Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên dành thời gian rảnh rỗi cho giải trí đơn thuần...

Sinh viên dành thời gian rảnh rỗi cho giải trí đơn thuần hơn phát triển bản thân


Sinh viên dành thời gian rảnh rỗi cho giải trí đơn thuần hơn phát triển bản thân- Ảnh 1.

Khảo sát cho thấy sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí bằng các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội

Đó là kết quả một khảo sát được công bố tại lễ khai khóa 2025 của ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) sáng nay (20.10), về mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống ĐH của sinh viên ĐHQG TP.HCM.

Một số sinh viên quan niệm chưa đúng về việc lập kế hoạch cho thời gian rỗi

Đây là đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống ĐH của sinh viên tại Ký túc xá ĐHQG TP.HCM. Nghiên cứu này cung cấp góc nhìn sâu sắc, toàn diện về thói quen sử dụng thời gian nhàn rỗi của sinh viên đang sống và học tập tại ký túc xá.

Khảo sát được thực hiện với tất cả sinh viên đang sống và học tập tại ký túc xá, về các các nội dung: thói quen, mục đích và thái độ đối với thời gian rỗi của sinh viên; sự hài lòng của sinh viên đối với cuộc sống ĐH; các câu hỏi đánh giá hiệu quả học tập của sinh viên và ý kiến về các chính sách hỗ trợ sinh viên.

Khảo sát thu được hơn 21.655 câu trả lời từ sinh viên thuộc các trường ĐH thành viên ĐHQG TP.HCM đang sinh sống tại ký túc xá. Dữ liệu thu được chủ yếu từ các sinh viên năm nhất (29,22%); năm 2 (26,74%); năm 3 (24,38%); năm 4 (16,01%). Phần lớn sinh viên thuộc Trường ĐH Bách khoa (29,67%); Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (21,14%) và Trường ĐH Khoa học tự nhiên (14,82%). Các nhóm ngành chiếm đa số bao gồm: kỹ thuật (24,74%); ngôn ngữ, kinh tế – quản trị (18,43%); công nghệ thông tin (17,47%).

Khảo sát cũng cho thấy phần lớn sinh viên có thời gian rỗi từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày (chiếm 66,71%); 22,95% sinh viên có thời lượng thời gian rỗi từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày; 10% sinh viên có ít hơn 1 giờ rỗi.

Khảo sát cho thấy sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí bằng các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội. Đây là hoạt động được lựa chọn nhiều nhất, cho thấy nhu cầu thư giãn và giảm stress sau những giờ học tập căng thẳng. Sinh viên cũng quan tâm đến việc phát triển bản thân, tuy nhiên mức độ quan tâm này còn khá khiêm tốn so với các hoạt động khác. Việc mở rộng mạng lưới xã hội không được các bạn sinh viên chú trọng nhiều.

Hiện nay, sinh viên dành phần lớn thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động giải trí đơn thuần hơn là các hoạt động có kế hoạch hoặc giúp phát triển bản thân. Các con số cho thấy sinh viên ít khi đặt mục tiêu rõ ràng, lập danh sách việc cần làm hoặc lên kế hoạch cụ thể cho thời gian rảnh rỗi của mình cũng như còn hạn chế trong việc quản lý thời gian, tìm hiểu sở thích và sắp xếp các hoạt động một cách hợp lý.

Sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chủ động sử dụng thời gian rỗi và hiểu rằng việc sử dụng thời gian rỗi một cách hiệu quả có thể mang lại cảm giác hạnh phúc và vui vẻ. Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn còn những quan niệm chưa đúng về việc lập kế hoạch cho thời gian rỗi, cho rằng việc lập kế hoạch cho thời gian rỗi là lãng phí thời gian. Điều này cho thấy sinh viên chưa thực sự hiểu rõ lợi ích của việc lên kế hoạch. Đa số sinh viên nhận định sức khỏe và các yếu tố xã hội, gia đình ảnh hưởng lớn đến cách sử dụng thời gian rỗi của các bạn.

Sinh viên dành thời gian rảnh rỗi cho giải trí đơn thuần hơn phát triển bản thân- Ảnh 2.

Kết quả khảo sát thu được từ hơn 21.655 câu trả lời của sinh viên thuộc các trường ĐH thành viên đang sinh sống tại ký túc xá ĐHQG TP.HCM

Sinh viên cảm thấy áp lực vì điều gì?

Trong môi trường ĐH, sinh viên đối mặt với nhiều áp lực trong quá trình học tập. Đa số sinh viên cho rằng họ cảm thấy áp lực khi so sánh với bạn bè và áp lực thi cử. Điều này cho thấy “áp lực đồng trang lứa” tại môi trường ĐH. Vượt qua các khó khăn nêu trên, sinh viên vẫn giữ được sự tự tin và quyết tâm học tập thông qua việc cảm thấy có tiến bộ và đạt kết quả tốt nếu nỗ lực. Sinh viên tự tin mình có thể hoàn thành công việc hiệu quả.

Các phân tích cho thấy việc sinh viên có mục đích tích cực đối với quỹ thời gian rỗi của mình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức độ hài lòng về cuộc sống ĐH. Các sinh viên dành ưu tiên cho “phát triển bản thân” sẽ có sự hài lòng đối với cuộc sống ĐH cao hơn so với các sinh viên dành ít ưu tiên. Tuy nhiên, mức độ quan tâm cho các hoạt động này còn khá khiêm tốn.

Cuối cùng, kết quả từ nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của sinh viên đối với cuộc sống ĐH có tác động tích cực tới khả năng tập trung của sinh viên trong lớp. Bên cạnh đó, yếu tố này cũng có tác động tích cực trong việc làm giảm sự lo lắng về bài kiểm tra, thi cử, điểm số và áp lực khi so sánh với bạn bè. Số liệu này cho thấy tác động tích cực của sự hài lòng đến hiệu quả học tập của sinh viên.

Sinh viên dành thời gian rảnh rỗi cho giải trí đơn thuần hơn phát triển bản thân- Ảnh 3.

Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống ĐH của sinh viên ĐHQG TP.HCM

Nghiên cứu đưa ra đề xuất, kiến nghị gì?

Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đưa ra những đề xuất, kiến nghị với người học. Cụ thể, sinh viên đang dành nhiều ưu tiên cho các hoạt động giải trí, mà chưa tập trung các hoạt động phát triển bản thân. Do đó, đề xuất sinh viên chủ động thực hiện một số các nội dung: cần quan tâm đến việc cân bằng giữa nghỉ ngơi, giải trí và phát triển bản thân; chủ động tham khảo lịch học để xây dựng kế hoạch học tập, trau dồi kỹ năng theo giai đoạn ngắn hạn, dài hạn; tham gia các khóa đào tạo hoặc buổi báo cáo chuyên đề về quản lý thời gian rỗi và các kỹ năng quan trọng khác như lãnh đạo, rèn luyện tư duy đổi mới, thúc đẩy bản thân… khi có cơ hội kết hợp việc tự xây dựng và thực hiện các dự án liên quan đến quản lý thời gian rỗi để có kết quả tốt hơn.

Ngoài ra, sinh viên cũng cần xây dựng lộ trình học tập, hoạt động ngoại khóa với những KPI cụ thể để có thể đánh giá được hiệu quả thực hiện kế hoạch của bản thân và sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Tăng cường các hoạt động tập thể, đoàn hội, gia tăng tinh thần cộng tác, xây dựng lý tưởng học tập và kế hoạch tương lai cho bản thân.

Đối với các trường ĐH, nhóm nghiên cứu khuyến nghị, kết quả phân tích cho thấy sinh viên có tâm lý tự ti, lo lắng khi thấy bạn bè có thành tích học tập tốt hơn. Nhằm giải quyết vấn đề này, các phòng ban, đơn vị đào tạo nhà trường cần có biện pháp khuyến khích sinh viên xây dựng các nhóm học tập (có thể được hỗ trợ bởi các sinh viên khóa trên) nhằm thúc đẩy trao đổi, gắn kết giữa các sinh viên. Bên cạnh đó, các sinh viên trưởng nhóm cũng nhận được các phúc lợi từ trường hoặc ký túc xá…




Nguồn: https://thanhnien.vn/sinh-vien-danh-thoi-gian-ranh-roi-cho-giai-tri-don-thuan-hon-phat-trien-ban-than-185241020085413777.htm

Cùng chủ đề

Gần 67% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM rảnh từ 2 – 4 giờ mỗi ngày

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả khảo sát Đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.Sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh để sử...

Rảnh rỗi 2 đến 4 giờ mỗi ngày, sinh viên dùng để lướt mạng xã hội, xem phim

Sinh viên có thời gian rỗi từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày, nhưng chủ yếu để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí bằng các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội. Đại học Quốc gia TPHCM vừa công bố đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc...

Trường Đại học Điện lực khai giảng năm học 2024-2025, trao bằng tốt nghiệp cho hơn 950 sinh viên

Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng Trường đại học Điện lực PGS, TS Đinh Văn Châu khẳng định: Năm học 2024-2025, nhà trường tiếp tục kiên định với phương châm: “Giáo dục toàn diện, vững nền tảng, bền tương lai”. Đây là định hướng phát triển xuyên suốt và là cam kết của trường đối với sinh viên và xã hội. Năm học 2024-2025 cũng sẽ đặt ra những thách thức mà nhà trường và các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ đề xuất bốc thăm môn thứ 3 thi vào lớp 10

Sáng nay (19/10), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã bỏ đề xuất bốc thăm...

Câu hỏi về tiền từng khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia ‘đứng hình’

Trong phần thi "Về đích" tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia ngày 10/3/2019, ban tổ chức chương trình đưa ra cho thí sinh Hải Đăng câu hỏi như sau:"Huy luôn có trong ví tất cả các loại tiền giấy cotton và polymer đang lưu hành ở Việt Nam, mỗi loại một tờ, từ mệnh giá 1.000 đồng trở lên. Hôm nay, do có việc cần, Huy tiêu hết 72.000 đồng và còn lại 6 tờ tiền trong...

Bộ Quốc phòng công bố chỉ tiêu tuyển bổ sung các trường Quân đội 2024, điểm xét tuyển ra sao?

Theo đó, phương thức xét tuyển bổ sung là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024. Thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung phải đủ các điều kiện sau: Đã tham gia sơ tuyển và được 1 trường Quân đội gửi thông...

Bộ GD&ĐT bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10

Trong dự thảo công bố lần này, Bộ GD&ĐT bỏ quy định bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 từng gây tranh cãi trước đây. Để đảm bảo thống nhất và quan điểm tổ chức kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, Bộ GD&ĐT sẽ quy định chung việc thi vào lớp 10 bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp."Môn thi thứ 3 hoặc bài thi...

Cùng chuyên mục

Gần 67% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM rảnh từ 2 – 4 giờ mỗi ngày

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả khảo sát Đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.Sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh để sử...

Linh hoạt, đổi mới giáo dục an toàn giao thông

Ý thức tự giác chưa caoTại Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai, thực hiện Chương trình phối hợp số 415 giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với Bộ GDĐT về tăng cường công...

“Với nghiên cứu khoa học, không bao giờ là quá muộn”

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM), 1 trong 11 cá nhân vừa được trao...

Rảnh rỗi 2 đến 4 giờ mỗi ngày, sinh viên dùng để lướt mạng xã hội, xem phim

Sinh viên có thời gian rỗi từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày, nhưng chủ yếu để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí bằng các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội. Đại học Quốc gia TPHCM vừa công bố đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc...

Mới nhất

Gần 67% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM rảnh từ 2 – 4 giờ mỗi ngày

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả khảo sát Đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của...

Samsung ế khách hoãn nhận thiết bị sản xuất chip ASML

(CLO) Samsung Electronics, đã quyết định hoãn việc nhận các thiết bị sản xuất chip từ nhà cung cấp nổi tiếng ASML cho nhà máy bán dẫn mới của mình tại...

Tùy tiện uống giảo cổ lam nguy cơ gây tai biến nguy hiểm

Nhiều tác dụng phụ, cần sử dụng cho đúng Bác sĩ Quách Tuấn Vinh chia sẻ mặc dù giảo cổ lam được coi là một loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nó cũng có thể gây...

Ông Vàng A Vạng ở Sơn La, trồng mận trái vụ mà thành tỷ phú đầu tiên của bản

Đến nay, ông Vạng đã trồng được gần 2.000 gốc mận, trong đó có 600 cây mận đã cho thu hoạch. Theo ông Vạng trồng mận...

Cách giúp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở dễ dàng hơn

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng khá phổ biến khi các dịch nhầy ngăn cản đường hô hấp, khiến trẻ khó thở. Nghẹt mũi khiến trẻ khó đi sâu vào giấc...

Mới nhất