Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVẫn còn nhiều bỡ ngỡ

Vẫn còn nhiều bỡ ngỡ


PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHƯA HỢP LÝ

Giáo viên (GV) Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), đánh giá: Các yếu tố tình huống thực tế được đưa ra trong sách giáo khoa chưa thật sự thực tế. Chẳng hạn, sách toán lớp 12 bộ Kết nối tri thức tập 2, ở nội dung bài tập 5.18 (trang 49) có đưa ra tình huống đầu đạn được bắn ra chuyển động theo quỹ đạo thẳng. Các tiết hoạt động trải nghiệm chưa thật sự phát huy được những mục tiêu đặt ra, các tình huống thực tế chỉ “nằm trên giấy”, chưa thể đánh giá được mức độ vận dụng của học sinh (HS). Các kỳ thi, kiểm tra môn tiếng Anh vẫn chỉ kiểm tra khả năng đọc, viết hoặc nghe, nên kỹ năng nói của HS còn yếu.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Vẫn còn nhiều bỡ ngỡ- Ảnh 1.

Chương trình mới, phương pháp dạy học mới đòi hỏi thời gian để giáo viên và học sinh thích nghi, triển khai đúng cách

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Về phân bố thời lượng, cấu trúc, đơn vị kiến thức chưa hợp lý. Môn toán ở khối 11 khá “dày và nặng”. Chương thống kê ở lớp 11 nên đưa qua lớp 12 sẽ hợp lý hơn. Các kiến thức tổng hiệu hai vectơ, phép tính lôgarit… được sử dụng trong môn vật lý nhưng phân phối chương trình lại chưa đồng bộ dẫn đến HS muốn học vật lý phải tự bổ sung kiến thức.

Theo thầy Chính, môn toán là bắt buộc, các môn vật lý, hóa học, sinh học là môn tự chọn, dẫn đến việc HS không chọn học các môn tự nhiên sẽ gặp khó khăn ở một số bài toán trong sách giáo khoa có liên quan đến kiến thức liên môn. Đơn cử sách toán lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức tập 1, bài tập 1.13 trang 21 có giới thiệu “Trong vật lý, phương trình tổng quát của một vật dao động điều hòa” và “sử dụng công thức biến đổi tổng thành tích để tìm biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp”. Cách giới thiệu này không sai nhưng hơi “vội vã”, nếu HS không chọn tổ hợp có môn vật lý thì cũng chẳng biết gì ngoài việc áp dụng công thức để tìm ra đáp số.

Còn thầy Trần Văn Toàn, nguyên tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM), cho rằng chương trình mới tập trung vào việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn nhưng HS thường gặp khó khăn khi phải chuyển từ lý thuyết sang ứng dụng thực tế, do chưa có nhiều trải nghiệm hoặc hiểu biết sâu về các tình huống thực tế. Bên cạnh đó, chương trình mới yêu cầu sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau ngoài sách giáo khoa nhưng tài liệu tham khảo chưa đủ đa dạng hoặc chưa được cập nhật kịp thời để hỗ trợ HS.

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CHƯA THÍCH NGHI

Cũng theo thầy Trần Văn Toàn, nhiều GV còn đang trong quá trình làm quen với chương trình mới, do đó chưa thể hướng dẫn hiệu quả cho HS. Việc chuyển đổi sang các phương pháp dạy học hiện nay đòi hỏi thời gian để thích nghi và triển khai đúng cách. Chương trình 2018 yêu cầu HS tự tìm hiểu và phát hiện vấn đề, thay vì chỉ nghe giảng và ghi nhớ. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong cách tư duy và học tập, nhưng nhiều HS vẫn chưa thích nghi được với phương pháp học chủ động.

Ở chương trình mới, theo thầy Toàn, việc kiểm tra đánh giá đã có những thay đổi lớn về hình thức và nội dung với việc áp dụng 3 dạng thức trắc nghiệm. Đây là một bước tiến để đánh giá toàn diện hơn năng lực của HS nên đòi hỏi cả GV và HS phải thích nghi với nhiều thách thức mới về kỹ năng giảng dạy, học tập và đánh giá.

“Việc chuyển từ chương trình cũ sang chương trình mới diễn ra nhanh chóng khiến cả HS lẫn GV chưa có đủ thời gian để thích nghi. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả. Những khó khăn trên đòi hỏi sự điều chỉnh linh hoạt trong cách dạy và học cùng với sự hỗ trợ tốt hơn từ GV và các nguồn tài liệu để HS có thể vượt qua và phát triển toàn diện theo chương trình mới”, thầy Toàn nhận định.

KIỂU “LUYỆN ĐỀ – QUEN TAY” SẼ KHÔNG CÒN PHÙ HỢP

Nhiều GV cho hay đổi mới giáo dục đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 hướng đến đánh giá năng lực thay vì chỉ kiểm tra kiến thức thuần túy đang đến rất gần. Để đáp ứng mục tiêu này, GV cần thay đổi phương pháp dạy học và đánh giá, giúp HS không chỉ hiểu bài mà còn làm quen với các dạng câu hỏi, cấu trúc đề thi mới.

Thầy Phạm Lê Thanh, GV Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM), cho rằng GV cần xây dựng lộ trình ôn tập rõ ràng và tập trung vào phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Thay vì chỉ yêu cầu HS ghi nhớ lý thuyết, GV cần khuyến khích các em tư duy phản biện và áp dụng kiến thức vào thực tế. Việc phát triển năng lực này cần được tích hợp vào suốt quá trình học, qua các dự án học tập và thực hành, thí nghiệm. Điều này không chỉ giúp HS hiểu rõ bản chất kiến thức mà còn làm quen với cấu trúc đề thi, từ đó tránh lạc hướng và quá tải với những nội dung không cần thiết.

Về kiểm tra đánh giá, thầy Thanh cho hay cần đánh giá liên tục khả năng của HS trong quá trình học tập, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy và ôn tập phù hợp. “Việc này không cần tạo áp lực qua những bài kiểm tra nặng nề, thay vào đó GV có thể sử dụng các hình thức đánh giá nhẹ nhàng hơn như bài tập tình huống, thảo luận, hoặc dự án nhóm. Điều quan trọng là giúp HS hiểu các em đang ở đâu và cần cải thiện những gì để tiến bộ”, thầy Thanh nhận định.

Theo thầy Thanh, GV cần có cái nhìn bao quát, không nên chỉ cho HS làm bài kiểm tra giấy mà cần bao gồm cả quá trình học tập, các hoạt động tương tác dạy và học, đánh giá vì sự tiến bộ của các em. Bộ GD-ĐT hiện đang thực hiện chính sách kết hợp giữa đánh giá quá trình (50%) và kết quả thi (50%), tạo động lực cho các trường thực hiện đúng tinh thần phát triển năng lực toàn diện.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Vẫn còn nhiều bỡ ngỡ- Ảnh 2.

Việc kiểm tra đánh giá có những thay đổi lớn trong chương trình giáo dục mới

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

“Để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới, GV không chỉ đổi mới trong cách dạy học mà còn trong cách tiếp cận và đồng hành với HS. Sự kết hợp giữa giảng dạy, đánh giá quá trình và chuẩn bị theo cấu trúc đề thi sẽ giúp HS thích nghi tốt với kỳ thi mới, đồng thời phát triển các năng lực cần thiết để thành công trong học tập và cuộc sống”, GV Phạm Lê Thanh bày tỏ.

Thầy Thanh cũng nhấn mạnh GV trong bối cảnh dạy học phát triển năng lực cần xóa đi “đường xưa lối cũ” với những bài tập tính toán hóc búa, những bài toán phức tạp nhưng không có ý nghĩa thực tế trong việc đánh giá năng lực HS.

Với nội dung kiến thức môn học dàn trải trên diện rộng được quy định trong yêu cầu cần đạt thì ngữ liệu đề thi rất đa dạng chiều hướng khai thác và tiếp cận nên việc dạy học theo kiểu “luyện đề – quen tay” sẽ không còn phù hợp. GV và HS rất khó đoán được dạng bài tập trong đề thi, nên ngoài việc cung cấp kiến thức, GV cần giúp HS nắm vững kỹ năng làm bài thi như cách đọc hiểu đề, phân tích câu hỏi và cách phân bố thời gian làm bài hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng khi đề thi có sự thay đổi trong định dạng câu hỏi, từ đó giúp HS không bị bỡ ngỡ trước các dạng câu hỏi mới.

Để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới, giáo viên không chỉ đổi mới trong cách dạy học mà còn trong cách tiếp cận và đồng hành với học sinh.

Giáo viên Phạm Lê Thanh (Trường THPT Nguyễn Hiền, Q.11, TP.HCM)

Nhiều hệ lụy từ việc “cuốn chiếu nhảy bước”

Theo thầy Lâm Vũ Công Chính, với HS chỉ học chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT thì việc “cuốn chiếu nhảy bước” dẫn đến nhiều hệ lụy. Chẳng hạn với lớp 12 hiện nay, chỉ mới áp dụng chương trình 2018 được 3 năm nên phải “gồng mình” tự bổ sung kiến thức do một số kiến thức của lớp 12 chương trình cũ đã chuyển xuống lớp 9 chương trình mới (nhưng các HS này chưa được học). Ví dụ, chương hình nón, hình trụ, hình cầu không nằm trong sách giáo khoa lớp 12 chương trình mới nhưng các câu hỏi trong sách giáo khoa vẫn có kiến thức liên quan, buộc GV và HS “tự thêm vào”, dẫn tới nội dung bài học nhiều hơn, phải dùng các tiết tăng cường để “phụ đạo”. Cách trình bày nội dung bài học có vẻ “giảm tải” nhưng lại được nhắc tới ở phần bài tập, khiến người học cảm thấy mạch kiến thức bị gãy khúc.




Nguồn: https://thanhnien.vn/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018-van-con-nhieu-bo-ngo-185241021225119818.htm

Cùng chủ đề

64 tài xế tranh tài, khoe kỹ năng lái xe buýt giỏi, an toàn

Bà Trần Thị Phương Thảo, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội cho biết: "Sau 2 năm tổ chức hội thi, chúng tôi nhận thấy tinh thần trách nhiệm của người lái xe buýt tại các đơn vị vận hành dần được nâng cao, thể hiện qua việc tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ; Văn minh, lịch sự, thân thiện trong giao tiếp với hành khách; Lái...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh vẻ đẹp Việt với tà áo dài

Không chỉ là một bộ trang phục hiện hữu cho vẻ đẹp truyền thống, áo dài còn giúp tôn lên nét thanh lịch và vẻ kiêu sa của người phụ nữ.   Duyên dáng trong thước vải mềm mại, tà áo dài toát lên khí chất đài các, thanh tao trong hình ảnh nền nã. Diện áo dài vào những dịp đặc biệt như ngày lễ, ngày tết... thì nàng càng trở nên rực rỡ và khí chất. Màu tím là một...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt không hợp pháp, khẩn trương thu hồi

Tối 21-10, theo báo Giáo dục và Thời đại (Bộ Giáo dục và Đào tạo), thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp...

Nhóm bạn trẻ tạo công cụ hỗ trợ học tiếng Anh miễn phí

Skillseed là dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi nhóm học sinh đến từ trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam với mục đích đưa trí tuệ nhân tạo (AI) đến gần hơn với học sinh,...

Thông tin mới nhất từ Bộ GDĐT

Thời gian qua, Bộ GDĐT đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp luật.Kết quả...

Cùng chuyên mục

Chàng trai Bắc Giang thôi công việc ổn định, thi lại vào sư phạm đạt 29,45 điểm

Nhận ra niềm khao khát được đứng trên bục giảng, trở thành giáo viên dạy Văn, Thành quyết định từ bỏ công việc mình đã làm 3 năm qua để thi lại đại học sư phạm. Phạm Văn Thành, sinh năm 1998, vừa trở thành tân sinh viên ngành Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Đây là lần thứ hai chàng trai quê Bắc Giang nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp...

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt không hợp pháp, khẩn trương thu hồi

Tối 21-10, theo báo Giáo dục và Thời đại (Bộ Giáo dục và Đào tạo), thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp...

Ông Vương Tấn Việt sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp

Bộ GD-ĐT xác định ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và ông Việt cũng đã thừa nhận việc này. Bộ GD-ĐT vừa thông tin về kết quả xử lý văn bằng của ông Vương Tấn Việt. Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian qua, Bộ đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh...

Ông Vương Tấn Việt dùng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không hợp pháp

Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp luật.Kết quả xác định ông Vương Tấn Việt đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và ông Vương Tấn Việt cũng đã thừa...

Thông tin mới nhất từ Bộ GDĐT

Thời gian qua, Bộ GDĐT đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp luật.Kết quả...

Mới nhất

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Một công chúa nước Lào giúp vua Lê Thánh Tông huấn luyện voi đánh giặc, dân đền thờ ở Ninh Bình

Biểu tượng tình hữu nghị Việt-LàoĐền Thượng Thái Sơn thuộc địa phận thôn Thái Sơn (xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), hiện đang...

Ngân hàng rao bán biệt thự xây thô kèm cây sung, đu đủ… ở Hà Nội giá hơn 99 tỷ

Biệt thự xây thô gồm 400m2 đất ở và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất là nhà 3 tầng, 1 tum địa chỉ tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, được ngân hàng rao bán hơn 99 tỷ đồng. Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Hai Bà Trưng (VietinBank Hai Bà Trưng) vừa thông báo...

Rụng tóc uống vitamin gì và lời khuyên từ chuyên gia

Rất nhiều yếu tố có liên quan đến tình trạng rụng tóc, trong đó bao gồm chế độ thiếu hụt dưỡng chất. Vậy rụng tóc uống vitamin gì và cần lưu ý những điều...

Mới nhất