Trang chủKinh tếNông nghiệpBộ NNPTNT cùng 30 đối tác quốc tế ký kết thỏa thuận...

Bộ NNPTNT cùng 30 đối tác quốc tế ký kết thỏa thuận chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm


Bộ NNPTNT cùng 30 đối tác quốc tế ký kết thỏa thuận chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm- Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi lễ Kỷ niệm Ngày lương thực thế giới lần thứ 44 diễn ra tại khách sạn Fortuna (Hà Nội) với sự tham dự trực tiếp khoảng 150 đại biểu và kết hợp tham gia trực tuyến trên toàn quốc. Ảnh: Nghĩa Lê

Cũng nhân sự kiện này, Bộ NNPTNT đã công bố và triển khai Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiến hành ký Thoả thuận thành lập Đối tác chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) của Việt Nam và khởi động chương trình chung của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam về “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cơ chế đối tác và tài chính cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở việt Nam”. 

Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44 năm 2024 với chủ đề: “Quyền tiếp cận lương thực thực phẩm vì một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn” là cơ hội để chia sẻ rộng rãi những cam kết toàn cầu đối với việc bảo đảm quyền tiếp cận lương thực thực phẩm (LTTP) phù hợp cho tất cả mọi người, thông qua các hệ thống lương thực thực phẩm được chuyển đổi bền vững và công bằng.

Tại buổi lễ, ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam phát biểu: “Dù ngay cả trong những nền kinh tế có thu nhập cao, nhiều người vẫn chọn thực phẩm tiện lợi, mặc dù chúng không lành mạnh. Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng thực phẩm, bởi đó là yếu tố cần thiết để đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý, khả năng tiếp cận và chi trả cho thực phẩm, cũng như đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho tất cả mọi người”.

Bộ NNPTNT cùng 30 đối tác quốc tế ký kết thỏa thuận chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm- Ảnh 2.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam nhấn mạnh về “Quyền tiếp cận lương thực thực phẩm vì một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn”. Ảnh: Nghĩa Lê

 Lương thực thực phẩm là nhu cầu cơ bản quan trọng thứ 3 của con người sau không khí và nước uống. Tuy vậy, không phải tất cả mọi người trên thế giới ngày nay đều có thể tiếp cận được LTTP để có một cuộc sống khoẻ mạnh.

Hiện nay, có 733 triệu người trên thế giới đang đối mặt với nạn đói và hơn 2,8 tỷ người không có khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này chủ yếu do xung đột, thời tiết khắc nghiệt, bất bình đẳng và suy thoái kinh tế.

Suy dinh dưỡng dưới nhiều hình thức tồn tại ở mọi tầng lớp xã hội, khiến cho việc tiếp cận lương thực lành mạnh trở nên khó khăn hơn.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, nhấn mạnh: “Nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho hơn 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, đóng góp 12% GDP của quốc gia. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như quy mô nông hộ nhỏ, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và xu thế tiêu dùng toàn cầu”.

Bộ NNPTNT cùng 30 đối tác quốc tế ký kết thỏa thuận chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm- Ảnh 3.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tham dự sự kiện lần này với mong muốn đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập thế giới và huy động nguồn lực con người, công nghệ, tài chính, thu hút đầu tư từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Ảnh: Nghĩa Lê

Bộ trưởng cũng khẳng định sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp để vượt qua các thách thức này. Ông cho biết, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”. Đề án nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm với cả con người và thiên nhiên, đồng thời thúc đẩy hội nhập quốc tế.

“Chúng tôi sẵn sàng chung tay hợp tác với các đối tác quốc tế một cách toàn diện, đa dạng hoá đối tác và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả”, Bộ trưởng nhấn mạnh thêm.

Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Bộ Y tế, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường cùng hơn 30 đối tác quốc tế đã ký thỏa thuận “Đối tác chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam”. 

Bộ NNPTNT cùng 30 đối tác quốc tế ký kết thỏa thuận chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm- Ảnh 4.

Các đối tác lần lượt ký kết thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ Đối tác Chuyển đổi Hệ thống Lương thực Thực phẩm, đánh dấu sự cam kết cùng thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành lương thực tại Việt Nam. Ảnh: Nghĩa Lê

Các mục tiêu chính của Đối tác bao gồm xây dựng cơ chế kết nối đa ngành, nhằm phát huy được thế mạnh của từng đối tác trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm; tăng cường năng lực và chia sẻ kinh nghiệm về chính sách, đầu tư, nghiên cứu. Ngoài ra, huy động nguồn lực phát triển hệ thống cung ứng đầu vào, phát triển sản xuất, phát triển hệ thống chế biến và phân phối, thúc đẩy thực hành tiêu dùng có trách nhiệm, đảm bảo chế độ ăn lành mạnh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cho người dân Việt Nam.

Nhân dịp này, Liên Hợp quốc tại Việt Nam cũng khởi động Chương trình “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cơ chế đối tác và tài chính cho chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm tại Việt Nam”. Chương trình này nhằm xây dựng cơ chế đối tác chiến lược cho việc chuyển đổi hệ thống LTTP, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nông nghiệp, và tăng cường năng lực quốc gia trong việc triển khai các giải pháp bền vững.

Ông Patrick Haverman, Quyền Đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), chia sẻ: “Tôi tin tưởng rằng chương trình hợp tác này sẽ thiết lập một chuẩn mực mới cho sự đổi mới trong hệ thống nông nghiệp – không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn khu vực”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh: “Cùng nhau chúng ta sẽ tạo ra các giá trị mới vì ‘Quyền tiếp cận lương thực thực phẩm vì một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn’. Tương lai không phải là thứ chúng ta dự đoán, mà là điều chúng ta xây dựng cùng nhau. Đừng chần chừ khi đối mặt với cơ hội. Tương lai luôn thuộc về những người dám đối mặt với thách thức”.

“Việc chuyển đổi hệ thống LTTP mới chỉ là bước đầu tiên, chúng ta cũng cần đảm bảo rằng các nhóm kỹ thuật được trình bày trong suất sự kiện sẽ được thành lập, và trách nhiệm của các đối tác cũng phải được thành lập rõ ràng. Có thế, FAO sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ NNPTNT và các bên liên quan để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030, với phương châm không bỏ ai lại phía sau”, ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam cho biết.

Bộ NNPTNT cùng 30 đối tác quốc tế ký kết thỏa thuận chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm- Ảnh 5.

Lễ Ký kết Thỏa thuận thành lập Đối tác Chuyển đổi Hệ thống Lương thực Thực phẩm Minh bạch, Trách nhiệm và Bền vững tại Việt Nam diễn ra ngày 18/10/2024 tại Hà Nội, với sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, FAO cùng các đối tác quốc tế và trong nước. Ảnh: Nghĩa Lê

FAO sẽ giữ nguyên cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam. Từ đó, Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hướng tới các hệ thống lương thực thực phẩm hiệu quả hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn, sản xuất tốt hơn, cải thiện dinh dưỡng tốt hơn, môi trường và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau.





Nguồn: https://danviet.vn/bo-nnptnt-cung-30-doi-tac-quoc-te-ky-ket-thoa-thuan-chuyen-doi-he-thong-luong-thuc-thuc-pham-minh-bach-trach-nhiem-20241018175156533.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Thủ đô của sản phẩm OCOP” tham vọng 100% xã nông thôn mới nâng cao đều có sản phẩm OCOP

Hưởng ứng chủ trương của Bộ NNPTNT về phát triển các sản phẩm OCOP, TP.Hà Nội đang khẳng định vị thế tiên phong trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) với những sản phẩm vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống, vừa hấp dẫn người tiêu dùng hiện đại. Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, đã có cuộc trao...

Cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh 2 chân bầm tím

Nam sinh lớp 6 ở Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm đánh 2 chân bầm tím sau khi đánh nhau với bạn trong giờ thể dục. ...

Nước tràn đồng, dân Sóc Trăng nuôi cá đồng trong ruộng lúa kiểu gì mà hễ bắt lên là bán hết veo?

Một số vùng trũng tại tỉnh Sóc Trăng thời gian này nước dâng lên tràn đồng (thường gọi mùa nước nổi), nhiều nông dân không trồng lúa mà bao lưới xung quanh ruộng để nuôi cá đồng theo hình thức tự nhiên. ...

Chi thêm chục triệu luyện ngoại ngữ, nửa câu cũng không dám nói

Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng chương trình tiếng Anh (không chuyên) ở trường không đủ để nâng cao trình độ cũng không đủ hấp dẫn nên dễ chán nản, không còn hứng thú. ...

Hỗ trợ nông dân trồng na sầu riêng theo chuỗi giá trị ở một xã của Điện Biên

Ngày 13/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Điện Biên, Công ty Cổ phần đầu tư Rau quả Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nông dân tại xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng trồng...

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

Một đêm ở chợ “âm phủ” Tha La

Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là chợ "âm phủ" vì hoạt động về đêm, người mua kẻ bán tập nập nhưng chẳng nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi tình cờ được biết đến phiên chợ đặc biệt này trên hành trình khám phá sông nước miền Tây.Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng...

Gió đưa, gió đẩy thế nào, hướng nào, mùa nào thì xứ đồng bằng này có bao giờ thiếu vắng cá tôm?

Dù hệ sinh thái tự nhiên đang dần nghèo đi, không còn cái kiểu ầu ơ ví dầu mà hát “Bao phen quạ nói với diều. Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”. ...

Cùng chuyên mục

Nước tràn đồng, dân Sóc Trăng nuôi cá đồng trong ruộng lúa kiểu gì mà hễ bắt lên là bán hết veo?

Một số vùng trũng tại tỉnh Sóc Trăng thời gian này nước dâng lên tràn đồng (thường gọi mùa nước nổi), nhiều nông dân không trồng lúa mà bao lưới xung quanh ruộng để nuôi cá đồng theo hình thức tự nhiên. ...

Hỗ trợ nông dân trồng na sầu riêng theo chuỗi giá trị ở một xã của Điện Biên

Ngày 13/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Điện Biên, Công ty Cổ phần đầu tư Rau quả Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nông dân tại xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng trồng...

Xả nước tràn đồng đón phù sa, dân Vĩnh Long ra bắt cá sặt, cá rô đồng, cá trê, cá lóc bán hút hàng

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Vĩnh Long đã tranh thủ mở cống cho nước mang phù sa vào đồng ruộng. Việc này vừa đón phù sa, tháo chua rửa phèn, tăng độ phì nhiêu cho đồng ruộng, vừa mang theo nguồn lợi thủy sản, giúp người dân có...

Hơn 400 hồ chứa bị hư hỏng nặng… nhưng đều chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm 68 hồ chứa hư hỏng nặng, nâng số bị hư hỏng nặng của cả nước lên 408 hồ (62 hồ lớn, 113 hồ vừa, 233 hồ nhỏ), tất cả đều chưa được...

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34 tuổi, người Tà Ôi tại thôn A Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chí cho...

Mới nhất

TẬP ĐOÀN KIDO › KIDO mua lại công ty bánh bao Thọ Phát

Ngày 19-4, Công ty CP Tập đoàn KIDO (Mã chứng khoán: KDC) cho biết nằm trong chiến lược phát triển mở rộng, hướng đến trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu tại...

Nhà máy Cần Tthơ và nhà máy Đồng Nai đón đoàn sinh viên tham quan nhà máy

Ngày 23 và 30 tháng 6, nhà máy SPVB Cần Thơ và Đồng Nai đã đón gần 80 giáo viên và sinh viên năm cuối khoa Quản trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ và trường Quốc tế Singapore Nam Sài Gòn tham quan nhà máy. Đây là một trong chuỗi các chương trình hỗ trợ giáo...

Yếu tố nào giúp KIDO “ra quân là thắng trận”

Giá bánh tăng nhưng nhu cầu không giảm Theo ghi nhận từ các doanh nghiệp sản xuất bánh trung thu, giá bánh tăng khoảng 5-10% đến từ giá bột mì và hộp giấy tăng mạnh so với cùng kì...

Suntory PepsiCo phối hợp với Quỹ thời báo Kinh tế Sài Gòn trao học bổng cho sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

http://www.thesaigontimes.vn/165012/STF-Suntory-PepsiCo-VN-trao-hoc-bong-cho-sinh-vien.htmlTrong tháng 9 vừa qua, Suntory PepsiCo kết hợp với Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn trao 30 suất học bổng cho các sinh viên tiêu biểu của 3 trường Đại học tại TP. HCM (Đại học Ngoại Thương, Đai học Sư phạm Kỹ thuật và Học viên Đào tạo cán bộ). Đây cũng là dịp để...

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Ngày 13/11, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã chủ trì giao ban thường kỳ với lãnh đạo các đơn vị thành viên về tình hình sản xuất kinh doanh tháng 10, 10 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2 tháng cuối năm. Trong bối cảnh thị trường tháng 10 tiếp tục có nhiều...

Mới nhất