Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTập huấn Xây dựng báo cáo định kỳ thực hiện công ước...

Tập huấn Xây dựng báo cáo định kỳ thực hiện công ước 2003 và tình trạng di sản trong các danh sách của UNESCO


Tham dự có lãnh đạo Sở VHTTDL, các đơn vị/ phòng chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh, thành phố, đại diện các cơ quan nghiên cứu văn hóa và đào tạo về di sản văn hóa thuộc Bộ VHTTDL, Viện VHNT quốc gia Việt Nam, Viện Âm nhạc, các nghệ nhân tiêu biểu đại diện cho cộng đồng chủ thể thực hành các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh của 63 tỉnh/ thành phố.

Tập huấn Xây dựng báo cáo định kỳ thực hiện công ước 2003 và tình trạng di sản trong các danh sách của UNESCO  - Ảnh 1.

Các đại biểu dự Tập huấn

Đây là lần đầu tiên Cục Di sản văn hóa tổ chức tập huấn xây dựng Báo cáo định kỳ quốc gia tình trạng di sản trong các danh sách của UNESCO. Tham gia có các báo cáo viên GS.TS. Nguyễn Thị Hiền, thành viên Ban tư vấn của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2017-2020; Ths. Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa, Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam.

Hoạt động tập huấn cung cấp cho các học viên phương pháp, kỹ thuật viết báo cáo định kỳ từ nhiều góc độ khác nhau, hiểu về những thay đổi trong cơ chế báo cáo dựa trên kết quả kiểm kê hàng năm cũng như hiểu hơn về việc tích hợp các hoạt động bảo vệ di sản phi vật thể trên quy mô rộng.

Đây cũng là một trong những cơ hội hiếm hoi để nhiều tỉnh, thành phố có di sản trong các Danh sách của UNESCO cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn sự kết nối và hợp tác tích cực trong trong tương lai.

Việc tổ chức xây dựng Báo cáo định kỳ quốc gia thể thể hiện sự nỗ lực, vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết khi tham gia Công ước 2003 của UNESCO đối với việc quản lý, bảo vệ, nghiên cứu, kiểm kê, nhận diện, thực hành, truyền dạy, quảng bá và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh; khẳng định vai trò quan trọng của Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, cũng như để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể và hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản sau khi được UNESCO ghi danh.

Đồng thời, thể hiện trách nhiệm và tình yêu của nghệ nhân, cộng đồng thực hành di sản và chính quyền các cấp đối với di sản văn hóa phi vật thể.

Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thông qua năm 2003. Ngày 20. 9. 2005, Việt Nam chính thức tham gia và đã trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này, đánh dấu sự hội nhập, xác định vai trò quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể với UNESCO và các nước trên thế giới.

Trong quá trình đó, Công ước 2003 là công cụ pháp lý quan trọng góp phần định hướng và hỗ trợ Việt Nam ban hành các chủ trương, chính sách quan trọng và phù hợp với công tác bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam.

Năm 2001, lần đầu tiên loại hình di sản văn hóa phi vật thể được chính thức quy định tại Luật Di sản văn hóa, tạo một bước chuyển biến lớn và quan trọng trong nhận thức của toàn xã hội về di sản văn hóa phi vật thể, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể nói riêng.

Ngay từ khi xây dựng Luật Di sản văn hóa năm 2001, nhiều nội dung về di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Luật. Luật Di sản văn hóa dành riêng một chương để quy định về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Tập huấn Xây dựng báo cáo định kỳ thực hiện công ước 2003 và tình trạng di sản trong các danh sách của UNESCO  - Ảnh 2.

Đến nay, Việt Nam có 15 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các danh sách của UNESCO.

Các nội dung về di sản văn hóa phi vật thể quy định trong Luật đã góp phần quan trọng vào thành quả bảo vệ di sản văn hóa nói chung trong suốt hơn 20 năm qua, làm cân bằng hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phù hợp với tinh thần, quy định của Công ước 2003, được quốc tế đánh giá cao, góp phần bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tạo bức tranh chung, đa dạng văn hóa của nhân loại.

Theo Công ước 2003, các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không chỉ là ghi danh vào các Danh sách, mà còn là việc các quốc gia cần thực hiện các biện pháp khác nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm cả di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh và di sản văn hóa phi vật thể chưa được ghi danh.

Một trong những biện pháp quan trọng và bắt buộc đối với các quốc gia thành viên của Công ước 2003 là thực hiện nhiệm vụ báo cáo về tình trạng các di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh tại các danh sách của UNESCO.

Thông qua việc xây dựng báo cáo, các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và cộng đồng chủ thể của di sản nắm rõ được tình trạng của di sản cũng như những biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được thực hiện trong thời gian qua.

Báo cáo này sẽ được Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể xem xét, đánh giá và cho ý kiến. Nội dung Báo cáo tập trung vào việc nhận diện sự thay đổi về chức năng xã hội và văn hóa của di sản so với thời điểm được ghi danh; ý nghĩa của di sản hiện nay đối với cộng đồng; sức sống hiện nay của di sản so với thời gian trước; tình trạng thực hành, truyền dạy, sự thay đổi về chức năng xã hội và văn hóa của di sản so với thời điểm được ghi danh; các biện pháp đã và đang thực hiện; sự tham gia của cộng đồng, chính quyền địa phương và xã hội vào việc bảo vệ di sản…

Tính đến nay, Việt Nam có 15 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các danh sách của UNESCO. Trong đó, 13 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 02 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Tập huấn Xây dựng báo cáo định kỳ thực hiện công ước 2003 và tình trạng di sản trong các danh sách của UNESCO  - Ảnh 3.

Hoạt động ghi danh vào các Danh sách của UNESCO là một trong nhiều hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Các di sản văn hóa phi vật thể này phân bố rộng khắp trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố. Hoạt động ghi danh vào các Danh sách của UNESCO là một trong nhiều hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Tuy nhiên, sau khi ghi danh, chính quyền, cộng đồng chủ thể của di sản ở các cấp càng cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị đối với các di sản, làm cho di sản văn hóa có đóng góp tích cực vào đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, góp phần phát triển đất nước.

Thông qua việc tăng cường thực hiện và hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa, cam kết mạnh mẽ việc thực hiện Công ước 2003 của UNESCO, Việt Nam đã và đang đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực, trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; góp phần vào nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm của UNESCO và Công ước 2003, cũng như tự cường mạnh mẽ trong việc đóng góp vào bảo vệ sự đa dạng văn hóa và phát triển bền vững di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới. Di sản văn hóa phi vật thể ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững văn hóa, kinh tế và xã hội của mỗi cộng đồng, quốc gia./.



Nguồn: https://toquoc.vn/tap-huan-xay-dung-bao-cao-dinh-ky-thuc-hien-cong-uoc-2003-va-tinh-trang-di-san-trong-cac-danh-sach-cua-unesco-20241019092441032.htm

Cùng chủ đề

Vòng tuần hoàn nước toàn cầu đang bị phá vỡ lần đầu tiên lịch sử

(CLO) Một báo cáo mới đây của Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu đã cảnh báo về việc con người đã phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của chu trình nước toàn cầu, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử nhân loại. ...

Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024.

Tham dự buổi họp có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Văn hóa dân tộc, Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội,…Báo cáo về kế hoạch tổ chức Liên hoan, Vụ trưởng Vụ Văn...

Tang thương vì mưa bom bão đạn, Liên hợp quốc gây sức ép lên Israel về tình hình nhân đạo tại Gaza

Liên hợp quốc (LHQ) cáo buộc Israel ngăn chặn chuyển giao viện trợ cấp thiết đến Gaza, trong khi đại sứ Mỹ yêu cầu chính phủ nước này nỗ lực hơn nữa để giải quyết "khủng hoảng nhân đạo không thể chịu đựng được" tại vùng lãnh thổ xung đột với Palestine.

Nhật Bản ngỏ ý đối thoại về vấn đề Triều Tiên, NATO muốn “chuyện lâu dài” với Nga, Mỹ xóa nợ sinh viên

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/10.

Xây dựng giải pháp thúc đẩy phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm STEM

Sáng ngày 16/10 tại Hà Nội, Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) chủ trì tổ chức Chương trình tham vấn “Xây dựng giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm các ngành STEM”. Sự kiện được tổ chức thực hiện bởi Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp Đại học Cao đẳng Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng Ninh Bình trở thành điểm đến nổi tiếng thu hút các nhà làm phim trên thế giới

Tham dự sự kiện có ngài Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; bà Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; bà Ngô Phương Lan, Chủ...

30 đơn vị/đoàn nghệ thuật tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc

Thực hiện Quyết định số 2836/QÐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức "Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024", Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân...

Chi tiết Bộ Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT vừa được Bộ GDĐT công bố

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho tổ chức Kỳ thi, đồng thời giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh chủ động trong...

Tuyển sinh lớp 10 THPT dự kiến thi 3 môn, theo 3 phương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp

Bộ GDĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) trước khi ban hành. Bộ cho biết, theo kế hoạch, Quy chế thi tuyển sinh mới sẽ được ban hành sớm...

Vẫn còn những rào cản

Vẫn còn những "rào cản"Truyện tranh là một lĩnh vực của công nghiệp hình ảnh đã có nhiều đóng góp với công nghiệp văn hóa. Trên thế giới, trong gần 100 năm qua, thị trường xuất bản truyện tranh ở các nước đã và đang phát triển với nhiều thành...

Bài đọc nhiều

Ai Cập mở cửa thử nghiệm bảo tàng khảo cổ học lớn nhất thế giới

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: baoquocte2016@gmail.com Liên hệ quảng cáo: truyenthongtgvn@gmail.com © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không...

Google thay ‘tướng’ bộ phận quảng cáo và tìm kiếm

Google sẽ thay thế Prabhakar Raghavan, phụ trách bộ phận tìm kiếm và quảng cáo, bằng giám đốc lâu năm Nick Fox. Theo CEO Alphabet Sundar Pichai, ông Raghavan sẽ chuyển sang vai trò Giám đốc công nghệ sau 12 năm dẫn dắt các nhóm tại Google. "Prabhakar quyết định đã đến lúc thực hiện bước nhảy vọt lớn trong sự nghiệp của chính mình", ông Pichai viết trên blog hôm 17/10. Google đang tiếp tục tái cấu trúc các bộ...

Xuất hiện hình thức lừa đảo mới dùng AI để đánh cắp thông tin người dùng gmail

Trung tâm VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa cảnh báo về sự xuất hiện trên thế giới của hình thức lừa đảo mới, lợi dụng AI và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập gmail của người dùng. Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho hay, một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng AI và công nghệ...

‘Đóng băng’ Hà Nội ngày tháng cũ

Mỗi khi có dịp ngồi cùng bạn bè thân thiết nơi quán quen, ông cầm đàn lên, hát say sưa về Hà Nội, giữa không gian man mát lạnh buồn, bên những gương mặt nhẹ nhàng an nhiên:...

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc 2024

Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 là một sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn do UBND tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức. Thông tin về Ngày...

Cùng chuyên mục

Trung ương Đoàn xây nhà nhân ái, trao học bổng cho học sinh Hà Tĩnh

Trong khuôn khổ chương trình, đoàn đại biểu đã tới dâng hương tưởng niệm và tham quan triển lãm về cuộc đời, sự nghiệp của anh Lý Tự Trọng tại khu tưởng niệm; dâng hương tại khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Nguồn: https://tuoitre.vn/trung-uong-doan-xay-nha-nhan-ai-trao-hoc-bong-cho-hoc-sinh-ha-tinh-20241019152311527.htm

Samsung OLED TV ‘thần tốc’ chinh phục thị trường toàn cầu

Samsung OLED TV nhanh chóng cán mốc 23% thị phần toàn cầu chỉ sau 2 năm ra mắt, đóng góp không nhỏ vào thành tích 18 năm liên tiếp dẫn đầu thị trường TV toàn cầu của Samsung. Tại sự kiện ra mắt dòng sản phẩm Samsung AI TV 2024 hồi đầu năm tại Hàn Quốc, ông Yong Seok-woo, Chủ tịch kiêm Giám đốc mảng kinh doanh màn hình hiển thị tại Samsung Electronics, chia sẻ: “Trong hai năm qua,...

Công bố nhiều phát hiện quan trọng liên quan đến thời đại kim khí

Nhóm nghiên cứu Viện Khảo cổ học đã cho khai quật Di chỉ vườn chuối rộng 6.000m2 và công bố nhiều phát hiện quan trọng liên quan đến thời đại kim khí.

Ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc sẽ diễn từ ngày 2 đến 4/11

(CLO) Ngày hội diễn ra từ ngày 2 đến 4/11, tại Lạng Sơn gồm trình diễn nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, quảng bá đặc sản địa phương, giới thiệu văn hóa ẩm thực. ...

Mới nhất

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phát triển điện hạt nhân

TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển điện hạt nhân; tiếp tục hoàn thiện các quy định, thể chế và cập nhật, điều chỉnh quy hoạch điện VIII. Ngày 19/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển...

Chân dung tân hiệu trưởng trường Y Dược lớn nhất phía Nam sinh năm 1977

Theo thông tin từ Trường Đại học Y Dược TP.HCM, sáng 19/10, Trường Đại học Y Dược TP.HCM đã tổ chức Lễ công bố và trao...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên khai mạc Đại hội đồng AIPA-45

TPO - Sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane, Lào, với sự tham dự của đoàn đại biểu các Nghị viện/Quốc hội thành viên, Quan sát viên và Đối tác phát triển của AIPA. Chủ tịch Quốc hội...

Mới nhất