Trang chủChính trịNgoại giaoChuyên gia hàng đầu kêu gọi Trung Quốc bơm mạnh tay hơn...

Chuyên gia hàng đầu kêu gọi Trung Quốc bơm mạnh tay hơn nữa để “thổi lửa” nền kinh tế

Theo chuyên gia kinh tế hàng đầu Trung Quốc Yu Yongding, các gói kích thích kinh tế cần càng lớn càng tốt – và thông tin chi tiết cũng nên được tiết lộ càng sớm càng tốt

Chuyên gia hàng đầu kêu gọi Trung Quốc bơm mạnh tay hơn nữa để 'thổi lửa' nền kinh tế
Ông Yu Yongding, cựu cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC). (Nguồn: Bund Summit)

Cũng theo chuyên gia này, để tối đa hóa tác động của gói kích thích kinh tế mới, Bắc Kinh nên sẵn sàng mạnh tay “mở hầu bao” nhiều hơn nữa so với con số 4 nghìn tỷ NDT (khoảng 564,7 tỷ USD) – từng được tung ra sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền mới đây, cựu cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho rằng, chính phủ trung ương nên định lượng kế hoạch kích thích kinh tế càng sớm càng tốt – lý tưởng nhất là có mốc thời gian cụ thể, chi tiết.

“Chỉ còn ba tháng nữa là hết năm, việc vội vã lao vào cuộc chiến giành lại tăng trưởng có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu quá muộn trong năm nay, chúng ta có thể tiếp tục vào năm sau. Không thể vội vàng hành động, nhưng không thể trì hoãn việc đưa ra các tín hiệu chính sách”, ông nói.

Những biện pháp kích thích từ nền kinh tế số hai thế giới đang tiếp tục là một trong các động thái được quan tâm trên thị trường toàn cầu.

Cuối tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc đã công bố thông tin gói kích thích tài chính tăng cường quy mô lớn của nước này với quy mô hơn 300 tỷ USD. Những gói kích thích liên tục vào thị trường vốn, bất động sản, tiêu dùng từ cuối tháng 9 đến nay cho thấy, Trung Quốc đang nỗ lực cao nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 5%.

Những biện pháp kích thích tung ra từ cuối năm 2008 lại mang lại một loạt các vấn đề dai dẳng mới, bao gồm tình trạng dư thừa công suất công nghiệp, gánh nặng nợ nần lớn đối với chính quyền địa phương, sự phụ thuộc quá mức vào thị trường bất động sản và rủi ro tràn lan trong hệ thống tài chính.

Là người ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp kích thích tài khóa, ông Yu Yonding cho biết, các động thái thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng sẽ vượt quá con số của năm 2008, vì quy mô hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua quy mô trước đó.

Liên quan đến đề xuất của một cố vấn cấp cao khác – cần ít nhất 10 nghìn tỷ NDT (1,42 nghìn tỷ USD) để kích thích trong một hoặc hai năm tới thông qua việc phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt – theo ông Yu Yongding, là điều “đáng cân nhắc”.

“Miễn là tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cao hơn lãi suất, thì nợ của quốc gia đó vẫn có thể được duy trì. Trung Quốc chưa đến lúc phải lo lắng về tính bền vững của tài chính. Điều chúng ta nên lo lắng là tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục suy giảm”, ông phân tích.

Ông cho rằng, Trung Quốc không cần phải lo lắng về sự gia tăng đòn bẩy của chính phủ hay cuộc khủng hoảng tài khóa kết hợp với lạm phát, bởi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có chính sách tài khóa mở rộng. Trung Quốc hiện là một trong những quốc gia có vị thế tài khóa tốt nhất trên toàn cầu với tỷ lệ tiết kiệm cao, tài sản nước ngoài ròng gần 3 nghìn tỷ USD và dự trữ ngoại hối hơn 3 nghìn tỷ USD.

Dù chính quyền vẫn giữ im lặng về quy mô cụ thể của kế hoạch kích thích nhưng Bộ Tài chính Trung Quốc đã nêu rõ một số ưu tiên trong tương lai gần vào cuộc họp hôm thứ Bảy, bao gồm xóa nợ cho chính quyền địa phương, bổ sung vốn cho các ngân hàng nhà nước lớn và hỗ trợ tài chính cho thị trường bất động sản.

Ông Yu Yonding nhận định, thông điệp tích cực nhất được truyền tải tại cuộc họp lần này là việc tăng trần nợ một lần cho các chính quyền địa phương để hoán đổi các khoản nợ ẩn.

Tại hội nghị ngày 8/10, Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia – cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc – đã nêu rõ nền kinh tế sẽ được thúc đẩy thông qua việc chính phủ chi tiêu tích cực hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng, trong đó đổi mới đô thị là ưu tiên hàng đầu.

Về nguồn cung, chuyên gia Yu Yonding dự báo, đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc còn rất lâu mới bão hòa vì quốc gia này vẫn đang cần nhiều cơ sở dịch vụ công như hệ thống thoát nước đô thị, trung tâm dưỡng lão chăm sóc người già… Ngay cả trong lĩnh vực giao thông, nơi Trung Quốc đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng ngoạn mục, ông cho biết vẫn có nhu cầu về cảng biển và sân bay nhỏ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chuyen-gia-hang-dau-keu-goi-trung-quoc-bom-manh-tay-hon-nua-de-thoi-lua-nen-kinh-te-290167.html

Cùng chủ đề

Với kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mục tiêu mới 7% của Chính phủ

Sáng nay (15/10), tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR - thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp cùng Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng - Triển vọng và thách thức".

Loạt tín hiệu vui “gõ cửa” kinh tế Trung Quốc

Ngày 14/10, số liệu Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố cho thấy, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước này trong 3 quý đầu năm nay là 32.330 tỷ NDT (khoảng 4.561 tỷ USD), lần đầu tiên vượt mức 32.000 tỷ NDT trong cùng kỳ trong lịch sử.

Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm. Thúc đẩy sản xuất công nghiệp là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới.   Ảnh: Đức Thanh Niềm vui sau bão...

Hải Phòng tăng trưởng 9,77% trong 9 tháng đầu năm

GRDP đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 khu vực ĐBSHTại hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 17, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng thông tin, trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội tại Hải...

Kích thích kinh tế, Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá hơn 325 tỷ USD

Trung Quốc cũng sẽ triển khai các công cụ chính sách liên quan tới thuế và các "quỹ đặc biệt" để vực dậy lĩnh vực bất động sản.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khi AI đang làm mưa làm gió trên thế giới, châu Á sẽ hưởng lợi: Phân tích

Theo Giáo sư Syed Munir Khasru - Chủ tịch IPAG châu Á - Thái Bình Dương (Australia), trong bối cảnh nhu cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) và an ninh mạng ngày càng tăng, chi phí cạnh tranh, nguồn năng lượng tái tạo và tính trung lập về chính trị là những yếu tối giúp khu vực Đông Nam Á trở nên hấp dẫn.

Tổng thống Ukraine quyết không từ bỏ một tấc đất, NATO “xù lông” sau tin về Nga, nổ xe bồn giết chết gần 100...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Thật giả lẫn lộn, “hội chứng Trump” và “thuyết âm mưu” về gian lận diện rộng

Càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024, càng nhiều thành viên thuộc đảng Cộng hòa đưa ra dự đoán sẽ có gian lận bầu cử. Chỉ còn 3 tuần nữa sẽ đến ngày nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống 2024. (Nguồn: Getty Images) Mới đây, tờ Washington Post số ra ngày 14/10...

Đặc sản ngon, bổ dưỡng nức tiếng của đất biển Quảng Ninh

Ngán biển chỉ xuất hiện vào mùa Hè và mùa Thu có hương vị hương vị béo thơm, mềm ngọt. Loài hải sản này đặc biệt giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

Đón ‘mùa’ săn mây trên đỉnh Fansipan

Khi lên đến đỉnh Fansipan, du khách sẽ được ngắm nhìn khoảng trời rộng lớn với biển mây bồng bềnh, xa xa là dãy Hoàng Liên trùng điệp, tách biệt với ồn ào và náo nhiệt thường ngày.

Bài đọc nhiều

Đất nước Nam Á sắp đệ đơn xin gia nhập BRICS, coi nhóm là đối tác hiệu quả

Ngày 14/10/2024, Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka Vijitha Herath cho biết, nước này sẽ chính thức đệ đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn (BRICS) tại Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này, dự kiến diễn ra tại thành phố Kazan, Nga.

Tiếp tục sứ mệnh đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Chiều 14/10, Vụ Tổng hợp Kinh tế (Bộ Ngoại giao) tổ chức Tọa đàm "Ngoại giao kinh tế 50 năm đồng hành với sự phát triển của đất nước". Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự và phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.

Giá tiếp tục giảm dưới mốc 67.000 đồng; Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất thịt lợn Ấn Độ

Nhìn chung, giá heo hơi phía Bắc vẫn giữ đà giảm nhanh. Sáng nay, mốc 67.000 đồng/kg đã biến mất khỏi thị trường. Theo khảo sát, heo hơi tại ba miền đang được bán ra trong khoảng 63.000 - 66.000 đồng/kg.

Khai mạc Hội chợ Canton Fair lần thứ 136 tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc

Ngày 14/10, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng và Phu nhân đã dự Lễ khai mạc Hội chợ Hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Quảng Đông) - Hội chợ Canton Fair lần thứ 136 tại Trung tâm Cantonfair, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.

Cùng chuyên mục

Đã nhận được đề xuất gia nhập BRICS nhưng Kazakhstan còn đang “xem xét kỹ”

Ngày 16/10, Thư ký báo chí của Tổng thống Kazakhstan Berik Uali cho biết, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã nhận được đề xuất gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) nhưng Astana hiện chưa có kế hoạch.

Ứng dụng hợp đồng điện tử toàn diện giúp đất nước tiết kiệm 50.000 – 70.000 tỷ/năm

Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”.

Giá cà phê đảo chiều, đồng USD tăng, thực tế xuất khẩu đang tăng hay giảm?

Báo cáo từ Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 8 tăng +6,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10,92 triệu bao. Lũy kế từ đầu niên vụ 2023 - 2024 đến nay, tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu là 7,54 triệu tấn tăng tới 9,9% so với niên vụ trước.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024

Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ diễn ra trong các ngày 16, 17 và 18/10/2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của BRICS dự kiến vượt trội hơn G7

Hãng tin RT dẫn lời Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, tỷ trọng của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tính theo sức mua tương đương (PPP) sẽ tiếp tục tăng nhờ các thành viên mới và đạt khoảng 38% vào năm 2028.

Mới nhất

Thị trường có xu hướng đồng loạt giảm

Đậu tương giảm nhẹ 0,5% Kết thúc phiên giao dịch 15/10, giá đậu tương giảm nhẹ 0,5% về 991 cent/giạ. Mặc dù đà giảm từ đầu tuần tiếp tục kéo dài trong phiên sáng, nhưng lực mua áp đảo quanh vùng hỗ trợ 980 trong phiên tối, kết hợp với các...

Tổng thống Ukraine quyết không từ bỏ một tấc đất, NATO “xù lông” sau tin về Nga, nổ xe bồn giết chết gần 100...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Thái Nguyên phấn đấu có trên 211.000 đoàn viên công đoàn

Để hoàn thành kế hoạch, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên tập trung các nguồn lực cho công tác phát...

Quang Linh Vlogs chia sẻ bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam

Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM: Chung tay để không còn những gia đình thiếu ăn thiếu mặc, thiếu điều kiện giáo dục Vinh dự được dự đại hội lần này, tôi có ước vọng mọi người chung tay làm cho dân tộc...

Mới nhất