Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngNợ công và đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Nợ công và đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc


Dự kiến, các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội quyết định. Nếu triển khai Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, thì nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia đều thấp hơn mức cho phép.





Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có tổng mức đầu tư sơ bộ là 1.713.594 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). Ảnh minh họa: ChatGPT 

Dư nợ nước ngoài giảm dần

Chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, theo dự kiến, sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tám, khai mạc sáng 21/10 tới.

Dù tổng mức đầu tư sơ bộ của siêu dự án này là 1.713.594 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD), nhưng một số chuyên gia cho rằng, với tiềm lực hiện tại, Việt Nam sẽ tránh được nguy cơ rơi vào “bẫy nợ” như một số nước vay vốn nước ngoài.

Nhìn vào Báo cáo về tình hình nợ công của Chính phủ vừa gửi tới các vị đại biểu Quốc hội, thì nhận định này có cơ sở.

Theo chỉ tiêu đã được Trung ương, Quốc hội cho phép, trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP. Trần nợ Chính phủ không quá 50% GDP, ngưỡng cảnh báo là 45% GDP, còn trần nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP, ngưỡng cảnh báo là 45% GDP.

Chính phủ dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội quyết định. Cụ thể, nợ công/GDP ước thực hiện 36 – 37%. Nợ chính phủ khoảng 33 – 34%/GDP. Nợ nước ngoài của quốc gia/GDP là 32 – 33%, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 21 – 22%/thu ngân sách nhà nước. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 8 – 9%/kim ngạch xuất khẩu.

Đáng chú ý, về cơ cấu, Chính phủ cho hay, nợ trong nước chiếm 76% dư nợ Chính phủ, trong đó chủ yếu là trái phiếu chính phủ.

Đến ngày 30/6/2024, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ của khối công ty bảo hiểm, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các quỹ đầu tư, công ty tài chính đạt 62,5% tổng dư nợ, còn lại là các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư khác.

Nợ nước ngoài ước chiếm 24% dư nợ chính phủ, chủ nợ chủ yếu là các đối tác phát triển song phương và đa phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Danh mục nợ nước ngoài chủ yếu là các khoản vay ODA, vay ưu đãi đã ký có kỳ dài hạn, lãi suất ưu đãi.

“Việc trả nợ của Chính phủ năm 2024 được thực hiện đầy đủ theo cam kết, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt”, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.

Chính phủ cũng nhìn nhận một số hạn chế, như chi phí vay nước ngoài đang cao hơn so với chi phí vay bình quân trong nước và tiềm ẩn rủi ro về biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ/nội tệ. Giải ngân vốn đầu tư công, vốn nước ngoài đạt thấp, ước giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng của cả nước đạt 47,29% kế hoạch, trong đó giải ngân vốn nước ngoài đạt 24,33% kế hoạch.

Theo Chính phủ, những hạn chế trên do nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, các vướng mắc liên quan đến đầu tư công, đấu thầu vẫn chưa được xử lý triệt để, trong khi yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật trong nước đối với các thỏa thuận vay.

Với năm 2025, dự báo được Chính phủ đưa ra là đến cuối năm, dư nợ công ở mức 36 – 37% GDP, nợ chính phủ ở mức 34 – 35%, nợ nước ngoài 33 – 34%, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 24%…

Dự kiến, tổng nhu cầu vay của Chính phủ năm 2025 ở mức 815.238 tỷ đồng, tăng 20,6% so với kế hoạch vay của Chính phủ năm 2024. Trong đó, vay của ngân sách trung ương cho bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 804.242 tỷ đồng, tăng 21,9% so với dự toán năm 2024; còn lại là vay nước ngoài về cho vay lại.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ được dự kiến khoảng 468.542 tỷ đồng, trong đó trả nợ gốc khoảng 361.142 tỷ đồng, trả nợ lãi khoảng 107.400 tỷ đồng.

Báo cáo cũng nêu các giải pháp tăng cường quản lý nợ công, trong đó có việc tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, sử dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, công cụ phù hợp, đúng quy định của pháp luật để đảm bảo hoàn thành mục tiêu huy động đủ nguồn vốn trong và ngoài nước cho nhu cầu của ngân sách nhà nước.




Nghĩa vụ trả nợ tăng không nhiều khi làm đường sắt

Với sơ bộ tổng mức đầu tư 1.713.594 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD), Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ tác động đến nợ công như thế nào, chắc chắn là câu hỏi lớn cần được trả lời thỏa đáng.

Tại Dự thảo Tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam (Dự án) gửi Quốc hội, Chính phủ nêu, Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án năm 2019 đề xuất hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công – tư đối với phần phương tiện, thiết bị; đầu tư công phần kết cấu hạ tầng, trong bối cảnh quy mô nền kinh tế đạt 266 tỷ USD, nợ công bằng 56,1% GDP.

Tuy nhiên, quy mô của nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, nợ công ở mức thấp, khoảng 37% GDP. Dự kiến, thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD, nên nguồn lực để đầu tư Dự án không còn là trở ngại lớn.

Chính phủ cũng đã sơ bộ đánh giá tác động của Dự án đến các chỉ tiêu an toàn nợ công khi triển khai đầu tư Dự án, cho thấy, giai đoạn đến năm 2030, cả 3 tiêu chí (nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia) đều thấp hơn mức cho phép.

Cụ thể, nợ công lớn nhất là 44% (mức cho phép là 60%), nợ Chính phủ lớn nhất là 43% (mức cho phép là 50%), nợ nước ngoài lớn nhất là 45% (mức cho phép là 50%). Hai tiêu chí về nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia và bội chi ngân sách tăng (bội chi ngân sách bình quân 4,1% GDP, mục tiêu là 3% GDP; chỉ tiêu trả nợ trực tiếp khoảng 33 – 34% GDP, mục tiêu là 25% GDP).

Ở giai đoạn sau năm 2030, với các chỉ tiêu tăng trưởng, an toàn nợ công giả định như giai đoạn 2021 – 2025 (tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6 – 6,5%; trần nợ công 60% GDP; bội chi ngân sách nhà nước 3% GDP) cho thấy, Dự án đáp ứng chỉ tiêu nợ công (khoảng 52 – 53% GDP so với trần nợ công giả định là 60% GDP).

Các chỉ tiêu nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi tăng (nợ Chính phủ khoảng 51 – 52% GDP, so với giả định là 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 53 – 54% GDP, so với giả định là 45% GDP, bội chi ngân sách bình quân 4,1% GDP, so với giả định là 3% GDP). Nghĩa vụ trả nợ tăng không nhiều so với kịch bản không đầu tư đường sắt tốc độ cao (có đầu tư, thì khoảng 67 – 68% GDP; không đầu tư, thì khoảng 60 – 61% GDP).

Dự thảo cũng nêu rõ, kịch bản đánh giá chỉ tiêu an toàn nợ công nêu trên chưa tính đến đóng góp của Dự án vào tăng trưởng GDP trong thời gian xây dựng (theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là khoảng 0,97 điểm phần trăm/năm so với không đầu tư Dự án).

Kịch bản trên cũng chưa tính đến phần chi phí đầu tư phương tiện, thiết bị sẽ do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm trả nợ, nguồn thu từ khai thác quỹ đất tại các khu vực phát triển theo hệ thống giao thông công cộng (TOD), khai thác thương mại (dự kiến 22 tỷ USD). Các yếu tố này, theo Chính phủ, sẽ góp phần cải thiện toàn bộ các chỉ tiêu tài chính vĩ mô.

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về vốn

Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi của Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án.

Trong các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền Quốc hội, chính sách thứ nhất được đề xuất là trong quá trình thực hiện Dự án, Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng các nguồn vốn trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Chính sách thứ hai, Dự án được bố trí đủ vốn qua nhiều kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn phù hợp với thời gian, tiến độ thực hiện Dự án. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để bố trí vốn cho Dự án trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết định.

Chính sách thứ ba, trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Quốc hội quyết định điều chỉnh chỉ tiêu bội chi ngân sách, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ để huy động vốn cho Dự án.





Nguồn: https://baodautu.vn/no-cong-va-duong-sat-toc-do-cao-tren-truc-bac—nam-d227712.html

Cùng chủ đề

Cần tự chủ đầu tư đường sắt tốc độ cao

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam tại kỳ họp thứ 8. ...
23:44:38

Bên lề Quốc hội: Cần thời gian chuẩn bị xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam

Chiều 7/11, Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó bổ sung việc trình chiếu video clip về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam để phục vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ quan điểm về tính khả thi và hiệu quả khi triển khai dự án. Video Đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn...

Đề nghị làm rõ hướng tuyến ‘thẳng nhất có thể’ của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước tới nay, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn phương án bố trí vốn, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. ...

Làm rõ khả năng đáp ứng vốn cho đường sắt tốc độ cao

Tán thành cao chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, song nhiều ý kiến tại phiên thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cần làm rõ khả năng đáp ứng số vốn khổng lồ cho dự án này. Tán thành cao chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, song nhiều ý kiến tại phiên thẩm tra của...

Thống nhất trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

(Dân trí) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với số vốn 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). Chiều tối 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Trình bày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4,...

Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giá

Bình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý và Dự án Điểm số 2 (2-2) trong tháng 11/2024. Hai khu đất đều có giá khởi điểm hơn 537 tỷ đồng. Bình Định: Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giáBình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu...

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán rẻ khoảng 20.000 tỷ đồng

Trong phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2, bị cáo này đã khai báo ý định bán một số tài sản bất động sản để khắc phục hậu quả, trong đó có dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TPHCM.Bà Lan đánh giá dự án có vị trí đắc địa, đã bồi thường hơn 20 năm nay. Dự án nằm gần Khu dân cư Trung Sơn, Khu dân cư Him Lam, trên...

Nuwa Daily thuộc Tập đoàn Galactic Holdings được chọn là nước uống chính thức tại Coffee Expo Vietnam 2024

Trong khuôn khổ sự kiện Coffee Expo Vietnam 2024, ngoài gian hàng triển lãm và giới thiệu sản phẩm Nuwa Coffee, thương hiệu Nuwa Daily thuộc Tập đoàn Galactic Holdings với chất lượng vượt trội đã được chọn là nước uống chính thức tại sự kiện.

Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng

Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng, cần tiếp tục gỡ những điểm nghẽn về đầu tư, nhân lực để nền kinh tế có thể tăng tốc. Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng,...

Chất sống tinh hoa tại 2 tòa căn hộ Sapphire cuối cùng của Vinhomes Ocean Park

(Dân trí) - S2.10 và S2.17 - hai tòa cuối cùng của phân khu Sapphire với chất sống - nghỉ dưỡng đẳng cấp - là điểm hội tụ tinh hoa của Vinhomes Ocean Park 1 (Ocean City). Những sản phẩm giới hạn này đang chờ đón các khách hàng và nhà đầu tư. Nơi hội tụ những giá trị hiếm cóVừa chính thức được mở bán, hai tòa căn hộ S2.10 và S2.17 tại phân khu Sapphire, Vinhomes Ocean Park...

Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công

Kon Tum yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2025, phấu đấu đến cuối năm 2024 đạt tỷ lệ giải ngân vốn 100%. Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư côngKon Tum yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”,...

Cùng chuyên mục

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4,...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021...

Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng, phấn đấu khởi công trước ngày 2/4/2025. Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ...

Mới nhất

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương....

Mới nhất