Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChú trọng phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn khu...

Chú trọng phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn khu công nghiệp


Hiện cả nước có 184 đơn vị cấp huyện thuộc địa bàn đô thị từ loại I đến loại III. Trong khi đó, cả nước có 431 khu công nghiệp được thành lập thuộc 59 tỉnh, thành phố, tạo việc làm cho khoảng 4,16 triệu lao động trực tiếp. Các khu công nghiệp đang hoạt động ở 221 đơn vị cấp huyện và quy hoạch phát triển giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2030 phần lớn đều tập trung ở địa bàn các đô thị nêu trên, là nơi tập trung nhiều lao động và có nhu cầu cao về dịch vụ giáo dục mầm non, nhu cầu gửi trẻ của công nhân ngày càng tăng.

Chuyển biến nhưng chưa đáp ứng yêu cầu

Phó Vụ trưởng Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hoàng Thị Dinh cho biết, tại 221 đơn vị cấp huyện có khu công nghiệp, có 13.137 cơ sở giáo dục mầm non (3.612 trường công lập, 1.770 trường ngoài công lập và 7.755 cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục). Các cơ sở giáo dục mầm non huy động được hơn 1,8 triệu trẻ em đến lớp; trong đó, tỷ lệ trẻ em là con công nhân làm việc tại các khu công nghiệp chiếm khoảng 21,5%. Trong đó, với đặc điểm tổ chức hoạt động linh hoạt về thời gian nhận, trả trẻ, học phí phù hợp nhu cầu của người lao động thu nhập thấp, địa điểm gần nơi ở trọ của công nhân, các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục là lựa chọn của phần đông công nhân nhập cư làm việc tại khu công nghiệp.

Những địa bàn tập trung đông dân cư, nơi có khu công nghiệp phát triển, đã có nhiều đề án, chính sách thúc đẩy đầu tư, huy động nguồn lực phát triển giáo dục mầm non, cơ bản đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, góp phần giảm bớt khó khăn đối với công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, bảo đảm chất lượng giáo dục mầm non.

Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh Lương Thị Biển chia sẻ, toàn tỉnh có 12 khu công nghiệp và 25 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng số hơn 294 nghìn lao động. Trong số 177 trường mầm non và 220 cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục của tỉnh nuôi dạy 97.243 trẻ mầm non, trong đó 25.132 trẻ là con công nhân. Nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn khu công nghiệp đã được tỉnh ban hành như việc hỗ trợ học phí, lãi suất vay và mua sắm trang thiết bị…

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng để đáp ứng yêu cầu phát triển địa bàn đô thị, khu công nghiệp, công tác quy hoạch, phát triển cơ sở giáo dục mầm non chưa phù hợp nhu cầu của công nhân, người lao động. Theo bà Dinh, tỷ lệ huy động trẻ em nhà trẻ đến cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục chiếm 56,9% tại các khu công nghiệp nhưng chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế, nhất là tình trạng thiếu sân chơi, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu; đội ngũ giáo viên còn hạn chế.

Đáng chú ý, cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn đô thị, khu công nghiệp còn bất cập, triển khai chưa đồng đều giữa các địa phương, khu vực. Ngay như ở Bắc Ninh, dù có nhiều chuyển biến tích cực nhưng thực tế cho thấy, các khu công nghiệp khi xây dựng không có quỹ đất dành cho các công trình phúc lợi cho người lao động, trong đó có trường mầm non. Trong khi đó, địa bàn có khu công nghiệp dân số cơ học tăng nhanh, các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng được kịp thời theo các chuẩn quy định; các chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất chưa theo kịp việc phát triển nhanh về quy mô.

Xây dựng cơ chế tăng nguồn lực xã hội

Để giáo dục mầm non địa bàn đô thị, khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra, góp phần giảm bớt khó khăn cho công nhân, người lao động, nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi nhiều giải pháp cụ thể từ các cấp, các ngành. Từ thực tiễn hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non khu công nghiệp, bà Nguyễn Thị Lan, Trường mầm non tư thục Hoa Anh Đào, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, toàn trường có 40,1% số trẻ là con em công nhân theo học. Nhu cầu của phụ huynh gửi trẻ dưới 36 tháng tuổi là khá lớn nhưng đều là người lao động có mức thu nhập thấp, nếu thu học phí cao quá thì phụ huynh không có khả năng chi trả. Trong khi đó, yêu cầu đội ngũ giáo viên chăm sóc lứa tuổi dưới 36 tháng rất cao, muốn tuyển dụng được thì phải trả lương tương xứng. Điều đó cho thấy sự khập khiễng giữa nhu cầu và kinh phí cho hoạt động nuôi dạy trẻ dưới 36 tháng tuổi ở các khu công nghiệp.

Vì vậy, bà Lan cho rằng, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo và hướng dẫn chi tiết hơn đối với nhóm cơ sở mầm non nuôi dạy trẻ dưới 36 tháng tuổi ở khu công nghiệp, nhất là hỗ trợ về cơ sở vật chất, hướng dẫn và đào tạo chuyên sâu về tổ chức, quản lý trong phát triển nhóm lớp trẻ dưới 36 tháng tuổi. Đáng chú ý, cần có chính sách hỗ trợ đối với việc học nâng trình độ chuẩn của các cô giáo học tập nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho việc nuôi dạy trẻ, nhất là trẻ dưới 36 tháng tuổi.

Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh Lương Thị Biển cho rằng, cần định hướng các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp quan tâm, đầu tư cho phát triển các loại hình cơ sở giáo dục mầm non dành cho con em người dân trên địa bàn nói chung, trong đó có con công nhân của doanh nghiệp. Về phía Nhà nước cần đẩy nhanh ban hành chính sách đặc thù cho việc xây dựng trường, lớp mầm non ở khu công nghiệp, để giải quyết các vấn đề về quỹ đất cho giáo dục mầm non và các vấn đề liên quan quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng và hỗ trợ kinh phí cho con em công nhân đang làm việc trong khu công nghiệp.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà nước cần có thêm những chính sách ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non; đa dạng hóa loại hình, mô hình cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn đô thị, khu công nghiệp. Cần tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xây dựng trường mầm non hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận. Về phía các địa phương, cần triển khai nhân rộng các mô hình giáo dục mầm non chất lượng, hiệu quả tại địa bàn các đô thị, khu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ sẽ tiếp tục có những khảo sát, đánh giá đúng và sâu sát hơn nữa, trong bối cảnh các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị có nhiều thay đổi từng ngày, làm sao để những người có thu nhập thấp được tiếp cận với những chính sách, dịch vụ phù hợp nhu cầu thiết thực của người lao động.





Nguồn: https://nhandan.vn/chu-trong-phat-trien-giao-duc-mam-non-o-dia-ban-khu-cong-nghiep-post837755.html

Cùng chủ đề

Bí thư Bình Thuận: Công nghiệp mới là ngành giá trị, đóng góp cao cho tỉnh

Theo đó, Khu công nghiệp Tân Đức do Công ty cổ phần Sonadezi Bình Thuận làm chủ đầu tư với diện tích 300ha. Tỉnh đã giao đất cho công ty thuê đợt 1 với diện tích khoảng 200ha. Hiện nay, công ty đang san nền và làm các tuyến đường nội bộ.Còn Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 do Công ty TNHH...

Người lao động về quê làm việc: Nên vui, chớ lo

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho biết trong năm 2023 và sáu tháng đầu năm 2024 có khoảng 60.000 người lao động rời Đồng Nai về các tỉnh thành thuộc Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ. Vì vậy, các cơ sở sản xuất Đồng Nai "khát" lao động, đặc biệt ở một số ngành như dệt may,...

Tập trung nguồn lực hướng đến phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Phát biểu tại Hội thảo, Vụ trưởng Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Bá Minh cho biết: Việc xây dựng Nghị quyết Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi là rất cần thiết. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng...

Gần 300.000 trẻ mẫu giáo chưa được đến trường

Ngày 9-10, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo tham vấn thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em mẫu giáo. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ đồng chủ trì hội thảo. Thông tin tại hội thảo cho biết, ở bậc học mầm non, Việt Nam đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ hội chùa Keo mùa Thu ở tỉnh Thái Bình thu hút đông du khách

NDO - Sau 8 ngày tổ chức, Lễ hội tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã khép lại với nhiều tín hiệu tích cực, trong đó qua mỗi năm số lượng du khách đến với lễ hội ngày càng tăng cao. Toàn cảnh Lễ hội chùa Keo mùa Thu ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chụp từ trên cao. (Ảnh: Nguyễn Thuyên) Theo Ban tổ chức Lễ hội chùa Keo mùa Thu, ước tính trong các...

Chất lượng sản phẩm tạo dựng cốt lõi thương hiệu

NDO - Thành lập năm 1993, tiền thân của Tân Á Đại Thành là công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á có trụ sở tại Hà Nội. Hiện nay, Tân Á Đại Thành hoạt động theo mô hình “holding” với bốn tổng công ty và hơn 40 công ty con trực thuộc trong 3 lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghệ, bất động sản. Thứ hai,...

Các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

NDO - Sáng 21/10, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội thành kính tưởng...

Hà Tĩnh long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Đọc diễn văn tại lễ khai mạc, đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, đã ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và lý tưởng cách mạng vẻ vang của đồng chí Lý Tự Trọng-Người đoàn viên Thanh niên cộng sản đầu tiên, trong đó nhấn mạnh: Khí phách hiên ngang, sự hy sinh anh dũng của Lý Tự Trọng là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh...

Đưa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào lên tầm cao mới

Phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Kết quả chuyến thăm một lần nữa khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước luôn dành ưu tiên cao nhất và coi trọng việc phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện của Việt Nam đối với công cuộc đổi...

Bài đọc nhiều

TP Hồ Chí Minh: Cảnh cáo cô giáo đề nghị phụ huynh hỗ trợ tiền mua laptop

T. Hoài 19/10/2024 19:58 Cô giáo xin phụ huynh tiền hỗ trợ mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP Hồ Chí Minh, bị cảnh cáo; đồng thời, giáo viên này được bố trí phụ trách công tác giáo vụ đến hết năm học. Liên quan vụ việc cô giáo xin phụ huynh hỗ trợ tiền mua laptop, ngày 19/10, thông tin từ Phòng Giáo dục và...

Mexico cấm bán đồ ăn vặt trong trường học

Ngày 18-10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục công Mexico (SEP) Mario Delgado tuyên bố chính phủ nước này sẽ cấm bán đồ ăn vặt, thực phẩm và đồ uống có giá trị dinh dưỡng thấp và hàm lượng đường, chất béo và natri cao tại các trường học.Phát biểu với báo giới tại một sự kiện ở bang Đông Nam Tabasco, Bộ...

Chào đón tân sinh viên dân tộc Dao về Hà Nội học tập

Nhóm "Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc" vừa phối hợp cùng nhóm sinh viên dân tộc Dao tại Hà Nội, tổ chức lễ chào đón tân sinh viên dân tộc Dao về Hà Nội...

Cùng chuyên mục

Nữ tướng nào trong lịch sử Việt từng từ chối làm vợ vua?

Người được nhắc đến chính là bà Phạm Thị Toàn, quê ở trang Vân Lộng, xứ Đông (nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời đất nước còn bị quân Lương đô hộ, ở trang Vân Lộng có ông Phạm Lương vợ mất sớm, gà trống nuôi con gái là Phạm Thị Toàn khôn lớn. Ông vốn là người có chí lớn, nên luôn nhắc nhở con gái về nỗi...

Trường đại học Canada đưa sinh viên sang Việt Nam học, vì sao?

* Tại TP.HCM, bà vừa có một bài chia sẻ rất hay về xu hướng du học Canada của các sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, bà cũng đề cập nhiều sinh viên Canada đến Việt Nam du học?- Sinh viên Việt Nam luôn được trường chúng tôi chào đón vì năng lực và sự tâm huyết. Tuy nhiên, tôi muốn chia...

Nữ tướng giáo dục Việt Nam thành công trên hành trình hội nhập quốc tế

Trong bức tranh đa sắc của nền giáo dục Việt Nam hiện đại, một cái tên nổi bật lên như ngọn hải đăng dẫn lối cho sự đổi mới và hội nhập: Tiến sĩ Trần Nguyễn Thy Bình. Với hơn ba thập kỷ cống hiến không mệt mỏi, Tiến sĩ Trần Nguyễn Thy Bình đã trở thành biểu tượng của sự đổi mới giáo dục và là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt.

Mới nhất

Đồn Biên phòng Lũng Cú vững gác nơi địa đầu Tổ quốc

Đồn Biên phòng Lũng Cú cho biết: Đồn thành lập tháng 10/1978, được giao nhiệm vụ trọng trách bảo vệ Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, quản lý bảo vệ đường biên giới dài trên 26km với 26 cột mốc quốc giới, phụ trách địa bàn 2 xã Má Lé và xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn). Đồn Biên phòng...

Lễ hội chùa Keo mùa Thu ở tỉnh Thái Bình thu hút đông du khách

NDO - Sau 8 ngày tổ chức, Lễ hội tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã khép lại với nhiều tín hiệu tích cực, trong đó qua mỗi năm số lượng du khách đến với lễ hội ngày càng tăng cao. Toàn cảnh Lễ hội chùa Keo mùa Thu ở huyện Vũ Thư, tỉnh...

“Nắng ấm” đã về với Kho Vàng

Nhà thầu cũng như các công nhân đang tích cực, khẩn trương xây dựng nhà cho người dân thôn Kho Vàng. Ảnh: Phong Sơn. “Vượt nắng, thắng mưa" để công trình về đích đúng tiến độ Hôm nay đã là hơn một tháng cơn bão Yagi đi qua, để lại những hậu quả vô cùng nặng nề với nhiều địa...

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công...

Mới nhất

Bão Oscar đổ bộ Cuba