Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGiám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm

Giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm


Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tăng cường thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, nhất là phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 38/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.





Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tăng cường thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, nhất là phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Chỉ thị nêu, trong thời gian vừa qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đó có phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực. Số vụ ngộ độc thực phẩm, số người tử vong do ngộ độc đã giảm nhiều so với những năm trước đây.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị, nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn luôn hiện hữu, tiếp tục gây lo lắng trong nhân dân.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tăng cường thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, nhất là phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm; kịp thời chấn chỉnh các hạn chế, bất cập (nếu có);

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác này tại các địa phương, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, các đô thị lớn, các khu du lịch… nơi có nhiều bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống dành cho công nhân, học sinh, khách du lịch…; hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất, thức ăn đường phố.

Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, thông tin và cảnh báo nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật, độc tố tự nhiên…; tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, lưu ý tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra đột xuất, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

Đồng thời, Bộ Y tế chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; chủ động và kịp thời hỗ trợ các địa phương xử lý, khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm trong trường hợp cần thiết.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thực hiện đầy đủ trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong điều tra nguyên nhân; chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc; thường xuyên giám sát các mối nguy và nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do hóa chất bảo vệ thực vật, methanol trong rượu…;

Đồng thời đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm đối với các nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Đẩy mạnh xử lý hình sự đối với các đối tượng buôn bán thực phẩm kém chất lượng

Bộ Công an tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đẩy mạnh việc xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, nhất là hoạt động nhập lậu, sản xuất, tàng trữ, buôn bán các loại thực phẩm giả, kém chất lượng theo quy định pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí đủ kinh phí, nguồn lực, chỉ tiêu biên chế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Thường xuyên tổ chức đánh giá các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn, nhà ăn tập thể và các đối tượng theo phân cấp quản lý;

Xử lý nghiêm các vi phạm, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, bố trí nguồn lực, diễn tập ứng phó sự cố, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trên địa bàn.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác nắm bắt tình hình, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm, nhất là kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; kịp thời xử lý, thông tin về sự cố, nguy cơ, vụ việc ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Thời gian qua, cả nước liên tiếp xảy ra ngộ độc thực phẩm hàng loạt, nhiều người đặt câu hỏi, trách nhiệm thuộc về ai? Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, theo Nghị định 15 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, có 3 cơ quan chịu trách nhiệm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Y tế.

Ngoài ra, còn có trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các cấp địa phương. Bên cạnh đó còn là ý thức của người dân trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm.

Để làm tốt công tác an toàn thực phẩm, ngoài việc tổ chức triển khai tốt Luật an toàn thực phẩm, Nghị định 15, các văn bản hướng dẫn, chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức của người dân.

Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm hiện đã phân cấp đến cấp quận, huyện, xã, phường. Các địa phương, các cấp, các ngành cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt đối với bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, các bộ, ngành đã có chỉ đạo, tuy nhiên công tác kiểm tra giám sát phải được thực hiện tốt, từ khâu nuôi trồng đến thu hái, chế biến, sử dụng. Mục đích cuối cùng là làm sao đưa được thực phẩm sạch đến cho người dân sử dụng.

Để quản lý thực phẩm từ khâu nuôi trồng, lưu thông trên thị trường tới bàn ăn của người dân, theo ông Tuyên, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Bởi lĩnh vực an toàn thực phẩm không chỉ riêng của Bộ Y tế, mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, UBND các tỉnh đều phải vào cuộc.

“Quan trọng nhất lúc này là truyền thông làm sao để nâng cao ý thức của người dân, ăn chín uống sôi, hạn chế tối đa mua các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không sử dụng thức ăn đường phố chưa đảm bảo vệ sinh. Nếu triển khai đồng bộ 3 giải pháp thì vấn đề an toàn thực phẩm sẽ từng bước được cải thiện”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tập thể, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có Văn bản số 5411/BYT-ATTP gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Sở An toàn thực phẩm TP.HCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua, công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là tại bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học… với quy mô hàng nghìn suất ăn.

Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể nêu trên, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học…

Tổ chức diễn tập và chuẩn bị các phương án xử lý, khắc phục hậu quả, sơ cứu, vận chuyển, cấp cứu cho các bệnh nhân cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tại các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng bếp ăn tập thể.

Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp có bếp ăn tập thể trên địa bàn xây dựng phương án phòng chống và xử lý khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và tự tổ chức diễn tập tình huống ngộ độc thực phẩm đông người tại cơ sở.





Nguồn: https://baodautu.vn/giam-sat-cac-nguy-co-gay-ngo-doc-thuc-pham-d227347.html

Cùng chủ đề

Vụ phụ huynh tố con bị đau bụng do uống sữa ở trường: Đã có kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa

Vừa qua, một phụ huynh có con theo học tại trường mầm non, tiểu học trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội) phản ảnh về việc con bị đau bụng, đi ngoài nghi do uống sữa tại nhà trường. Theo phản ảnh này, trẻ tại hai trường học sử dụng sữa tươi và sữa chua Núi Tản Ba...

Học sinh liên tục ngộ độc thực phẩm, phụ huynh “đứng ngồi không yên”

 Giám sát từng bữa ăn của conGần đây, liên tiếp nhiều vụ học sinh ngộ độc thực phẩm khiến phụ huynh "đứng ngồi không yên". Cụ thể, chiều 23/9, 12 học sinh trường THCS và THPT Kiên Hải (Kiên Giang) đồng loạt nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm.Ngày 9-10/10, trường cao đẳng Lào Cai có 40 học sinh, sinh viên phải nhập viện điều trị sau khi dùng bữa tại căn tin, có những triệu chứng đau...

6 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm tại Trường Lê Quý Đôn đã xuất viện, sức khỏe ổn định

Ngày 12-10, UBND quận 3 (TP.HCM) đã có báo cáo nhanh về việc 6 học sinh nghi ngộ độc sau khi ăn bún gạo xào tại Trường THPT Lê Quý Đôn.Cụ thể, ngày 10-10 có tổng cộng 1.393 suất ăn gồm 1.348 suất bún gạo xào nem nướng, thịt nướng, canh hẹ, 26 suất thức ăn chay, 19 suất cháo cung cấp...

Nhiều học sinh nhập viện sau bữa ăn tại trường

TPO - Ngày 11/10, Sở Y tế TPHCM cho biết đang khẩn trương điều tra dịch tễ làm rõ nguyên nhân khiến nhiều học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3 có biểu hiện bị ngộ độc phải nhập viện sau bữa ăn bán trú tại trường. Theo đó, trong ngày 10/10 đã ghi nhận 6 trường hợp học sinh có triệu chứng đau bụng, trong đó 2 trường hợp có biểu hiện nôn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND TP.HCM trăn trở khi Thành phố chưa thể đăng cai các sự kiện tầm cỡ

Chủ tịch UBND TP.HCM trăn trở khi Thành phố chưa thể đăng cai các sự kiện tầm cỡChủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi bày tỏ nhiều băn khoăn khi đến giờ này, Thành phố chưa thể đăng cai SEA Games, các sự kiện mang tầm vóc khu vực, châu lục. Ngày 15/10, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào các...

Bảng giá đất TP.HCM chốt giá đất cao nhất 687,2 triệu đồng/m2

Giá đất ở đô thị cao nhất của TP.HCM là 687,2 triệu đồng/m2 tại các tuyến đường trung tâm Thành phố như Đồng Khởi, Lê Lợi… (quận 1). Ngày 16/10, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng thẩm định bảng giá đất Thành phố vừa ký thông qua báo cáo thẩm định về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 02/2020...

Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu

Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầuDo tác động của điều chỉnh giá bán xăng dầu đến kinh tế - xã hội không lớn, nên trong 9 tháng đầu năm, hầu như không phải dùng đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để bình ổn giá mặt hàng này. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiện dư hơn...

Cổ phiếu HTL lên đỉnh 7 năm khi tăng cổ tức từ 20% lên 65%

Cổ phiếu HTL của Công ty cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long tăng kịch trần lên 24.250 đồng, vùng giá cao nhất 7 năm qua sau khi ban lãnh đạo lấy ý kiến cổ đông về việc tăng cổ tức từ 20% lên 65%. Cổ phiếu của Công ty cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (mã chứng khoán HTL)...

TP.HCM thử nghiệm thành công “Cổng tra cứu thông tin hành nghề”

TP.HCM thử nghiệm thành công “Cổng tra cứu thông tin hành nghề” y, dượcMới đây “Cổng tra cứu thông tin hành nghề” của Sở Y tế TP.HCM đã triển khai thử nghiệm thành công, góp phần phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong khám, chữa bệnh. Với thử nghiệm thành công Cổng tra cứu thông tin hành nghề...

Bài đọc nhiều

Bệnh viện E khai giảng khóa đào tạo thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng

Tại buổi khai giảng, TS.BS Phan Thảo Nguyên, Phó Giám đốc Bệnh viện E nhấn mạnh, đào tạo điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và hỗ trợ điều trị hiệu quả...

Nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích, hiệu quả của rửa tay với xà phòng

Tham dự mít-tinh có Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cùng gần 1.000 đại biểu đến từ các Vụ, Cục, Viện trực thuộc Bộ Y tế, các bộ, ban, ngành trung ương và đại diện tổ chức chính trị-xã hội, các thầy cô và học sinh,...

Công đoàn Thông tấn xã Việt Nam: Chăm lo sức khỏe cho các nữ công đoàn viên

(Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/cong-doan-thong-tan-xa-viet-nam-cham-lo-suc-khoe-cho-cac-nu-cong-doan-vien-post983431.vnp

Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người ViệtTại Hội thảo quốc tế Dinh dưỡng người Việt, các vấn đề về dinh dưỡng học đường tiếp tục được đề cập với các góc nhìn cấp thiết và giải pháp quan trọng, trong đó có việc cần xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường. ...

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

Tham dự buổi mít tinh có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương; đại diện UBND TP. Đà Nẵng; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng gần 1.000 đại biểu đến từ Bộ Y tế;...

Cùng chuyên mục

Trào lưu ‘người giả thú’ ở Nga: thể thao hay là… tâm thần?

Trào lưu "người đi bốn chân" bắt nguồn từ vận động viên Nhật Bản Kenichi Ito, nổi tiếng chạy rất nhanh và vẻ ngoài kỳ dị. Quadrobic (từ tiếng Latin quattuor - "bốn" và từ tiếng Anh aerobic) đang trở nên phổ biến trong số những trẻ em từ 7 - 14 tuổi. Trước hết, hành động này giống với...

Bộ trưởng Y tế băn khoăn: Viện Pháp y cũng tự chủ thu phí thì không hiểu khách hàng ở đâu?

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao quyết định bổ nhiệm lại chức vụ viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang cho TS.BS Đỗ Thái Hùng, thời gian giữ chức vụ là 5 năm, từ ngày 7-10-2024.Bà Lan cũng đã trao quyết định bổ nhiệm lại chức vụ phó viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Pasteur...

TP.HCM thử nghiệm thành công “Cổng tra cứu thông tin hành nghề”

TP.HCM thử nghiệm thành công “Cổng tra cứu thông tin hành nghề” y, dượcMới đây “Cổng tra cứu thông tin hành nghề” của Sở Y tế TP.HCM đã triển khai thử nghiệm thành công, góp phần phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong khám, chữa bệnh. Với thử nghiệm thành công Cổng tra cứu thông tin hành nghề...

Mới nhất

Tất cả trường mầm non ở quận 1 công khai bữa ăn bán trú, trưng bày thức ăn thực tế

Ngày 16-10, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1, TP.HCM tổ chức Ngày hội dinh dưỡng và phát triển năm 2024 tại Trường mầm non Tân Định. Bên cạnh triển lãm "Bữa ăn học đường cho...

Bộ Tổng Tham mưu giao ban công tác Đảng, công tác chính trị Quý III năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 16/10, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) Quý III; triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác Đảng, công tác chính trị Quý IV năm 2024. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Đoàn, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng Tham...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khai giảng Học viện Chính sách và Phát triển

(MPI) - Tham dự và phát biểu tại Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ghi nhận những kết quả ấn tượng của Học viện trong thời gian qua và bày tỏ tin tưởng với sự quyết tâm và nỗ...

Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long...

(MPI) - Ngày 14/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1184/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Hội đồng). ...

Mới nhất