Trang chủNewsThời sựNga có thể làm gì để dập tắt ngọn lửa chiến tranh?

Nga có thể làm gì để dập tắt ngọn lửa chiến tranh?


Theo bài viết trên trang web của Câu lạc bộ thảo luận Valdai, khi thảo luận về vai trò của Nga ở Trung Đông, có thể nhận thấy 3 điểm nổi bật. Thứ nhất, mối liên hệ của Moscow với khu vực có lịch sử lâu đời, từ nhiều thế kỷ trước, chủ yếu thông qua Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Thứ hai, Nga có mối quan hệ mạnh mẽ và cân bằng với tất cả các bên tham gia chủ chốt trong khu vực: các nước Arập, Iran, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ ba, hợp tác giữa Moscow và Washington là phương thức tốt nhất để tăng cường an ninh trong khu vực.

Về mối liên hệ với khu vực, Nga đã có mối quan hệ văn hóa và lịch sử sâu sắc với các dân tộc Hồi giáo trong nhiều thế kỷ, khi vai trò của Nga ở Trung Đông gia tăng kể từ thế kỷ 19. Ban đầu, mối quan hệ này liên quan đến việc bảo vệ các cộng đồng Cơ đốc giáo chính thống. Sang thế kỷ 20, Moscow đã hỗ trợ cho người Arập trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân và sau đó là trong cuộc xung đột với Israel.

Về quan hệ của Nga với các nước chủ chốt trong khu vực, Moscow đã dần củng cố quan hệ với hầu hết các nước cộng hòa Arập từ những năm 1950. Mối quan hệ của Moscow với các chế độ quân chủ này không hoàn toàn thân thiện cũng không hoàn toàn thù địch. Hơn nữa, mặc dù Liên Xô đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Israel vào năm 1948, nhưng mối quan hệ của nước này với Tel Aviv dần xấu đi do Israel xích lại gần phương Tây.

Trung Đông: Nga có thể làm gì để dập tắt ngọn lửa chiến tranh?
Hai cuộc xung đột đồng thời ở Gaza và Liban, cuộc tấn công tên lửa vào Israel của Iran đang khiến “lò lửa” Trung Đông nóng rực trong khi các giải pháp và sáng kiến ngoại giao trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết. Ảnh: AP

Bước đột phá thực sự đối với Moscow diễn ra vào năm 1955, khi chính quyền cách mạng non trẻ ở Ai Cập, do thất vọng vì Mỹ từ chối cung cấp vũ khí, đã tìm đến Liên Xô. Từ năm 1955 đến năm 1972, khi các cố vấn quân sự Liên Xô được yêu cầu rời khỏi Ai Cập, Moscow đã phát triển mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ không chỉ với Ai Cập mà còn với Syria, Iraq, Algeria, Yemen và Libya. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự hỗ trợ của Moscow dành cho các nước Arập trong cuộc xung đột với Israel đã đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố vị thế của các nước Arập ở cấp độ quốc tế. Cũng trong thời gian đó, quan hệ của Moscow với Iran, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhiều vấn đề do mối liên kết của họ với phương Tây thời Chiến tranh lạnh.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nga đã cố gắng duy trì mối quan hệ hữu nghị, mặc dù gián đoạn khoảng 15 năm sau chuyến thăm của Tổng thống Ai Cập Sadat tới Jerusalem, với hầu hết các nước cộng hòa Arập. Moscow đã biến mối quan hệ từng lạnh nhạt với các chế độ quân chủ này thành những mối quan hệ cùng có lợi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả hợp tác năng lượng và quân sự.

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Iran năm 1979, Moscow đã có thể hàn gắn quan hệ với Tehran. Kể từ đó, các mối quan hệ nhìn chung đã được cải thiện, và sự hợp tác gia tăng, đặc biệt là ở Syria. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Moscow đã có thể thiết lập mối quan hệ tốt đẹp hơn với cả Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Rõ ràng là trong thập kỷ qua, quan hệ với cả hai nước này – dù đôi khi bị gián đoạn – đã đạt đến mức cao lịch sử. Như vậy, mối quan hệ của Moscow với các bên tham gia chủ chốt trong khu vực đã được cải thiện rõ rệt so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nga trong việc tăng cường an ninh ở Trung Đông

Thứ nhất, Moscow có lợi thế là mối quan hệ lịch sử lâu đời với các nước Trung Đông. Điều này luôn mang lại cho Nga sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện vượt trội về một khu vực nằm gần biên giới với Nga và ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nga.

Thứ hai, lợi thế này được củng cố bởi thực tế là, không giống như Mỹ, Moscow có quan hệ tốt với tất cả các bên tham gia chủ chốt trong khu vực. Trung Quốc cũng có lợi thế này, nhưng tỏ ra miễn cưỡng trong việc can dự với bất kỳ sáng kiến nào liên quan đến an ninh và ưu tiên tập trung vào thúc đẩy lợi ích kinh tế của mình.

Thứ ba, với việc mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang xấu đi do cuộc xung đột ở Ukraine, gần như khó có thể hình dung được bất kỳ sự hợp tác nào giữa hai nước ở Trung Đông trong thời gian tới. Tuy nhiên, bất chấp tình trạng tồi tệ trong quan hệ Mỹ-Nga, Moskcow vẫn có thể đóng góp quan trọng cho an ninh và ổn định ở Trung Đông, đồng thời mở đường cho giải pháp một khi hợp tác với Mỹ được khôi phục. Vai trò như vậy của Nga ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách, khi xét tới hậu quả sâu rộng và nghiêm trọng của tình hình thảm khốc ở Gaza và sự leo thang gần đây ở Liban.

Với cuộc chiến ở Gaza, mô hình cho một giải pháp khu vực đã thay đổi. Không còn là “Arập đối đầu với Israel” nữa, mà là phần còn lại của thế giới được chia thành nhóm người theo dõi từ bên ngoài và nhóm người ủng hộ một trong các bên ở mức độ này hay mức độ khác. Giờ đây, gần như toàn bộ cộng đồng quốc tế đang chống lại Israel và chỉ có một số ít bên ủng hộ nước này, bao gồm cả Mỹ. Nhưng ngay cả vấn đề này cũng có những thay đổi. Có thể nhận thấy điều đó khi tham khảo các nghị quyết được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua từ tháng 10/2023, trong đó mới nhất là vào ngày 18/9 (Nghị quyết ES-10/24 theo ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế, khi đó chỉ có 14 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ Israel, 43 phiếu trắng và 124 phiếu chống lại nước này).

Nga có thể làm gì ở Trung Đông?

Tất nhiên, sẽ không thể có được một bước đột phá trong các vấn đề đang gây khó khăn cho khu vực, cho đến khi Nga-Mỹ khôi phục được sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác dưới hình thức nào đó. Vậy thì Nga có thể làm gì để cải thiện tình hình an ninh trong khu vực?

Thứ nhất, mối quan hệ của Nga với Israel chưa bao giờ tốt hơn, bất chấp những bước thụt lùi tạm thời do xung đột ở Ukraine. Điều đáng tiếc là dưới thời Chính quyền Israel hiện tại, triển vọng giải quyết vấn đề Hamas, chưa kể đến vấn đề Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Syria và Liban, là gần như bằng không. Mục tiêu tối đa có thể đạt được là một lệnh ngừng bắn, hỗ trợ nhân đạo, tạo điều kiện cho người dân Gaza trở về nhà và dỡ bỏ các biện pháp đang làm leo thang tình hình ở Bờ Tây. Ngoài ra, ưu tiên hàng đầu là nhanh chóng ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel vào Liban và đảm bảo sự ổn định của biên giới Israel-Liban.

Thứ hai, Nga cũng có thể góp sức ở những địa bàn nước này trực tiếp tham gia, cụ thể là Syria, Libya, Sudan và Iran. Tình hình ở cả Libya và Sudan đều không thể giải quyết nhanh chóng do sự chia rẽ nội bộ sâu sắc dường như ngăn cản việc đạt được bất kỳ sự hiểu biết lẫn nhau nào. Moscow có quan hệ tốt với tất cả các bên liên quan, dù là ở địa phương hay khu vực, chủ yếu là với Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Nga cũng có liên lạc với các bên xung đột.

Syria và Iran nằm trong nhóm đặc biệt, mặc dù vì những lý do khác nhau. Nhưng quan trọng hơn, các nước này được kết nối với nhau, vì các bên tham gia chính ở Syria là Ankara và Tehran. Vấn đề loại bỏ sự hiện diện của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria là rất quan trọng đối với sự ổn định lâu dài của đất nước, cũng như đối với mối quan hệ giữa Ankara và Tehran với các nước Arập.

Thứ ba, các vấn đề ưu tiên của Nga luôn là an ninh khu vực ở Trung Đông và chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Mối quan hệ của Nga với Iran cũng có thể được tận dụng để giải quyết các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu. Để đạt được điều này, cần phải nối lại đàm phán với Iran theo hình thức P5+1, cũng như khởi động lại nỗ lực hình thành hệ thống an ninh khu vực. Việc thiết lập hệ thống như vậy đòi hỏi quá trình phức tạp và lâu dài và sẽ không thể thực hiện được trong tương lai gần.



Nguồn: https://congthuong.vn/chien-su-trung-dong-nga-co-the-lam-gi-de-dap-tat-ngon-lua-chien-tranh-353466.html

Cùng chủ đề

Hàn Quốc nói Triều Tiên điều binh lính đến Nga

Cơ quan tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) ngày 18/10 cho biết, Triều Tiên điều động khoảng 1.500 lính đặc nhiệm đến vùng Viễn Đông của Nga để tham gia huấn luyện và thích nghi tại các căn cứ quân sự địa phương và có khả năng sẽ được triển khai để chiến đấu trong cuộc chiến ở Ukraine.Trong một tuyên bố, Cơ quan tình báo quốc gia cho biết họ làm việc với cơ quan tình báo...

Nga thử nghiệm đưa “xích thố” điện vào chiến trường Ukraine

Tập đoàn Kalashnikov (Nga) vừa tiến hành các cuộc thử nghiệm xe máy điện chiến đấu (BME) tại khu vực biên giới nhằm đánh giá khả năng hoạt động của chúng trong các nhiệm vụ quân sự, đặc biệt trong bối cảnh xung đột đang diễn ra tại Ukraine. Thông tin này được công ty chính thức công bố vào ngày 18/10, đánh dấu một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đến Nga tham dự Hội nghị nhóm BRICS mở rộng

Nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23 đến ngày 24/10/2024.BRICS - nhóm các nền kinh tế mới nổi - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi được thành lập sau khi bổ sung...

BRICS “hội làng”, Nga gặp lại bạn cũ ý hợp tâm đầu, cùng tính kế dài lâu

Không chỉ là một Hội nghị thượng đỉnh Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS++) với nhiều nội dung tham vọng, tiếp tục có những diễn biến khác, chắc chắn khiến các nhà lãnh đạo phương Tây cảm thấy không vui.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Theo Reuters ngày 19/10, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết họ sẽ mở một cuộc đánh giá an toàn mới đối với Boeing khi cơ quan này tiếp tục giám sát chặt chẽ nhà sản xuất máy bay sau một trường hợp khẩn cấp trên chuyến bay vào tháng 1 năm nay. FAA cho biết, quá trình đánh giá mới sẽ thăm dò các vấn đề như chất...

Bạc tăng cao nhất trong 10 năm trở lại

Giá bạc hôm nay có phiên tăng kịch trần trong 10 năm trở lại. Tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết ở mức 1.204.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.241.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc hiện được niêm yết ở mức 953.000 đồng/lượng (mua vào) và 987.000 đồng/lượng (bán ra)....

Giảm sâu tại các thị trường trọng điểm

Giá tiêu hôm nay ngày 19/10/2024, tại các vùng trọng điểm có biến động giảm mạnh so với ngày hôm qua và giao dịch quanh mốc 143.000 -143.500 đồng/kg. Trung bình tại một số khu vực trọng điểm giảm 1.000 đồng/kg. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 143.500 đồng/kg giảm 1.000 đồng so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia...

Thị trường heo tiếp đà giảm sâu, xuất hiện mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 19/10/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 19/10/2024 tiếp đà đi ngang ở nhiều địa phương và giao dịch trong khoảng 64.000 - 65.000 đồng/kg. Cụ thể, giá heo hơi cao nhất trong khu vực đối với các tỉnh thành: Nam Định. Trong khi đó, tại tỉnh Thái Nguyên giảm 1.000 đồng/kg về mốc 64.000...

Vì sao thị trường lao dốc giảm mạnh?

Giá cà phê thế giới rạng sáng ngày 19/10/2024, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới)....

Bài đọc nhiều

Bộ Ngoại giao: Công dân Việt Nam tại Trung Đông hiện vẫn an toàn

Theo thông tin mới nhất của các cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn an toàn. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: TTXVN phát Chiều 17/10, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về công tác bảo hộ công dân trước xung đột giữa Iran và Israel, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Theo...

Phát huy đại đoàn kết đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 17-10, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã khai mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại đại hội - Ảnh: NAM TRẦN Thực tiễn lịch sử cho thấy khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên sức mạnh to lớn và là cội nguồn mọi thành công của cách mạng Việt Nam. Càng trong khó khăn, thách thức, đứng...

Bộ GTVT làm rõ ý kiến về hướng tuyến, mức đầu tư đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) - Tiếp thu nhiều ý kiến của Hội đồng Thẩm định, Bộ GTVT cho biết hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được xác định chi tiết hơn trong báo cáo khả thi của dự án.   Bộ GTVT vừa có văn bản phản hồi những nội dung mà Hội đồng Thẩm định Nhà nước đề nghị làm rõ trong báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Trong đó, có...

Tối ưu hóa hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua chuyển đổi số

ThS. Nguyễn Văn Thuật, Phó Cục trưởng Cục TTĐN, Bộ TT&TT Lĩnh vực truyền thông trên thế giới đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ, với sự ra đời của hàng loạt các nền tảng nội dung số, mạng xã hội xuyên biên giới, tích hợp đa phương tiện, đa dịch vụ, đa ứng dụng. Bởi vậy, để công tác truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới đạt hiệu quả tốt, phù hợp với xu...

“Đồng bào các DTTS đã chung sức, đồng lòng, góp sức cùng Nhân dân cả nước trong công cuộc đổi mới và bảo vệ...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Bình lần thứ IV - năm 2024 đã thông qua Quyết tâm thư với các mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2024 – 2029 như: 100% xã vùng đồng bào DTTS đáp ứng mức đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu đến năm 2030, có 50% số xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20% số...

Cùng chuyên mục

28 nhóm ý kiến, kiến nghị cử tri Hà Nội gửi tới Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp ý kiến của cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các cơ quan, đơn vị có liên quan...

Cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực hiện đúng cam kết đã đề ra về bảo đảm cung ứng điện, đến thời điểm này, chúng ta có thể khẳng định năm 2024 không thiếu điện dù mức tiêu thụ tăng khoảng 11-13% so với năm 2023. Việc bảo đảm đủ điện rất quan trọng để thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm. ...

Trót mê ẩm thực Việt Nam, người đàn ông Ấn Độ mang món ăn Việt về quê

(Dân trí) - Sau nhiều lần tới Việt Nam du lịch, anh Sahil Sambhi người Ấn Độ đam mê ẩm thực Việt. Khi quay lại quê nhà, anh quyết định mở một nhà hàng mang hương vị Việt tại đây. "Phở, bánh mì và gỏi cuốn là những món ăn tôi từng thưởng thức khi tới Hồ Tràm ở Việt Nam vào tháng 6/2023 trong chuyến công tác ngắn ngày. Khi biết một nhà hàng chuẩn Việt vừa khai trương...

Hàng Việt Nam tiếp tục chinh phục khách hàng Pháp

VOV.VN - Ngày 18/10, sự kiện “Tuần hàng Việt Nam” lần thứ 2 trong năm 2024 đã được khai trương tại thành phố Collérien, cách thủ đô Paris 30 km, tiếp tục giới thiệu và khẳng định vị thế hàng made in Việt Nam tới bạn bè Pháp. Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định, việc tăng cường các hoạt động quảng bá, tiết mục văn nghệ cùng nhiều trải...

Tăng cường hợp tác xây dựng biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị

NDO - Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Bát Xát, Mường Khương và Pha Long (Lào Cai, Việt Nam) vừa có buổi hội đàm với Trạm kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) nhằm tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác trong xây dựng và quản lý biên giới. Quang cảnh buổi hội đàm Chiều 18/10, tại thành phố Lào Cai, 4 Đồn Biên phòng, Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Bát...

Mới nhất

Tháo gỡ cơ chế cho điện LNG từ bài học Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4

Thách thức trong quá trình triển khai dự án NMĐ Nhơn Trạch 3&4 Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 đang chuẩn bị cho quá trình đốt lửa lần đầu vào quý 4 năm 2024 và toàn bộ dự án dự kiến sẽ đi vào vận hành thương mại vào năm 2025. Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 đặt tại huyện...

Toàn cảnh tuyến đường mới mở trị giá 1.200 tỷ của quận Long Biên

Đoạn đường kết nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư phường Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) tạo ra một hệ thống giao thông có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại.   Dantri.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/video/noi-trung-bay-hien-vat-goi-nho-ve-cuoc-doi-anh-hung-ly-tu-trong-176090.htm

Cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực hiện đúng cam kết đã đề ra về bảo đảm cung ứng điện, đến thời điểm này, chúng ta có thể khẳng định năm 2024 không thiếu điện dù mức tiêu thụ tăng khoảng 11-13% so với năm 2023. Việc bảo đảm đủ điện rất quan trọng để...

Nhà trường và doanh nghiệp đồng hành trong sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực

(ĐCSVN) – Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, nên ra nhiều vấn đề liên quan đến các giải pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; đồng thời nhiều đề xuất, kiến nghị cũng đã được Hội thảo quan tâm đặt ra…. ...

Trót mê ẩm thực Việt Nam, người đàn ông Ấn Độ mang món ăn Việt về quê

(Dân trí) - Sau nhiều lần tới Việt Nam du lịch, anh Sahil Sambhi người Ấn Độ đam mê ẩm thực Việt. Khi quay lại quê nhà, anh quyết định mở một nhà hàng mang hương vị Việt tại đây. "Phở, bánh mì và gỏi cuốn là những món ăn tôi từng thưởng thức khi tới Hồ Tràm ở Việt...

Mới nhất