Trang chủDu lịchẨm thựcNhớ bánh dùng bột sắn của mẹ

Nhớ bánh dùng bột sắn của mẹ

(NLĐO) – Giữa bao la của hàng triệu món ăn Việt ngày Tết, tôi vẫn thương nhớ món bánh dùng bột sắn của mẹ Tết xưa. Nó chất chứa cả tình mẫu tử một đời yêu chồng thương con.

Quê tôi xã Nga Tân, miền đất phù sa nước lợ của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, người dân chủ yếu sống bằng nghề chiếu cói.

Khác với các xã đồng bái Nga Trung, Nga Hưng trồng khoai, cấy lúa, người dân Nga Tân phải “gạo chợ nước sông”, “ăn đong từng bữa”, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, làm quần quật cả năm vẫn không đủ ăn, sống chết nhờ cậy vào cây cói. Bởi thế mỗi năm Tết đến xuân về, kiếm được cân thịt mỡ, kho ăn với dưa hành, cơm gạo trắng đã là “xa xỉ”, chỉ gia đình khá giả mới có.

CUỘC THI VIẾT HƯƠNG VỊ TẾT:  Nhớ bánh dùng bột sắn của mẹ - Ảnh 1.

Bánh dùng trùng mật ngày Tết (ảnh minh họa)

Để có cái Tết tươm tất, ngay từ tháng 10 âm lịch, mẹ tôi mua chai mật mía về để dành trong buồng ngủ, còn bố đi bộ lên tận chợ Đền (chợ miền núi huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) mua sắn “gạc hươu” về làm bánh dùng trùng mật. Đêm đông rét run bần bật, cả nhà ngồi quây quần bên đống củ sắn khô. Chị tôi gọt vỏ, bố khỏe tay cầm chày giã sắn, mẹ sàng dần lấy bột, thằng em út thì cứ chạy lăng xăng xin mẹ “cho con ít bột làm bánh nướng bếp than”. Mẹ bảo: “Để cúng tổ tiên, ăn trước là phải tội”.

Mẹ kể, bố mẹ lấy nhau gia sản chẳng có gì ngoài cái trách đất và 3 cái bát. Mỗi năm Tết đến xuân về, bố mẹ bện thừng đem bán mua khoai. Cuộc sống đói khổ bần hàn vậy mà vẫn nuôi được bảy cái “tàu há mồm” khôn lớn. Ngày Tết, những gia đình khá giả mới làm bánh trùng mật bằng bột gạo nếp, còn với nhà tôi, bánh trùng mật mía làm bằng bột sắn đã là “đẳng cấp”.

CUỘC THI VIẾT HƯƠNG VỊ TẾT:  Nhớ bánh dùng bột sắn của mẹ - Ảnh 2.

Gia đình tôi quây quần bên mâm cơm ngày Tết

Đêm ba mươi trời tối đen như mực. Cái rét giữa đông như cắt da cắt thịt. Trước khi đong 3 lon bột sắn đổ ra mẹt, mẹ nhóm bếp đun nước sôi. Ngọn đèn dầu không đủ sáng trong gian bếp nhỏ, mẹ múc nước sôi đổ vào bột. Bàn tay mẹ nhào nặn từng chiếc bánh tròn trịa để quanh miệng mẹt. Nồi nước sôi ùng ục từ lúc nào. Tôi giơ cao đèn, mẹ vừa bỏ từng chiếc bánh vào nồi vừa bảo: “Tết nào nhà ta cũng làm bánh dùng để cúng ông bà tổ tiên. Cúng xong mẹ sẽ cho các con ăn nhé”.

Hai tay mẹ bưng nồi bánh chắt khô nước rồi đổ chai mật mía vào, tắt lửa, đậy vung. Trong khi chờ mật ngấm vào bánh, mẹ dặn, sáng mùng một Tết phải dậy sớm làm cơm cúng, mặc quần áo đẹp để được mừng tuổi mới.

Những chiếc bánh trùng mật mía được múc ra bát nhỏ. Bưng mâm bánh đặt lên bàn thờ tổ tiên, thắp ba nén hương thơm giữa đêm ba mươi tĩnh lặng, mẹ khấn: “Đêm nay là ba mươi Tết. Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, ông, bà, tổ tiên về hiến hưởng cho gia chủ mạnh khỏe, ăn nên làm ra…”. 

CUỘC THI VIẾT HƯƠNG VỊ TẾT:  Nhớ bánh dùng bột sắn của mẹ - Ảnh 3.

Tết đến xuân về, anh em họ hàng nhà tôi hàn huyên bên nhau

Dáng mẹ thấp bé. Chiếc áo bông sờn cũ chưa đủ ấm mùa đông giá lạnh. Tàn nhang, mẹ gọi: “Các con đâu rồi, dậy đi nào. Bánh dùng ngon đây. Thằng Thắng trải chiếu, thằng Dũng lấy mâm, thằng Chiến lấy bát…”.

Cả nhà ngồi quây quần bên nhau trên mảnh chiếu cũ dưới nền đất. Vừa ăn vừa nói chuyện cách làm bánh dùng bằng bột sắn. Mẹ bảo: “No ba ngày Tết, đói ba tháng hè. Nhà đông con của không ngon cũng hết”.

Cắn miếng bánh dùng “ngập chân răng” đẫm mật ngọt lịm, tôi bảo: “Mẹ ơi Tết năm sau nhà mình vẫn làm bánh dùng, mẹ nhé”. Mắt mẹ rưng rưng nhìn tôi. Tôi hiểu hạnh phúc ùa về trong tim mẹ…

… Mới đó mà đã ngót 40 năm!

40 năm biết bao thay đổi, nhưng bánh dùng bột sắn trùng mật tự tay mẹ làm thì vẫn in đậm trong tiềm thức chị em chúng tôi mãi mãi chẳng thể phai mờ.

Đất nước đổi mới, người dân Nga Tân quê tôi không còn đói khổ như thời bao cấp. Bánh dùng trùng mật bây giờ cũng ít nhà ăn vì sợ mập, sợ béo, nhiều mật ngọt. Tuy nhiên nó vẫn là hương vị không thể thiếu trong gia đình tôi mâm cỗ giao thừa. Bởi nó không chỉ đã trở thành một phần ký ức đẹp đẽ của gia đình tôi mà còn là kỷ niệm của tuổi ấu thơ một thời bần hàn, cơ cực đã qua.

CUỘC THI VIẾT HƯƠNG VỊ TẾT:  Nhớ bánh dùng bột sắn của mẹ - Ảnh 4.

Chuẩn bị cho bữa nấu bánh dùng và mâm cỗ ngày Tết quê tôi

Năm Nhâm Dần đang dần vơi cạn nhường chỗ cho Xuân Quý Mão đang đến cận kề. Giữa bao la của hàng triệu món ăn Việt ngày Tết, tôi vẫn thương nhớ món bánh dùng bột sắn của mẹ Tết xưa. Nó chất chứa cả tình mẫu tử một đời yêu chồng thương con của mẹ. Chúng tôi lớn lên, trưởng thành từ những chiếc bánh bột sắn đẫm mồ hôi của mẹ từ thuở lọt lòng.

CUỘC THI VIẾT HƯƠNG VỊ TẾT:  Nhớ bánh dùng bột sắn của mẹ - Ảnh 5.
CUỘC THI VIẾT HƯƠNG VỊ TẾT:  Nhớ bánh dùng bột sắn của mẹ - Ảnh 6.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chàng trai dựng Tết xưa trong ngôi nhà Bắc Bộ mini

NAM ĐỊNH-Không gian đón Tết xưa trong ngôi nhà truyền thống đồng bằng Bắc Bộ được làm từ gạch, xi măng do anh Nguyễn Thế Tuyền tái hiện để chơi Tết Nguyên đán 2024. Anh Phú - Vnexpress.net Nguồn

Tản mạn Tết xưa

Phong tục đón Tết của người Việt xưa diễn ra bình dị, vui vẻ, hòa đồng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Mang ý nghĩa là sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng mới, mùa mới, Năm mới, cho nên Tết có...

Nhớ Tết xưa qua mô hình độc đáo của chàng trai 8X

Mê mẩn nét đẹp xưaMỗi dịp Tết, xưởng sản xuất mô hình tí hon của anh Nguyễn Phúc Đức (ngụ TPHCM) lại nhộn nhịp. Năm nay, anh Đức cho ra mắt sản phẩm "Sài Gòn thu nhỏ", đặc biệt chú trọng những chi tiết của Tết cổ truyền, khiến nhiều người mê mẩn. Khởi nghiệp chỉ với niềm đam mê to lớn, "cha đẻ" mô hình Sài Gòn thu nhỏ ngay từ đầu đã không được sự ủng hộ của gia...

Năm Thìn kể chuyện rồng tại Bảo tàng Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024) và mừng Xuân Giáp Thìn, Bảo tàng Hà Nội tổ chức trưng bày "Năm Thìn kể chuyện rồng" cùng nhiều hoạt động ý nghĩa.

Niềm vui ngày tết của ba

Ba tôi kể rằng ông có một tuổi thơ gian nan, khó nhọc cùng chúng bạn ở quê nghèo. Từ ngôi làng ông sinh sống xuống phố huyện là mất cả một ngày đường. Được đến trường làng học mỗi ngày không phải dễ vì đa phần trẻ phải theo cha mẹ giăng câu chài lưới, chăn trâu, mót lúa, trồng khoai. Ấy là chuyện của thật nhiều năm tháng trước. Khi bà con thu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải mã sức hút của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(NLĐO)- Áp dụng nhiều công nghệ tiến tiến, cùng với các hiện vật thực tế, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho du khách những trải nghiệm thú vị Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, tọa lạc tại Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) đang nổi lên như một điểm đến thu hút đông đảo người dân trong những ngày qua. Rất đông khách tham quan đến...

Một cổ phiếu “cắm đầu” sau khi giải trình tăng trần

(NLĐO)- Novaland vừa bổ nhiệm ông Cao Trần Duy Nam và bà Trần Thị Thanh Vân giữ chức danh Phó tổng giám đốc công ty kể từ ngày 15-11. ...

Tìm cách thu hút, giữ chân giáo viên

Từ sự trăn trở khi thiếu thầy cô đang là vấn đề cấp bách, nhiều địa phương đã mạnh dạn đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm thu hút, giữ chân giáo viên ...

Chiều 17-11, giá mua vào vàng miếng SJC tăng vọt

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC bán ra ổn định, trong khi chiều mua vào được doanh nghiệp tăng lên 81,8 triệu đồng/lượng ...

Bất ngờ với “tài lẻ” của nhiều giáo viên ở TP HCM

(NLĐO) - Không chỉ là người thầy dạy giỏi, nhiều thầy cô còn trổ tài làm ca sĩ, đầu bếp "xịn xò", khiến nhiều học sinh bất ngờ ...

Bài đọc nhiều

Món ăn trường thọ, siêu thực phẩm Nhật dùng mỗi ngày được chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ

Vì sao natto là siêu thực phẩm trường thọ của người Nhật? Michiko Tomioka là chuyên gia tuổi thọ, nhà dinh...

Ba đầu bếp đến từ nhà hàng Michelin Việt Nam được vinh danh tại The Best Chef Awards ở Dubai

Sam Trần (nhà hàng Gia), Peter Cường Franklin (Ănăn Saigon), Sam Aisbett (Akuna) là ba đầu bếp đến từ Việt Nam được vinh danh tại The Best Chef Awards. The Best Chef Awards (Giải thưởng Đầu bếp xuất sắc nhất) lần thứ 8 vừa...

Khách Nhật thử một món ở vỉa hè TPHCM, khen ‘ngon nhất từng ăn’

Món cơm vỉa hè có giá 35.000 đồng/suất, kèm canh khổ qua 15.000 đồng khiến vị khách Nhật Bản ăn không ngừng, hết lời xuýt xoa và khen “ngon nhất từng ăn trong đời”. Papaken (35 tuổi, làm nghề sáng tạo nội dung) là người Nhật Bản, sống ở Hà Nội được hơn 2 năm. Còn Kazuki Matsumoto (hay được biết đến với biệt danh Kiki) là một blogger người Nhật khá có tiếng, hiện sinh sống và làm việc tại...

Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM, bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng đậm vị Sài Gòn. ...

Cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Xác lập kỷ lục Việt Nam chế biến 102 món ăn từ tàu hũ ky

Ngày 17/11, tại TP. Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) đã diễn ra Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền, Hội thi ẩm thực và xác lập kỷ lục Việt Nam chế biến 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky Mỹ Hòa – Bình Minh.Ngày 17/11, tại nhà rông thôn Tua Ria Pêng, xã Đăk Hring, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm...

Khách Tây xếp hàng thử món ‘quốc dân’ ở Hà Nội, hết lời khen ngon

Dù lượng khách rất đông, không gian quán chật kín chỗ nhưng 2 vị khách Tây vẫn thấy hài lòng vì món phở gia truyền Hà Nội ở đây "thực sự rất ngon". Danny (đến từ Anh) và Diggy (người Ba Lan) đam mê du lịch và từng đặt chân đến nhiều vùng đất. Vì yêu thích văn hóa và ẩm thực Hà Nội, cặp đôi quyết định thực hiện chuyến đi dài 1 tuần tới đây để thỏa thích trải...

Những mâm cỗ cưới ở miền Bắc xứng đáng ‘điểm 10 không có nhưng’

GĐXH - Thực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình. ...

15 ngàn đồng ổ bánh mì heo quay Kim Mai, nhiều thịt quá, tìm mãi rau mới thấy

Lò heo quay ngon ở Sài Gòn thì không thiếu, nhưng nếu hỏi người dân quận 6 và các khu vực lân cận, họ chắc chắn nhắc đến cái tên heo quay Kim Mai. Ăn bằng mắt cũng thấy ngon!Sáng sớm, gian hàng của...

Khách Nhật thử một món ở vỉa hè TPHCM, khen ‘ngon nhất từng ăn’

Món cơm vỉa hè có giá 35.000 đồng/suất, kèm canh khổ qua 15.000 đồng khiến vị khách Nhật Bản ăn không ngừng, hết lời xuýt xoa và khen “ngon nhất từng ăn trong đời”. Papaken (35 tuổi, làm nghề sáng tạo nội dung) là người Nhật Bản, sống ở Hà Nội được hơn 2 năm. Còn Kazuki Matsumoto (hay được biết đến với biệt danh Kiki) là một blogger người Nhật khá có tiếng, hiện sinh sống và làm việc tại...

Mới nhất

Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Góp phần xây dựng tương lai phát triển ASEAN vững mạnh cũng chính là góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng của hơn 100 triệu người dân Việt Nam.

Lãi suất ngân hàng 18/11/2024: Thêm nhà băng đua tăng lãi suất, vượt 6%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay 18/11/2024 tiếp tục thêm GPBank gia nhập cuộc đua tăng lãi suất huy động, đưa lãi suất nhà băng này vượt ngưỡng 6%/năm. Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (GPBank) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, với mức tăng đồng loạt 0,2%/năm lãi suất cho tất cả...

Mỹ cấp 6,6 tỷ USD cho TSMC trước khi ông Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng

Với việc Tổng thống Joe Biden sắp mãn nhiệm, Bộ Thương mại Mỹ đang hoàn thành các công đoạn cuối cùng, bao gồm phân bổ hàng tỷ USD trợ cấp cho xưởng đúc chip TSMC. Ngày 15/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo cấp cho TSMC khoản tài trợ trực tiếp lên tới 6,6 tỷ USD cho 3 nhà máy...

Học vấn của dàn nhân sự được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn lựa

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã bắt đầu quá trình bổ nhiệm nhân sự cho bộ máy chính quyền tương lai của ông. Nhìn chung, các nhân vật đều có học vấn ấn tượng. Bà Susie Wiles - Ứng viên Chánh Văn phòng Nhà Trắng Bà Susie Wiles - Ứng viên Chánh Văn phòng Nhà Trắng...

Mới nhất