cho người bệnh. Nếu bạn không...

Mới nhất