Trang chủNewsKinh tếHoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống...

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép Việt Nam


Hoa Kỳ kết luận cuối cùng vụ rà soát áp thuế chống bán phá giá với tháp gió từ Việt Nam Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, ngày 24/10/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra vụ việc theo đề nghị của nguyên đơn: Liên minh nhôm, thép, giấy và lâm nghiệp, cao su, công nghiệp, năng lượng, liên đoàn công nghiệp và dịch vụ Hoa Kỳ.

Thông tin chung về vụ việc, theo Cục Phòng vệ thương mại như sau:

Thời kỳ điều tra bán phá giá: Từ ngày 1/4 đến ngày 30/9/2023. Ngày 25/10/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành bản câu hỏi Lượng và Giá trị (Q&V Questionnaires) cho 13 doanh nghiệp bị nguyên đơn nêu tên mà có địa chỉ đầy đủ nhằm thu thập thông tin để lựa chọn bị đơn bắt buộc. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ nhận được phản hồi đúng hạn từ 7/13 doanh nghiệp bị nêu tên và 31 doanh nghiệp không bị nêu tên.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho phép các doanh nghiệp nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ (thường được tính bằng bình quân gia quyền của các bị đơn bắt buộc), trong đó công ty phải chứng minh không bị chính phủ kiểm soát cả về mặt pháp lý và thực tế đối với các hoạt động xuất khẩu và đã nhận được 31 đơn.

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép Việt Nam
Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ ban hành kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vòng 45 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành kết luận cuối cùng. Ảnh minh họa

Ngày 27/11/2023, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ban hành kết luận sơ bộ rằng ngành công nghiệp Hoa Kỳ có dấu hiệu chịu thiệt hại đáng kể do nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm nhập khẩu từ Việt Nam gây ra. Ngày 12/12/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã chọn 2 doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc. Tuy nhiên, ngày 26/12/2023, một bị đơn đã nộp đơn xin rút khỏi danh sách doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc do không sản xuất hoặc xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ trong thời kỳ điều tra. Do đó, bị đơn duy nhất còn lại trong vụ việc, tiếp tục trả lời các bản câu hỏi điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Ngày 19/4/2024, nguyên đơn đã nộp đơn cáo buộc tình trạng khẩn cấp của vụ việc do lượng xuất khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn tháng 10/2023 đến tháng 2/2023 (sau khi Hoa Kỳ nhận đơn và khởi xướng vụ việc) tăng đột biến 36,07% so với giai đoạn 5 tháng trước đó (tháng 5 đến tháng 9 năm 2023).

Ngày 28/5/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đăng công báo về việc nộp tiền ký quỹ bằng với biên độ bán phá giá tương ứng trong thời gian hồi tố 90 ngày trước ngày đăng công báo kết luận sơ bộ (tức là từ ngày 7/2/2024). Quy định này nhằm ngăn chặn việc hàng hóa bị điều tra xuất khẩu ồ ạt vào Hoa Kỳ khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa kịp áp dụng các biện pháp sơ bộ.

Do Việt Nam bị Hoa Kỳ coi là nước có nền kinh tế phi thị trường, Bộ Thương mại Hoa Kỳ lựa chọn nước thay thế để tính giá trị thông thường cho Việt Nam. Ngày 13/2/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ yêu cầu các bên bình luận về vấn đề lựa chọn nước thay thế/ dữ liệu thay thế. Trong khi nguyên đơn đề nghị lựa chọn Indonesia làm nước thay thế thì bị đơn đề nghị lựa chọn Indonesia hoặc Gioóc-đan hoặc Phillippnes hoặc Ma-rốc hoặc Xri Lan-ca làm nước thay thế.

Sau khi xem xét các yếu tố như khả năng so sánh về mặt kinh tế, sản xuất số lượng đáng kể hàng hóa có thể so sánh, sự sẵn có và chất lượng dữ liệu, Bộ Thương mại Hoa Kỳ lựa chọn Indonesia làm nước thay thế cho Việt Nam.

Ngày 1/5/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận sơ bộ về phạm vi hàng hóa bị điều tra do có nhiều ý kiến phản đối của nhà xuất khẩu Việt Nam, nhà nhập khẩu và các Nghị sĩ Hoa Kỳ về phạm vi đề xuất quá rộng của nguyên đơn. Ngày 3/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đăng công báo kết luận cuối cùng về phạm vi hàng hóa bị điều tra để làm rõ đối tượng bị áp thuế.

Ngày 7/5/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đăng công báo kết luận sơ bộ của vụ việc. Theo đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định biên độ phá giá cho bị đơn bắt buộc duy nhất còn lại là 2,85%. 28 doanh nghiệp đáp ứng điều kiện hưởng thuế suất riêng rẽ cũng chịu mức này. Các doanh nghiệp khác chịu mức thuế suất toàn quốc bằng biên độ do nguyên đơn cáo buộc là 41,84%.

Ngày 3/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đăng công báo kết luận cuối cùng của vụ việc. Theo đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định biên độ phá giá cho bị đơn bắt buộc duy nhất còn lại là 14,15% (tăng 11,3% so với kết luận sơ bộ). 28 doanh nghiệp đáp ứng điều kiện hưởng thuế suất riêng rẽ cũng chịu mức này. Các doanh nghiệp khác chịu mức thuế suất toàn quốc bằng biên độ do nguyên đơn cáo buộc là 41,84% (giữ nguyên so với kết luận sơ bộ).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thay đổi mức thuế là do Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nên Bộ Thương mại Hoa Kỳ sử dụng chi phí của nước thứ ba (trong vụ việc này là Indonesia) làm giá trị thay thế và thay đổi 2 điểm ở kết luận cuối cùng, cụ thể như sau: Thay đổi trong sử dụng doanh thu tài chính, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển, giá điện; Thay đổi trong sử dụng mã HS của một số nguyên liệu sử dụng trong quy trình sản xuất nhập khẩu vào Indonesia (thay vì mã HS như ở kết luận sơ bộ).

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo cho Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) để đình chỉ thanh khoản và yêu cầu ký quỹ bằng mức biên độ phá giá đối với các lô hàng nhập khẩu.

Cụ thể như sau: Đối với tổ hợp nhà sản xuất/ nhà xuất khẩu được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ là 2,85%; Đối với tổ hợp của các nhà sản xuất/ xuất khẩu Việt Nam không được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ là 41,84%; và đối với tất cả các nhà xuất khẩu của nước thứ ba không được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ bằng biên độ áp dụng cho tổ hợp nhà sản xuất/ nhà xuất khẩu Việt Nam được liệt kê trong bảng trên hoặc mức toàn quốc (tùy vào việc họ mua hàng của nhà sản xuất/ nhà xuất khẩu nào của Việt Nam).

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo tới ITC về kết luận cuối cùng này. Theo quy định của Hoa Kỳ, ITC sẽ ban hành kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vòng 45 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng. Trường hợp ITC kết luận không có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa thì vụ việc vụ việc được chấm dứt và hoàn lại toàn bộ tiền đặt cọc. Trường hợp ngược lại, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị: Đối với Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam: Cập nhật thông tin đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị điều tra.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ; đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu; Hợp tác đầy đủ với Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong suốt quá trình diễn ra vụ việc.

Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất cho doanh nghiệp; cân nhắc đề nghị rà soát hành chính hoặc rà soát nhà xuất khẩu mới (nếu thấy cần thiết); thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.



Nguồn: https://congthuong.vn/hoa-ky-ban-hanh-ket-luan-cuoi-cung-vu-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-nhom-dun-ep-viet-nam-352852.html

Cùng chủ đề

Úc khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng nhập khẩu

Úc khởi xướng điều tra chống bán phá giá hợp chất Amoni nitrat từ Việt Nam Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, mới đây, Ủy ban Chống bán phá giá Úc (ADC) thuộc Bộ Công nghiệp, Khoa học và...

Doanh nghiệp cần theo dõi sát cảnh báo điều tra phòng vệ thương mại

Canada gia tăng điều tra phòng vệ thương mại Cho đến nay, theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Canada là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều thứ 4 đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỹ) và nhiều nhất trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ...

Vì sao thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam lại tăng vọt?

Cần đẩy mạnh hơn biện pháp phòng vệ thương mạiTrước tình hình nhập khẩu ồ ạt, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm HRC từ Trung Quốc và Ấn Độ vào ngày 26-7-2024. Tuy nhiên, quá trình điều tra có thể kéo dài đến một năm, trong khi đó thép nhập khẩu...

Doanh nghiệp làm gì để giảm thiểu rủi ro điều tra phòng vệ thương mại từ thị trường Anh?

Nhiều thách thức phòng vệ thương mại 'bủa vây' ngành thép nhôm Việt Gia tăng kim ngạch xuất khẩu: Đẩy mạnh nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp Nguy cơ lớn hàng hóa bị điều tra phòng vệ thương mại Trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc...

Thép không gỉ cán nguội Việt Nam lại bị điều tra tại Thái Lan

Thái Lan vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam theo yêu cầu từ nguyên đơn là công ty TNHH Posco-Thainox Public. Thép không gỉ cán nguội Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá tại Thái Lan. Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) hôm 3/10/2024...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027. Nghị định nêu rõ, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện...

Thị trường có xu hướng đồng loạt giảm

Đậu tương giảm nhẹ 0,5% Kết thúc phiên giao dịch 15/10, giá đậu tương giảm nhẹ 0,5% về 991 cent/giạ. Mặc dù đà giảm từ đầu tuần tiếp tục kéo dài trong phiên sáng, nhưng lực mua áp đảo quanh vùng hỗ trợ 980 trong phiên tối, kết hợp với các thông tin cơ bản tích cực đã thu hẹp lại mức giảm. Trong báo cáo Daily Export Sales, Bộ Nông...

Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

Ngày 16/10, Army Recognition đưa tin, Ấn Độ và Mỹ đã chính thức ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD nhằm mua 31 máy bay không người lái MQ-9B High Altitude Long Endurance (HALE). Thỏa thuận này không chỉ nhằm tăng cường khả năng hoạt động của Hải quân, Không quân và Lục quân Ấn Độ, mà còn là một phần trong chiến lược hiện đại hóa toàn diện của cơ sở...

Dự thảo Nghị định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liểu nổ và công cụ hỗ trợ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hôm nay (16/10), Bộ Công Thương đăng tải toàn văn dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liểu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ và tiền chất thuốc nổ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Dự thảo...

Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất

Mở rộng xuất khẩu không chỉ là một cơ hội lớn mà còn là thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có nhiều khởi sắc và dư địa mở rộng thị trường còn rất lớn, song cũng tồn tại rất nhiều khó khăn, hạn chế với doanh nghiệp. Một trong những thách thức lớn đó là việc các nước...

Bài đọc nhiều

Công bố mở cảng cạn Tiên Sơn tại Từ Sơn, Bắc Ninh

Cảng cạn Tiên Sơn có vị trí tại Lô 7, đường TS 9, khu công nghiệp Tiên Sơn, TP. Từ Sơn - Bắc Ninh có diện tích 114.836m2; năng lực thông qua dự kiến khoảng 120.000 TEU/năm. Một góc ICD Tiên Sơn. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ký quyết định công bố mở cảng cạn Tiên Sơn có địa chỉ tại Lô...

Cơ hội cho ngành thực phẩm và đồ uống F&B tại Việt Nam

Triển lãm Fi Vietnam 2024: Điểm đến cho các doanh nghiệp nguyên liệu thực phẩm và đồ uống 175 doanh nghiệp trưng bày tại triển lãm nguyên liệu ngành thực phẩm và đồ uống Sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và sự cải thiện mức sống đã đẩy mạnh nhu cầu đa dạng hóa các sản phẩm F&B tại Việt...

Vì sao xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó?

Doanh nghiệp dệt may đa dạng hóa thị trường HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may Dệt may là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Canada. Theo số liệu từ Tổng Cục hải quan, 9 tháng năm 2024 Việt Nam xuất khẩu gần 900 triệu USD mặt hàng này vào...

Vai trò thiết yếu của thị trường giao dịch hàng hóa trong phát triển nền kinh tế bền vững

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam: 14 năm chuyển mình mạnh mẽ Hành lang pháp lý đầy đủ - Nền móng vững chắc cho thị trường giao dịch hàng hóa Giao dịch hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa cho phép các đối tượng tham gia thị trường chủ động sử dụng các công cụ để bảo hiểm giá...

Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Bắt bệnh lý do xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh Việt Nam là nước cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Trung Quốc Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt xấp xỉ 1,13 triệu tấn, trị...

Cùng chuyên mục

Thị trường có xu hướng đồng loạt giảm

Đậu tương giảm nhẹ 0,5% Kết thúc phiên giao dịch 15/10, giá đậu tương giảm nhẹ 0,5% về 991 cent/giạ. Mặc dù đà giảm từ đầu tuần tiếp tục kéo dài trong phiên sáng, nhưng lực mua áp đảo quanh vùng hỗ trợ 980 trong phiên tối, kết hợp với các thông tin cơ bản tích cực đã thu hẹp lại mức giảm. Trong báo cáo Daily Export Sales, Bộ Nông...

Bảng giá đất TP.HCM chốt giá đất cao nhất 687,2 triệu đồng/m2

Giá đất ở đô thị cao nhất của TP.HCM là 687,2 triệu đồng/m2 tại các tuyến đường trung tâm Thành phố như Đồng Khởi, Lê Lợi… (quận 1). Ngày 16/10, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng thẩm định bảng giá đất Thành phố vừa ký thông qua báo cáo thẩm định về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 02/2020...

Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu

Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầuDo tác động của điều chỉnh giá bán xăng dầu đến kinh tế - xã hội không lớn, nên trong 9 tháng đầu năm, hầu như không phải dùng đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để bình ổn giá mặt hàng này. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiện dư hơn...

HTX Dệt thổ cẩm Chiềng Châu giúp chị em có việc làm và thu nhập ổn định

Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch Chiềng Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đã tạo việc làm và thu nhập ổn...

Mới nhất

Phú Quốc vào mùa “cá ăn sống” đặc sản

(Dân trí) - Vùng biển Phú Quốc đang vào mùa cá trích, mỗi thuyền 4-6 lao động đánh bắt được 2-3 tạ sau một đêm ra khơi, thu về 4-6 triệu đồng. Dantri.vn  

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Maroc ngày càng phát triển

Kể lại những kỷ niệm sâu sắc trong chuyến thăm Maroc vừa qua, đặc biệt là khi tới thăm Làng Việt Nam tại Maroc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ sự xúc động khi gặp mặt bà con người Việt Nam ở nước ngoài, những bà mẹ Maroc có con tham gia...

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh kiểm tra công tác quốc phòng, giáo dục quốc phòng và an ninh tại tỉnh Bạc Liêu

(Bqp.vn) - Sáng 16/10, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác quốc phòng, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 tại tỉnh Bạc Liêu. Trung tướng Nguyễn Doãn Anh...

Quy trình khám tuyến giáp diễn ra như thế nào? Cần lưu ý gì khi đi khám?

Những bệnh về tuyến giáp là rất phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như các sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kiểm tra và khám tuyến giáp...

Việt Nam xây dựng nền thể dục, thể thao phát triển bền vững, chuyên nghiệp

Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm xây dựng nền thể dục, thể thao phát triển bền vững, chuyên nghiệp. Mọi người dân đều được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ thể dục, thể thao; tự giác tập luyện để nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống. Nâng cao thành tích của thể...

Mới nhất

Giữ lò rèn đỏ lửa