Trang chủSự kiệnTổng Bí thư Tô Lâm: Gỡ điểm nghẽn thể chế để không...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực; trong đó, thể chế là ‘điểm nghẽn của điểm nghẽn’.
Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển - Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV – ẢNh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, bên cạnh điểm lại những mặt làm được của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tổng Bí thư Tô Lâm thẳng thắn nhìn nhận:

“Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi.

Các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân”.

Gỡ nhanh nhất điểm nghẽn quy định pháp luật

Tổng Bí thư cũng đánh giá hiện nay thủ tục hành chính còn rườm rà, dịch vụ công chưa thuận tiện, thông suốt; phân cấp, phân quyền chưa triệt để, chưa rõ trách nhiệm.

Bộ máy hành chính còn cồng kềnh, chồng lấn, chưa thực sự hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Từ thực tế trên, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị mạnh mẽ chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm: “Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm.

Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài.

Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội; luật hóa các quy định của nghị định và thông tư”.

Cùng với đó đổi mới quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật. Bám sát thực tiễn, đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Không nóng vội, nhưng cũng không cầu toàn, để mất thời cơ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát và lãng phí các nguồn lực; chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật.

Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng các phó chủ tịch Quốc hội tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường – Ảnh: TTXVN

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để

Tổng Bí thư cũng đề nghị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Cùng với đó cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật; siết chặt kỷ luật kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu; kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm.

Chủ động, tích cực, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới, nhất là những vấn đề liên quan đến Cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… tạo khung khổ pháp lý để thực hiện thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, tạo đột phá cho phát triển đất nước những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư yêu cầu thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Cần sớm nghiên cứu xác định rõ phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn, tránh trùng giẫm với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác gây lãng phí.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát văn bản pháp luật; chú trọng theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Đổi mới quy trình quyết định về ngân sách nhà nước bảo đảm thực chất, đi đôi với giám sát việc thực hiện ngân sách, từng bước thay thế việc ban hành các nghị quyết bằng các đạo luật về tài chính, ngân sách.

Ngoài ra đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội.

“Hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải đúng vai, thuộc bài và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ giữa các cơ quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm chặt chẽ, hài hòa trong quy trình quản trị quốc gia”, Tổng Bí thư đề nghị.

Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển - Ảnh 4.

Dữ liệu: Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên khai mạc Quốc hội ngày 21-10 – Tổng hợp: NGỌC AN – Đồ họa: T.ĐẠT

Cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Báo cáo trong ngày đầu Quốc hội họp, liên quan phát triển kinh tế – xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết từ nay đến cuối năm Chính phủ định hướng giữ đà, nhịp phát triển, thúc đẩy tăng trưởng để đạt và vượt 15 chỉ tiêu.

Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia đi đôi với phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển - Ảnh 1.

Chiều 21-10 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Lương Cường – ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa XV – giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026 – Ảnh: BAOCHINHPHU

* Đại biểu TRẦN HOÀNG NGÂN (TP.HCM):

Kỳ vọng tăng trưởng GDP đạt trên 7%

Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển - Ảnh 2.

 

Tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên 7% trong năm nay rất khả thi. Bởi trong 9 tháng đầu năm công nghiệp, công nghệ chế biến, chế tạo tăng trưởng tốt (trên 8%); tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng 8,8%.

Đồng thời động lực về xuất khẩu cũng tăng cao (trên 15%) và đầu tư cũng tăng, trong đó là vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, giải ngân cao nhất trong 5 năm qua.

Tổng vốn đầu tư cũng tăng. Có thể nói, chúng ta có đầy đủ tiền đề để phát triển, đạt mục tiêu 7% trong năm 2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã thổi được một niềm tin, động lực, khát vọng mà ai cũng biết rằng phải bước vào một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cùng với đó, khẳng định được vị trí, thương hiệu của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể khẳng định chúng ta đủ cơ sở để bước vào kỷ nguyên mới, và một trong những tiền đề quan trọng cần có là kết nối hạ tầng cùng thể chế.

Về thể chế, lần này Quốc hội đưa ra 31 dự án luật, dự thảo nghị quyết để thảo luận; trong đó Quốc hội sẽ xem xét, phấn đấu thông qua 18 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.

Việc này để tạo nền tảng về thể chế và không chỉ nền tảng thể chế về kinh tế thị trường mà còn là thể chế về văn hóa, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Bởi hiện nay chúng ta nói nhiều đến 3 đột phá chiến lược là đột phá về hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực. Đây là 3 đột phá giúp chúng ta phát triển, nhưng đột phá thứ 4 giúp chúng ta tăng tốc đó là về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

* Đại biểu Trịnh Xuân An (ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội):

Tôi tin tưởng tân Chủ tịch nước tạo nên sức mạnh mới

Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển - Ảnh 2.

 

Tân Chủ tịch nước Lương Cường được đào tạo bài bản, rèn luyện và kinh qua rất nhiều vị trí công tác và từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực quân sự – quốc phòng.

Khi giữ vị trí Thường trực Ban Bí thư, đại tướng Lương Cường cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Với kinh nghiệm tích lũy được, tôi tin tưởng tân Chủ tịch nước sẽ phát huy được năng lực, tạo nên sức mạnh, điểm tựa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; hoàn thành xuất sắc trách nhiệm cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đó là thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-to-lam-go-diem-nghen-the-che-de-khong-lo-thoi-co-phat-trien-20241022075341728.htm

Cùng chủ đề

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) BUỔI SÁNG - Từ 7 giờ 15 phút: Các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và...

Họp Quốc hội: Báo cáo về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025

Trong phiên họp ngày 22/10, Quốc hội nghe trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025...   Ngày 22/10, Quốc hội nghe trình bày thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và thảo luận về một số dự thảo Luật. Cụ thể, trong phiên buổi sáng, Quốc hội...

Kiến nghị dành nguồn lực hỗ trợ nhân dân phục hồi sản xuất, ổn định đời sống sau bão lũ

VTV.vn - Cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng cơn bão số 3 gây ra thiệt hại rất lớn cho 26 tỉnh thành, đời sống của nhân dân sẽ khó khăn hơn, nguy cơ tái nghèo cao. Cử tri và nhân dân đau xót trước sự tàn phá nặng nề của thiên tai Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Kỳ vọng vào những đột phá để tháo gỡ khó khăn thực tiễn

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 21/10/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) NDO - Sau Hội nghị Trung ương 10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra với những nhiệm vụ đặc biệt, không chỉ về khối lượng công việc lớn, đặc biệt là trong công tác lập pháp, mà còn ở sự đổi mới trong tinh thần xây dựng luật. Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng những đổi mới...

Quá trình công tác của Chủ tịch nước Lương Cường

Ông Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa 15 ngày 21.10. Nghị quyết về việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước được Quốc hội thông qua với 440/440 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Thanhnien.vn

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhập viện cấp cứu vì ăn quá nhiều trái vả chín

Mới đây, khoa nội soi tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam 38 tuổi được chuyển đến từ Bệnh viện huyện Bắc Quang, Hà Giang. Hai tuần nay bệnh nhân thấy đau bụng và khó tiêu, nội soi dạ dày ở tuyến trước thấy khối dị vật là bã thức ăn ứ đọng nhưng...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển

* Đại biểu TRẦN HOÀNG NGÂN (TP.HCM):Kỳ vọng tăng trưởng GDP đạt trên 7%Tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên 7% trong năm nay rất khả thi. Bởi trong 9 tháng đầu năm công nghiệp, công nghệ...

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc

Tân Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao phó.   Tân Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu - Ảnh: GIA HÂN Chiều 21-10, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bầu Thường trực Ban Bí thư - Đại tướng Lương Cường...

Tin tức sáng 22-10: Công ty bảo hiểm báo lỗ do bão Yagi

Nguồn: https://tuoitre.vn/tin-tuc-sang-22-10-cong-ty-bao-hiem-bao-lo-do-bao-yagi-20241021165656837.htm

Chính phủ lý giải không ưu tiên thu hút tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Phối cảnh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam - Ảnh minh họa AI Nhấn mạnh sự cần thiết đầu tư, Chính phủ cho rằng việc triển khai dự án để hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển hạ tầng giao thông hiện đại, với đường...

Bài đọc nhiều

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam phải là “công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước”

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chất chiến lược để phát triển hạ tầng đất nước và là công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, hướng tuyến "thẳng nhất có thể"Bộ GTVT vừa có văn bản phản hồi những nội dung...

Tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

(VTC News) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, sớm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Sáng 20/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Báo điện tử VTC News trân trọng...

Thủ tướng: Biến mọi khó khăn thành cơ hội bứt phá, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng kêu gọi biến mọi khó khăn, thách thức thành cơ hội bứt phá, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để đưa đất nước tự tin, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 của Quốc hội sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, dự kiến kế...

Người giàu nhất thế giới Elon Musk không tiếc tiền giúp ông Trump tái đắc cử

Tỷ phú Elon Musk cam kết tặng 1 triệu USD/ngày cho bất kỳ ai ký vào bản kiến nghị trực tuyến của ông từ giờ cho tới khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra. Elon Musk. Ảnh: EPA Việc tặng quà này là một phần trong nỗ lực của người giàu nhất thế giới nhằm giúp cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp diễn ra.  Theo The Hill và Sky News, ông chủ Tesla...

Đại tướng Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu Thường trực Ban Bí thư-Đại tướng Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, với 100% đại biểu có mặt tán thành. Chiều 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thực hiện quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.  Theo đó, Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sáng 21.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, tạo tiền đề, chuẩn...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới: Quy tụ để phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ ý kiến nhân dịp tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra từ 16-18/10.   Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế....

Kinh tế – xã hội phát triển tích cực

Theo báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội năm 2024 tại Phiên họp thứ 8, quốc hội khóa XV thì năm nay, mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tuy nhiên kinh tế xã hội đã có những bước phát triển tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Đây cũng...

Ông Trump, bà Harris giằng co quyết liệt ở loạt bang chiến trường

(Dân trí) - Hai ứng viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump đang trong cuộc đua quyết liệt tại 7 bang chiến trường trước ngày bầu cử.   Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: SCMP).   Một cuộc khảo sát của Washington Post/Schar School vào ngày 21/10 cho thấy ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris dẫn trước ở Georgia với tỷ lệ 51-47, trong khi ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump...

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) BUỔI SÁNG - Từ 7 giờ 15 phút: Các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và...

Mới nhất

Lãnh đạo Nicaragua chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

Tổng thống Nicaragua Ortega và Phó Tổng thống Murillo chúc mừng Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.   Ngày 21/10 theo giờ địa phương, Chủ tịch Đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Sandino (FSLN), Tổng thống Nicaragua Daniel...

Năng lượng là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào

Chiều 21/10, tiếp Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ đặc biệt Việt Nam –Lào.   Vnews

Hướng tới bền vững và hội nhập

(TN&MT) - Đại diện cơ quan quản lý thị trường vốn của 10 quốc gia thành viên ASEAN đã cùng nhau thúc đẩy mục tiêu chung là thiết lập các thị trường vốn sâu rộng và hội nhập. ...

Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn đến năm 2045

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1009/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2045. Điều chỉnh Quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn đến năm 2045. Ảnh: Internet. Theo đó, phạm vi Khu kinh...

Mới nhất

Cà phê nhặt rác