Trang chủChính trịNgoại giaoHai đối thủ tăng cường "phô" sức mạnh, vị thế USD vẫn...

Hai đối thủ tăng cường “phô” sức mạnh, vị thế USD vẫn “vững như thạch bàn”, vì sao vậy?

Những năm gần đây, đồng EUR và đồng Nhân dân tệ (NDT) đã nổi lên như những đối thủ tiềm năng thách thức vị thế thống trị của USD.

Hai đối thủ tăng cường 'phô' sức mạnh, vị thế USD vẫn 'vững như thạch bàn', vì sao vậy?
USD sẽ tiếp tục vững chắc ở vị trí dẫn đầu bất chấp sự hiện diện ngày càng nhiều hơn của EUR và NDT. (Đồ họa: Global Times)

USD từ lâu đã nắm giữ vị thế là đồng tiền thống trị thế giới. Nguyên nhân chủ yếu do quy mô to lớn và sự ổn định của nền kinh tế Mỹ cũng như tính thanh thoản vô song đến từ các thị trường tài chính nước này. Những yếu tố đó đã củng cố vị thể thống trị của USD trong thương mại và tài chính quốc tế, với việc kinh tế Mỹ được định giá lên tới hơn 25.000 tỷ USD.

Hai đối thủ của USD

Tuy nhiên, những năm gần đây, hai loại tiền tệ khác là đồng EUR và đồng NDT đã nổi lên như những đối thủ tiềm năng thách thức vị thế thống trị của USD.

EUR – được hỗ trợ bởi khuôn khổ thể chế mạnh mẽ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) – mang lại sự ổn định chính trị và quyền lực tiền tệ vững chắc. Những đặc điểm này khiến EUR trở thành ứng viên hấp dẫn cho vị trí tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Dù vậy, với việc Liên minh châu Âu (EU) phân mảnh về mặt cấu trúc và chính trị cùng chính sách tài khóa khác biệt giữa các quốc gia thành viên đã làm suy yếu độ tin cậy của EUR như một tài sản dự trữ toàn cầu.

Tính đến năm 2023, EUR chỉ chiếm 21% dự trữ ngoại hối toàn cầu so với 58% của USD. Ngay cả khi phát hành 400 tỷ EUR (hơn 447 tỷ USD) trái phiếu được bảo lãnh chung trong cuộc khủng hoảng Covid-19, Eurozone vẫn thiếu các thị trường nợ đủ sâu và thanh khoản cần thiết để nâng cao vị thế của EUR như một loại tiền tệ dự trữ.

Về phía Trung Quốc, những tăng trường kinh tế nhanh chóng và vai trò ngày càng mở rộng trong thương mại toàn cầu đã thúc đẩy đáng kể vị thế toàn cầu của NDT.

Theo Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), trong năm 2023, NDT chiếm 3,71% giá trị thanh toán toàn cầu. Tỷ trọng thanh toán tài trợ thương mại của NDT đã tăng gấp đôi từ 4% vào năm 2022 lên 8% vào năm 2024.

Những tiến bộ này, được thúc đẩy bởi sức mạnh kinh tế lớn thứ hai thế giới, đưa NDT trở thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu tiềm năng.

Nhưng không thể phủ nhận, NDT vẫn phải đối mặt với những trở ngại đáng kể ngăn cản các quốc gia khác sử dụng NDT như một loại tiền tệ dự trữ, trong đó bao gồm hoạt động kiểm soát vốn chặt chẽ.

NDT “chiếm sóng”, vô tình củng cố vai trò của USD

Các cuộc thảo luận gần đây đã nêu bật những thay đổi tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về các lựa chọn thay thế đồng USD.

Đơn cử như việc các thị trường mới nổi có thể bắt đầu phát hành nhiều nợ hơn bằng loại tiền tệ của các đối tác thương mại, như Trung Quốc.

Năm ngoái, thị trường trái phiếu Panda của Trung Quốc đã chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục khi các nhà phát hành nước ngoài huy động được hơn 15,3 tỷ USD trái phiếu bằng NDT, tăng từ 12,4 tỷ USD của năm 2022. Mức tăng trưởng mạnh mẽ này báo hiệu sự tin tưởng ngày càng tăng vào NDT như một loại tiền tệ tài trợ, có khả năng thúc đẩy vị thế của đồng tiền này như một loại tiền tệ dự trữ.

Song song với đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đã triển khai nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy đồng nội tệ trở thành một loại tiền tệ toàn cầu.

Điển hình như việc thành lập Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) vào năm 2015 và phát triển đồng NDT kỹ thuật số (e-CNY).

Những sáng kiến này nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống tài chính do Mỹ thống trị như SWIFT và tăng cường khả năng tiếp cận toàn cầu của NDT.

Hai đối thủ tăng cường 'phô' sức mạnh, vị thế USD vẫn 'vững như thạch bàn', vì sao vậy?
Năm ngoái, thị trường trái phiếu Panda của Trung Quốc đã chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục khi các nhà phát hành nước ngoài huy động được hơn 15,3 tỷ USD trái phiếu bằng NDT. (Nguồn: Medium)

Thế nhưng, với những nỗ lực trên, tỷ trọng của đồng NDT trong dự trữ toàn cầu vẫn còn rất nhỏ, chỉ ở mức 3% so với 58% của USD.

Hơn nữa, việc giới thiệu các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) có thể định hình lại bối cảnh tiền tệ toàn cầu.

Sự thống trị của USD trong giao dịch DeFi (tài chính phi tập trung), nơi 99% stablecoin (các loại tiền mã hóa được gắn với một tài sản có giá cả ổn định) được neo theo USD, cho thấy việc mở rộng bất kỳ đồng tiền kỹ thuật số nào cũng có khả năng củng cố vai trò của USD.

USD vững chắc

USD sẽ tiếp tục vững chắc ở vị trí dẫn đầu bất chấp sự hiện diện ngày càng nhiều hơn của EUR và NDT.

Đồng bạc xanh ổn định và có tính thanh khoản, kết hợp với ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ – được hỗ trợ bởi ngân sách quân sự trị giá 877 tỷ USD – đã đảm bảo sự thống trị liên tục của USD.

Trong khi đó, EUR phải đối mặt với những rào cản đáng kể do EU phân mảnh về mặt chính trị và các chính sách tài khóa khác nhau giữa các quốc gia thành viên. Những điều này làm suy yếu độ tin cậy của EUR như một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu, bất chấp việc chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong dự trữ toàn cầu.

Các yếu tố địa chính trị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thống trị của USD.

Vị thế của USD được củng cố bởi quyền tối cao về chính trị và quân sự của nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng như quyền trừng phạt vô song của USD. Các quốc gia phụ thuộc vào đồng tiền này trong giao dịch tài chính và thương mại quốc tế nhiều khả năng sẽ điều chỉnh chính sách theo lợi ích của Mỹ, qua đó càng củng cố thêm vai trò trung tâm của USD trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Mặc dù Euro và NDT đã có những bước tiến đáng kể trong thương mại và tài chính toàn cầu, nhưng vẫn chưa thể là lựa chọn thay thế đáng tin cậy cho vị trí đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Những thách thức về cấu trúc và chính trị mà cả hai loại tiền tệ này phải đối mặt cho thấy USD sẽ tiếp tục thống trị trong tương lai gần.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hai-doi-thu-tang-cuong-pho-suc-manh-vi-the-usd-van-vung-nhu-thach-ban-vi-sao-vay-290286.html

Cùng chủ đề

Giá USD ngân hàng tiếp tục tăng mạnh, vượt 25.400 đồng

Giá USD ngân hàng hôm nay tiếp đà tăng mạnh từ 2 hôm trước, đắt thêm hơn 100 đồng. Giá USD bán ra tại nhiều nhà băng đã vượt mức 25.400 đồng/USD, chạm mức kịch trần. Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đồng USD được Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay (18/10) là 24.213 đồng/USD, tăng 14 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch USD...

Giá USD ngân hàng tiếp đà tăng cao

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD được Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 17/10 là 24.199 đồng/USD, tăng 12 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch tỷ giá VND/USD hôm nay trong phạm vi 22.989-25.409 đồng/USD. Tỷ giá mua USD tham khảo vẫn được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức 23.400 đồng/USD. Nhưng tỷ giá bán USD...

Phương Tây không thể tịch thu tài sản Nga, EU khởi động kết nạp quốc gia Balkan, Hàn Quốc hy vọng vượt Nhật

Quan ngại việc Fed cắt giảm lãi suất, hàng trăm tỷ USD dự trữ của Nga vẫn ngoài tầm với của phương Tây, EU khởi động quy trình kết nạp Albania, xuất khẩu Trung Quốc đạt kỷ lục, Hàn Quốc hy vọng vượt Nhật Bản về xuất khẩu… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Giá USD ngân hàng đồng loạt tăng mạnh

Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD hôm nay là 24.187 đồng/USD, tăng 10 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Áp dụng biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch USD trong ngày 16/10 với tỷ giá trần là 25.396 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.978 đồng/USD. Tỷ giá bán USD tham khảo được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước tăng 11...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Nga ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” với Mỹ và EU

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/10 đã lên tiếng ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” - gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc và Nga - để giải quyết xung đột Palestine-Israel và cho rằng có thể mở rộng mô hình này.

Người dân nghèo Indonesia “vỡ òa” với định hướng mới của Chính phủ, ước mơ không còn xa tầm với

Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu xây dựng 15 triệu ngôi nhà trong nhiệm kỳ 5 năm, có nghĩa mỗi năm sẽ có 3 triệu ngôi nhà được hoàn thành để hỗ trợ những người dân nghèo.

Nga diễn tập các đơn vị tên lửa hạt nhân, Tổng thống Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine, Israel kêu gọi Hamas...

Ukraine sơ tán hàng nghìn dân khỏi Kupiansk, Venezuela bắt công dân Mỹ với cáo buộc khủng bố, Philippines thúc giục ASEAN hoàn tất COC, Mỹ trừng phạt các công ty Trung Quốc liên quan đến UAV Nga…là một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier (phải) đón Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Berlin ngày 18/10. (Nguồn: AA)...

Nhu cầu giảm, thị trường kém sôi động; lý do tiêu Indonesia nhập khẩu vào Việt Nam tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 19/10/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.500 – 144.500 đồng/kg.

Giá vàng “ghi thêm kỷ lục”, nhu cầu tìm nơi trú ẩn gia tăng, đầu tư vàng lợi nhuận thế nào?

Giá vàng hôm nay 19/10/2024: Giá vàng thế giới lại cán kỷ lục mới khi nơi "trú ẩn an toàn" trở thành nhu cầu cấp thiết của thị trường. Trong nước, giá vàng nhẫn không ngừng tăng, tiếp tục lập đỉnh, đạt hiệu suất sinh lời 34%. WGC có cách tính mới để tính lợi nhuận khi đầu tư vàng.

Bài đọc nhiều

‘Cú quay xe’ bất ngờ của tỷ phú Elon Musk, có thể xoay chuyển cục diện?

Liên tiếp gây bất ngờ, kể từ khi chính thức ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump hồi tháng 7, tỷ phú Elon Musk nổi lên như một vị cố vấn có tầm ảnh hưởng, đồng thời là “nhà tài trợ” hàng đầu cho ứng viên đảng Cộng hòa trên mọi phương diện. Vậy tầm ảnh hưởng của vị tỷ phú này lớn tới đâu?

Giá vàng tiếp tục tăng “kịch trần” hay đang bong bóng, sắp xảy ra một đợt điều chỉnh mạnh?

Giá vàng hôm nay 18/10/2024: Giá vàng thế giới lập ngưỡng cao nhất mọi thời đại. Giá vàng trong nước "cố thủ" ở mức đỉnh, vàng nhẫn tiếp tục lập kỷ lục hơn 84 triệu một lượng, sinh lời tới 33%. Vậy giá vàng đã đạt đến kịch trần hay là đang trong bong bóng?

Nâng tầm đối ngoại Quốc hội tại ‘ngày hội’ lập pháp ASEAN

Chuyến thăm song phương kết hợp đa phương của Chủ tịch Quốc hội góp phần khẳng định ưu tiên cao nhất quan hệ Việt-Lào và nâng tầm đối ngoại Quốc hội Việt Nam.

Thị trường nhích nhẹ; mạnh dạn chuyển đổi, nông dân vựa tiêu Bình Phước thu ‘trái ngọt’

Giá tiêu hôm nay 18/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.

CIEM đề xuất chưa áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không chỉ tác động tới ngành nước giải khát, mà còn tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành.

Cùng chuyên mục

Giá vàng “ghi thêm kỷ lục”, nhu cầu tìm nơi trú ẩn gia tăng, đầu tư vàng lợi nhuận thế nào?

Giá vàng hôm nay 19/10/2024: Giá vàng thế giới lại cán kỷ lục mới khi nơi "trú ẩn an toàn" trở thành nhu cầu cấp thiết của thị trường. Trong nước, giá vàng nhẫn không ngừng tăng, tiếp tục lập đỉnh, đạt hiệu suất sinh lời 34%. WGC có cách tính mới để tính lợi nhuận khi đầu tư vàng.

Nhu cầu giảm, thị trường kém sôi động; lý do tiêu Indonesia nhập khẩu vào Việt Nam tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 19/10/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.500 – 144.500 đồng/kg.

Nga báo tin vui về nhập khẩu, dù bị lệnh trừng phạt của phương Tây “làm khó”; kinh tế Moscow tăng mạnh

Ngày 17/10, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, hoạt động nhập khẩu của nước này đã phục hồi trong quý III năm nay nhờ nhu cầu nội địa gia tăng, dù các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang gây nhiều khó khăn trong thanh toán quốc tế.

Nga báo tin vui về nhập khẩu, dù bị lệnh trừng phạt của phương Tây “làm khó”; kinh tế Moscow tăng mạnh

Ngày 17/10, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, hoạt động nhập khẩu của nước này đã phục hồi trong quý III năm nay nhờ nhu cầu nội địa gia tăng, dù các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang gây nhiều khó khăn trong thanh toán quốc tế.

Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ hai

Đồng chí Lương Cường yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động, tích cực; tiếp tục rà soát, triển khai các nhiệm vụ được phân công chủ trì hoặc phối hợp thực hiện...

Mới nhất

Ninh Thuận đến Đồng Nai mời gọi doanh nghiệp đầu tư

Đánh giá về tiềm năng của Ninh Thuận, bà Nguyễn Thị Hoàng - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - phân tích: "Với những điều kiện vị trí địa lý, tự nhiên, cơ sở hạ tầng, cùng với sự phát triển...

Tổng thống Nga ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” với Mỹ và EU

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/10 đã lên tiếng ủng hộ khôi phục định dạng “Bộ tứ Trung Đông” - gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc và Nga - để giải quyết xung đột Palestine-Israel và cho rằng có thể mở rộng mô hình này.

Tăng cường quản lý giáo dục an toàn giao thông ở cấp trung học phổ thông

Tham dự hội thảo có đại diện các đơn vị thuộc Bộ GDĐT, chuyên gia và 120 cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục trung học phổ thông thuộc 20 tỉnh/thành phố. Đại diện Bộ GDĐT, Ủy ban An toàn giao thông Quốc...

Lợi ích kép từ sử dụng phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Ngành nông nghiệp (nhất là lĩnh vực trồng trọt) hằng năm ước tính có khoảng hơn 45 triệu tấn rơm khô, khoảng 8 triệu tấn trấu, 30-50 triệu tấn phụ phẩm thực vật khác (lạc, ngô, đậu tương, sắn, mía, cà phê…), trong đó có tới 61% là hữu cơ có thể tái chế được. Khối lượng phụ...

Xét nghiệm sán chó cần thực hiện khi nào? Quy trình ra sao?

Xét nghiệm sán chó là một phương pháp xác định tình trạng mắc bệnh sán cho thông qua việc phát hiện sự xuất hiện của sán chó trong mẫu máu của bệnh nhân. Bài...

Mới nhất