Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngDự án điện khí, điện gió ngoài khơi vẫn mông lung

Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi vẫn mông lung


Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi: Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi vẫn mông lung

Tham vọng phát triển các nguồn năng lượng mới tại Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên nếu thiếu cơ sở pháp lý vững chắc sẽ tạo ra nguy cơ ảnh hưởng an ninh năng lượng quốc gia.

Ngày 16/10, Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức Tọa đàm Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW, Kết luận 76-KL/TW.





 Ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam nhận xét, qua nghiên cứu, tổng hợp và so sánh với những định hướng, chủ trương, Hội Dầu khí Việt Nam nhận thấy việc hiện thực hóa các dự án điện từ khí khai thác trong nước và LNG nhập khẩu, điện gió ngoài khơi vẫn còn gặp khó khăn vướng mắc, gây nguy cơ không phát triển được nguồn điện như quy hoạch đề ra.

Theo TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, việc thể chế hóa đầy đủ các nội dung của Nghị quyết số 55-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW và các chủ trương, chính sách của Đảng vào Luật Điện lực sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài tham gia hoạt động điện lực tại Việt Nam; thúc đẩy đầu tư ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Chờ đợi cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi

Từ thực tế triển khai dự án ĐGNK, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng ban Thương mại của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cho biết, dự thảo Luật Điện lực sửa đổi hiện có 130 điều nhưng chỉ có 9 điều liên quan đến điện gió ngoài khơi và là quy định chung, khái quát.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và PTSC đã kiến nghị 17 vấn đề với mục tiêu làm rõ định hướng và chính sách phát triển, nhưng chỉ có 4 vấn đề được tiếp thu.

Các kiến nghị chưa được tiếp thu, gồm: định hướng, mô hình cho các giai đoạn phát triển; thể chế hóa được vai trò của Petrovietnam theo 76-KL/TW; thống nhất về đầu mồi quản lý và vai trò của Chính phủ; sự đồng bộ giao đất với khu vực biển; cơ chế rõ ràng cho xuất khẩu điện gió ngoài khơi.

Điều này dẫn đến không rõ ràng về trình tự, thủ tục cho điện gió ngoài khơi, thiếu cơ chế để phát triển các dự án bền vững.





Ông Nguyễn Tuấn, Trưởng ban Thương mại PTSC

“Các dự án điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam rất cần cơ chế thí điểm, do đó, PTSC kiến nghị dự thảo Luật giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân kỳ các giai đoạn phát triển của ngành; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chủ trương; phát triển thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi phục vụ trong nước và xuất khẩu”, ông Nguyễn Tuấn nhận xét.

Một kiến nghị quan trọng khác được PTSC đề cập tới là tăng cường vai trò của Petrovietnam và các đơn vị thành viên tham gia chuỗi cung ứng về điện gió ngoài khơi theo kết luận 76/KL-BCT, chủ trì thực hiện công tác khảo sát địa chất và địa kỹ thuật, đo gió và thủy văn; khuyến khích các doanh nghiệp thành viên Petrovietnam tham gia vào chuỗi cung ứng và phát triển các dự án ĐGNK, tăng tỷ lệ cổ phần của Petrovietnam/đơn vị thành viên của Petrovietnam đối với dự án điện gió ngoài khơi, thí điểm xuất khẩu.

Bàn luận về các vướng mắc của điện gió ngoài khơi, TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, ở Việt Nam điện gió ngoài khơi có tiềm năng tốt, nhất là vùng Nam Trung Bộ. Do đó, việc đăng ký diện tích biển để khảo sát, đầu tư thực hiện đang “cháy chỗ”.

Theo TS. Dư Văn Toán, hiện có 4 vướng mắc của dự án điện gió ngoài khơi theo xác định của Bộ Công Thương: Chưa rõ cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi.

Quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII. Các vướng mắc về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Ông Toán nhìn nhận câu chuyện quy hoạch cần Luật Điện lực (sửa đổi) sớm rà soát tới vấn đề cấp phép với các tiêu chuẩn đo lường.

Từ thực tế đó, TS. Dư Văn Toán đề xuất có cơ chế để phục vụ dự án thí điểm, kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, với quy mô ở mức 1000 MW – 2000 MW, đồng thời quy định thời gian, giá cả triển khai

Về khu vực, vị trí diện tích khảo sát, ông Toán cho rằng PTSC cần kiến nghị thực hiện thí điểm ở khu vực biển Quảng Ninh hoặc Bình Thuận –  hai khu vực có sức gió tốt, thuận lợi về mảng giao biển và dễ dàng huy động các đối tác. Ngoài ra, ông Toán cũng đề cập tới các cơ chế thí điểm về khảo sát sơ bộ, thời gian, diện tích, vốn, quá trình quản lý – nghiệm thu – đánh giá.

Điện khí: thủ tục pháp lý mất quá nhiều thời gian

Một lĩnh vực khác được dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) xác định dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng là điện khí.

Là đơn vị đang triển khai các dự án này, ông Nguyễn Duy Giang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) chia sẻ, các dự án điện khí được công ty chuẩn bị trong 8 năm, trong đó quá trình làm thủ tục mất 2/3 thời gian, cho thấy vấn đề hoàn chỉnh thủ tục pháp lý chiếm nhiều thời gian thực hiện.

Ông Giang chia sẻ, trong quá trình triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn lớn vì giá nguyên liệu biến động, do đó cơ chế chuyển ngang giá đóng vai trò cần thiết.  Bên cạnh đó, hiện có nhiều dự án điện khí không triển khai được vì vướng mắc ở mô hình tài chính, bên cho vay không xác định được nguồn tiền.





 Ông Nguyễn Duy Giang, Phó tổng giám đốc PV Power: Dự án Nhơn Trạch 3&4, là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam có hợp đồng vay tín dụng không có bảo lãnh Chính phủ. PV Power đã dùng cổ phiếu Nhà máy điện Nhơn Trạch 1&2 và dòng tiền của Nhơn Trạch 1&2 để làm tài sản bảo lãnh cho dự án điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam này. 

“Nếu không có nhận thức khác về thúc đẩy cơ chế mua bán điện thì không thể đẩy mạnh phát triển các dự án điện khí LNG. Từ bài học kinh nghiệm của dự án Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4, kiến nghị Bộ Công Thương có cái nhìn thực tiễn để rút kinh nghiệm cho các dự án LNG về sau. Đề xuất mô hình tài chính các dự án bắt buộc phải có hợp đồng mua bán điện PPA”, ông Nguyễn Duy Giang kiến nghị.

Nói thêm về vướng mắc của điện khí, ông Đinh Đức Mạnh, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, trong quá trình triển khai Quy hoạch Điện VIII, các nhà đầu tư dự án điện khí LNG đang thực hiện theo hướng đầu tư kho cảng nhập LNG riêng lẻ, phân tán theo cấu hình một nhà máy một kho cảng. Điều này không thể tối ưu chi phí để giảm giá thành điện, rủi ro không kịp thời triển khai các dự án, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.​

Tuy nhiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) không có quy định về việc xây dựng các dự án nhiệt điện sử dụng LNG theo chuỗi gắn với kho cảng LNG trung tâm. Nhận thức nguy cơ đó, PV GAS kiến nghị xem xét cụ thể hóa trong Luật Điện lực sửa đổi cơ chế xây dựng các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên, LNG theo chuỗi gắn với kho cảng khí hóa lỏng trung tâm (LNG Hub) để tận dụng cơ sở hạ tầng hiệu hữu và đảm bảo hiệu quả của nhà nước​

Bên cạnh đó, ông Mạnh cũng cho biết, dự thảo Luật không có điều khoản quy định đối với các dự án năng lượng xanh hydro, ammoniac, khiến các nhà đầu tư không có cơ sở để triển khai nghiên cứu và đầu tư các dự án, dẫn đến nguy cơ phá vỡ Quy hoạch Điện VIII.​ Do đó, PV GAS kiến nghị phát triển chuỗi dự án sản xuất khí hydrogen, amoniac, từng bước thay thế khí tự nhiên trong sản xuất điện, tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng vận chuyển, phân phối khí hiện hữu. ​

Nhận định lợi thế phát triển điện khí ở Việt Nam lớn nhưng những rào cản hiện không nhỏ, TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế khuyến nghị, giá điện khí – LNG cần phải theo cơ chế thị trường, bởi chi phí nhập khẩu LNG thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất điện. Nếu giá điện được quy định hành chính như hiện nay, sẽ không phản ánh đúng chi phí thực tế, dẫn đến tình trạng lỗ và thiếu hụt nguồn cung.

Ông Long cũng cho rằng, cần các cam kết dài hạn giúp đảm bảo nguồn cung LNG ổn định cho sản xuất điện. Điều này quan trọng trong bối cảnh giá LNG có thể biến động lớn theo thời gian và các yếu tố thị trường.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia đề xuất mở rộng đối tượng được mua bán điện trực tiếp, bao gồm cả điện khí và khí LNG, tạo ra sự cạnh tranh, từ đó thúc đẩy hiệu quả và giảm giá điện cho người tiêu dùng.

Tiếp tục tiếp tục đóng góp hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực

Đồng cảm với kiến nghị của các đơn vị thành viên, ông Phan Tử Giang, Phó tổng giám đốc Petrovietnam cho biết, để triển khai một dự án điện khí trung bình cần 7-8 năm, điện gió ngoài khơi 7-10 năm, do đó cần sớm hoàn thiện cơ chế, nhất là cơ chế thu hút đầu tư.





Ông Phan Tử Giang, Phó tổng giám đốc Petrovietnam: Cần sớm hoàn thiện cơ chế, nhất là cơ chế thu hút đầu tư.

“Các nguồn điện giá rẻ đã chạm tới giới hạn, điện than theo các cam kết giảm phát thải nên không thể phát triển thêm, thời điểm này phải tính đến điện khí và các nguồn điện năng lượng mới. Để làm được điều này cần cơ chế đầu tư và vận hành thông thoáng, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường điện. Đây không phải chỉ là vấn đề riêng của Petrovietnam mà còn là điều kiện cần thiết của tất cả doanh nghiệp tham gia thị trường điện nói chung và điện năng lượng mới riêng”, ông Phan Tử Giang kiến nghị.

Tiếp thu các ý kiến tại tọa đàm, ông Đoàn Ngọc Dương, Phó cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương) đánh giá cao sự quan tâm, nghiên cứu của Hội Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên của PVN.

Dự thảo Luật đã qua bản cập nhật thứ 5, quá trình xử lý giải quyết tiếp thu, có sàng lọc nhiều kiến nghị. Tuy nhiên, trong phát triển điện lực nói riêng và năng lượng nói chung, các vương mắc còn đa dạng.

“Cơ quan soạn thảo sẽ nỗ lực giải quyết theo hướng tập trung xử lý tối đa các vấn đề phát sinh, thể chế hóa đường lối chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Nội dung nào chưa chín chưa được tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn, cơ quan soạn thảo áp dụng các quy định có tính khái quát và ban hành thông tư, nghị định hướng dẫn dưới Luật”, ông Dương nói.

Về kiến nghị kho LNG Hub, ông Dương cũng cho biết, dự thảo Luật không yêu cầu về nguồn cung, không giới hạn việc tự đầu tư hệ thống kho cảng đối với các chủ đầu tư, nhưng việc lấy nguồn từ kho cảng khác để tối ưu chí phí, hạ giá thành điện, tạo sức cạnh tranh sẽ được khuyến khích.

Ngoài ra, Bộ Công thương đã báo cáo Chính phủ các kiến nghị về cơ chế thí điểm cho các dự án năng lượng tái tạo khác trên tinh thần vấn đề nào chưa có kinh nghiệm trong thực tế sẽ được thực hiện theo nguyên tắc mang tính tổng thể.





Nguồn: https://baodautu.vn/du-thao-luat-dien-luc-sua-doi-du-an-dien-khi-dien-gio-ngoai-khoi-van-mong-lung-d227616.html

Cùng chủ đề

Quảng Trị đề xuất tăng thêm công suất điện gió trên bờ, ngoài khơi

Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết: Địa phương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét bổ sung tăng thêm cho địa phương khoảng 1.500 – 2.000 MW điện gió trên bờ và từ 2.600 - 4.000 MW điện gió ngoài khơi. ...

Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giới

Tối 1/12, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD, đánh dấu bước ngoặt phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC). ...

[Chùm ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC/Petrovietnam

Tối ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà, động viên người lao động Dầu khí trên công trường chế tạo điện gió ngoài khơi (ĐGNK) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu). Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã nghe lãnh đạo Petrovietnam và...

Điện gió ngoài khơi chờ cú hích từ Luật Điện lực sửa đổi

Nếu không có quy định mang tính đột phá, mở đường cho sự phát triển nguồn điện gió ngoài khơi thì khó đạt được mục tiêu đặt ra tại Quy hoạch Điện VIII cũng như cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nếu không có quy định mang tính đột phá, mở đường cho sự phát triển nguồn điện gió ngoài khơi thì khó đạt được mục tiêu đặt ra tại Quy...

Toàn cảnh Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 trước thời điểm đốt lò lần đầu trong tháng 12/2024

Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ đốt lửa lần đầu vào cuối tháng 12/2024 và dự kiến bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 6/2025. Tiến độ đốt lửa lần đầu của Nhà máy Nhơn Trạch 4 là tháng 4/2025 và bàn giao trong tháng 9/2025. Toàn cảnh Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 trước thời điểm đốt lò lần đầu trong tháng 12/2024Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ đốt lửa lần đầu vào cuối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xử lý nghiêm, công khai vi phạm về an toàn thực phẩm

Việc xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến an toàn thực phẩm không chỉ cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là yêu cầu cấp bách nhằm giữ gìn niềm tin của người tiêu dùng vào chất lượng thực phẩm trên thị trường. Việc xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến an toàn thực phẩm không chỉ cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là yêu cầu cấp...

Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong Điền

Khu vực quy hoạch có diện tích khoảng 445 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Phong Chương và Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong ĐiềnKhu vực quy hoạch có diện tích khoảng 445 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Phong Chương và Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. ...

Mối nguy hại nghiêm trọng đối với não bộ trẻ em

Nicotine là một chất kích thích mạnh, có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của não bộ, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nicotine trong thuốc lá điện tử: Mối nguy hại nghiêm trọng đối với não bộ trẻ emNicotine là một chất kích thích mạnh, có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của não bộ, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. ...

Cân nhắc việc bán thuốc kê đơn online

Việc bán thuốc kê đơn qua các nền tảng điện tử (online) là một vấn đề mới, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và y tế. Việc bán thuốc kê đơn qua các nền tảng điện tử (online) là một vấn đề mới, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và y tế. Mặc dù mua...

Ngăn chặn ngộ độc rượu trong dịp cuối năm

Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Mối nguy hiểm lớn hiện nay là tình trạng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả hoặc rượu tự nấu không qua kiểm định an...

Bài đọc nhiều

Tập trung phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ phía Nam Hà Nội

Quận Hoàng Mai có diện tích lớn thứ 4 TP Hà Nội với 41km2, chỉ sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm. Dân số quận Hoàng Mai trên 700 nghìn người, là quận/huyện đông dân nhất Thủ đô. Chính điều này khiến cho hạ tầng giao thông trở thành vấn đề sống còn để phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư đến với Hoàng Mai. Phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ...

Loạt dự án ở Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chưa bàn giao

Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Chiều 12/12, tại kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, ông...

FA”NU MEAL – Thương hiệu dinh dưỡng gia đình uy tín tại Việt Nam

Trong cuộc sống hiện đại, sức khỏe và dinh dưỡng là những yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình. Nắm bắt được xu hướng này, Công ty TNHH FA"NU - Dinh dưỡng gia đình số 1 đã ra đời mang lại những sản phẩm dinh dưỡng vượt trội và đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

TP.HCM trình đề án 10 năm làm xong 355 km đường metro thay vì 183 km

So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. Chiều...

Tiết lộ gây ‘sốc’ về việc chậm triển khai dự án nhà ở xã hội 393 Lĩnh Nam, Hà Nội

(CLO) Mặc dù Hà Nội đã chỉ rõ tương đối đầy đủ nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án nhà ở xã hội, thế nhưng, trong cuộc gặp gỡ báo chí mới đây, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình đã lý do...

Cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong Điền

Khu vực quy hoạch có diện tích khoảng 445 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Phong Chương và Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong ĐiềnKhu vực quy hoạch có diện tích khoảng 445 ha, thuộc địa giới hành chính các xã Phong Chương và Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. ...

Khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Thông báo kết luận nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tham mưu việc đầu tư mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận từ tháng 7 năm 2023; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất đầu tư tại văn bản số 6727/VPCP-CN ngày 31/8/2023. Trong thời gian nghiên cứu, đề xuất điều...

Khởi công mở rộng cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương- Mỹ Thuận trong quý II/2025

Thông báo kết luận nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tham mưu việc đầu tư mở rộng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận từ tháng 7/2023; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất đầu tư tại văn bản số 6727/VPCP-CN ngày 31/8/2023. Trong thời gian nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch...

Tiền Giang – cầu nối chiến lược giữa Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM

Ngày 29-11 vừa qua, tại Cần Thơ, UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với ĐBSCL giai đoạn 2023 - 2024 và triển khai kế hoạch 2024 - 2025. Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cùng tham dự và chia sẻ đóng góp nhiều ý...

Căn hộ Sun Group tại Hà Nam: Giải pháp thông minh, tối ưu không gian sống

(Dân trí) - Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng nhiều lứa tuổi, mà còn được ví như một biểu tượng của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống. Mỗi căn hộ là một tác phẩm nghệ thuậtTại Sun Urban City, mỗi căn hộ được ví như một tác phẩm nghệ thuật. Tinh thần duy mỹ của chủ đầu...

Mới nhất

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương. ...

Giá cà phê trong nước bật tăng sau 1 ngày giảm giá

Cập nhật giá cà phê hôm nay 18/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 18/12/2024. Giá cà phê thế giới đột ngột quay đầu giảm Giá cà phê hôm nay 18/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc...

Nhật Bản và Ấn Độ hợp tác xử lý rác vũ trụ bằng tia laser

(CLO) Ngày 17/12, hai công ty khởi nghiệp về vũ trụ ở Nhật Bản và Ấn Độ thông báo đã đạt được thỏa thuận hợp tác nghiên cứu việc sử dụng...

Nữ sinh Việt đa tài trúng tuyển sớm Đại học Harvard danh tiếng

(Dân trí) - Với kết quả bài thi ACT và điểm trung bình học tập suýt soát tuyệt đối, giỏi thể thao, âm nhạc, Phan Linh Lan- học sinh Trường Quốc tế Concordia (Hà Nội) - vừa trúng tuyển sớm vào Đại học Harvard.   Vỡ òa hạnh phúc Thay vì lên xe bus tới trường, sáng 13/12, Linh Lan hồi hộp...

Mới nhất