Trang chủNewsKinh tếPhòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản...

Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất


Mở rộng xuất khẩu không chỉ là một cơ hội lớn mà còn là thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có nhiều khởi sắc và dư địa mở rộng thị trường còn rất lớn, song cũng tồn tại rất nhiều khó khăn, hạn chế với doanh nghiệp. Một trong những thách thức lớn đó là việc các nước tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Tính đến nay, đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 25 thị trường khởi xướng điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó có các mặt hàng xuất khẩu quan trọng như thuỷ sản, sắt thép, nhôm, gỗ, sợi… Trong đó, đứng đầu là các vụ việc điều tra chống bán phá giá (144 vụ), 53 vụ tự vệ, 38 vụ chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và 28 vụ chống trợ cấp.

Mặt khác, việc mở cửa thị trường nội địa cho hàng hóa từ các nước đối tác cũng giúp thị trường Việt Nam sôi động và cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, khi thuế quan ưu đãi được cắt giảm nhanh, nguy cơ hàng nước ngoài nhập khẩu ồ ạt hoặc cạnh tranh không lành mạnh vào Việt Nam gây thiệt cho các ngành sản xuất trong nước.

Vì vậy, việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại là cần thiết để chống lại hiện tượng hàng nhập khẩu cạnh tranh không công bằng và để khắc phục các thiệt hại đáng kể từ các hiện tượng này.

Trên thực tế, tính từ vụ việc phòng vệ thương mại đầu tiên năm 2009 đến nay, Việt Nam đã tiến hành 30 cuộc điều tra và và đang duy trì áp dụng 22 biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu như thép, đồ gỗ, nhựa, xơ sợi, phân bón, đường, bột ngọt…

Tổng doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp sản xuất trong nước tham gia các vụ việc phòng vệ thương mại ước đạt 475 nghìn tỷ đồng. Số lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp khoảng trên 36.000 người. Thu ngân sách hàng năm từ thuế phòng vệ thương mại đạt từ 1.200 đến 1.500 tỷ đồng.

Đối với các ngành hàng xuất khẩu, việc xử lý một cách thỏa đáng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đã giúp các doanh nghiệp tận dụng và giữ vững được những kết quả do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.

Ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết: “Chúng tôi cũng không ngừng cải thiện hệ thống pháp lý về phòng vệ thương mại, đảm bảo các quy định luôn phù hợp với chuẩn mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường. Sự minh bạch và hiệu quả trong công tác phòng vệ thương mại sẽ giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, nơi doanh nghiệp có thể phát huy tối đa tiềm năng và góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”.

Các công cụ phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được sử dụng hợp lý, theo đúng quy định pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế đang góp phần hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước phát triển bền vững trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đem lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế và tăng cường năng lực của đội ngũ doanh nhân trong nước.

Việc xử lý một cách phù hợp các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giúp cho nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp tránh được rủi ro và tác động tiêu cực của các biện pháp phòng vệ thương mại mà thị trường xuất khẩu áp dụng. Qua đó, giúp các doanh nghiệp giữ được thị trường và ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Có thể lấy câu chuyện của ngành đường như một ví dụ điển hình. Trước năm 2020, ngành đường Việt Nam đã phải đối mặt với nguy cơ phá sản do giá đường nhập khẩu từ Thái Lan thấp hơn giá thành sản xuất trong nước. Diện tích trồng mía và sản lượng đường giảm mạnh, buộc nhiều nhà máy đường phải thu hẹp hoặc đóng cửa.

Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất
Trước năm 2020, diện tích trồng mía và sản lượng đường sản xuất của Việt Nam giảm mạnh, buộc nhiều nhà máy đường phải thu hẹp hoặc đóng cửa do đường nhập khẩu bán phá giá từ Thál Lan. Ảnh: MH

Trước áp lực trên, ngày 20/8/2020, ngành đường Việt Nam nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Ngày 21/9/2020, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định điều tra. Ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương ra quyết định áp thuế tạm thời chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan. Đến ngày 16/6/2021, Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức.

Sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ, sản lượng đường của Việt Nam tăng 161% vào vụ 2023-2024 so với vụ 2020-2021. Người tiêu dùng được hưởng lợi khi giá đường trong nước luôn thấp hơn so với khu vực và thế giới.

Ông Trần Vĩnh Chung – Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết: “Sản lượng đường qua niên vụ 2023-2024 này đã tăng 4 vụ liên tiếp và tăng 161% so với niên vụ 2020-2021. Cụ thể, năm 2020-2021 chúng ta chỉ sản xuất được 689.830 tấn đến niên vụ 2023-2024 tổng kết vào tháng 9 vừa rồi, chúng tôi sản xuất được 1.107.777 tấn, tăng 161%. Trong đó, miền Trung và Tây Nguyên có lợi thế cạnh tranh về nông nghiệp và công nghiệp chế biến đã tăng trưởng lên đến 196% so với niên vụ 2020-2021”.

Bên cạnh ngành đường thì phòng vệ thương mại cũng có tác dụng mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành thép.

Trong những năm gần đây, do nhiều lý do khác nhau, ngành thép trên toàn cầu đã phải đối mặt với vấn đề rất lớn là dư thừa công suất. Theo tính toán của diễn đàn dư thừa công suất thép toàn cầu, dư thừa công suất thép đến nay vào khoảng 551 triệu tấn.

Hiện nay, ngành thép đang phải đối mặt với câu chuyện mất cân đối cán cân xuất nhập khẩu. Sự mất cân đối này rơi vào khoảng 2,9 triệu tấn, chúng ta nhập siêu nhiều hơn là xuất khẩu. Điều này đã tạo ra áp lực rất lớn đối với ngành thép Việt Nam.

Đặc biệt là thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Năm 2023, thép nhập khẩu Trung Quốc vào Việt Nam chiếm khoảng 62% tổng lượng nhập khẩu thép của Việt Nam. Việc mất cân đối cung cầu khiến nhiều nhà sản xuất thép của Trung Quốc và nước ngoài tìm mọi cách giải quyết hàng tồn kho, bằng cách xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Họ sử dụng chiến lược hạ giá để đẩy hàng tồn.

Các doanh nghiệp thép Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường trong nước. Nhiều doanh nghiệp thép đứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản.

Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất
Các doanh nghiệp thép Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường trong nước do thép nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam hạ giá. Ảnh: MH

Trước thực trạng đó, ngành thép đã được Cục Phòng vệ thương mại tham mưu cho Bộ Công Thương khởi xướng điều tra 12 vụ việc liên quan đến thép không rỉ, tôn mạ màu, phôi thép, thép 91, thép nguội và gần đây nhất là 2 vụ việc khởi xướng là tôn mạ và vụ việc thép cuộn cán nóng và 1 vụ việc đang rà soát là thép không rỉ.

Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) chia sẻ: “Khi áp dụng các biện pháp này thì các doanh nghiệp nội địa sẽ lấy lại lợi thế cạnh tranh, ở đây cụ thể là cạnh tranh về giá. Duy trì được thị phần, doanh thu, lợi nhuận, bù đắp chi phí cũng như là tái đầu tư. Ngoài ra, hiệu ứng của các quyết định điều tra ngay từ ban đầu cũng đem lại dấu hiệu tích cực trên thị trường và cải thiện thị trường nội địa và mở rộng thị phần thép nội địa. Các biện pháp phòng vệ thương mại còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Theo như tính toán của chúng tôi thì đã bảo vệ được hàng trăm nghìn người lao động trực tiếp và gián tiếp”.

Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã sản xuất được 21,9 triệu tấn thép, tăng 8%, xuất khẩu tăng 6,8%, tương đương khoảng 6,4 triệu tấn. Sản phẩm thép của chúng ta hiện nay đang được xuất khẩu trên 30 thị trường trên thế giới. Trong đó, ASEAN đứng đầu với khoảng 26%, tiếp theo là EU 25%, Hoa Kỳ 15%, và các quốc gia khác.

Trong thời gian tới, Cục Phòng vệ thương mại cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện các công cụ phòng vệ thương mại, nâng cao năng lực điều tra và xử lý vụ kiện, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế để tăng cường sự bảo vệ cho các ngành sản xuất trong nước.



Nguồn: https://congthuong.vn/phong-ve-thuong-mai-tac-dong-tich-cuc-den-cac-nganh-san-xuat-352812.html

Cùng chủ đề

Úc khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng nhập khẩu

Úc khởi xướng điều tra chống bán phá giá hợp chất Amoni nitrat từ Việt Nam Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, mới đây, Ủy ban Chống bán phá giá Úc (ADC) thuộc Bộ Công nghiệp, Khoa học và...

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Tập trung tháo gỡ vướng mắcNguồn vốn thực hiện lớn, trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc phát sinh nên năm 2022 và 2023, tổng vốn giao thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh chỉ hơn 51 tỷ đồng. Để kịp thời hoàn thành mục tiêu Dự án 3, năm 2024, UBND tỉnh Sơn La giao tổng kế hoạch vốn thực hiện là 527,124 tỷ đồng. Điều này...

Doanh nghiệp cần theo dõi sát cảnh báo điều tra phòng vệ thương mại

Canada gia tăng điều tra phòng vệ thương mại Cho đến nay, theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Canada là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều thứ 4 đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỹ) và nhiều nhất trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ...

Bất chấp lệnh điều tra, thép cuộn cán nóng vẫn ồ ạt vào Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, lượng thép HRC nhập khẩu về Việt Nam là 1,2 triệu tấn, tăng 34% so với tháng 8 và bằng 220% sản lượng sản xuất trong nước (568.000 tấn). Lũy kế 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu gần 8,8 triệu tấn HRC, tăng 26% so với cùng kỳ 2023 và bằng 171% sản xuất trong nước. Trong đó, lượng nhập từ Trung Quốc chiếm 72%, với...

Hoà Phát đã nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 65% cùng kỳ năm ngoái

Hoà Phát đã nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 65% cùng kỳ năm ngoáiCác công ty thành viên đóng góp nhiều nhất trong số nộp ngân sách này là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh Hòa Phát, Xây dựng & Phát triển Đô thị Hòa Phát. Mặc dù thị trường thép...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự thảo Nghị định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liểu nổ và công cụ hỗ trợ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hôm nay (16/10), Bộ Công Thương đăng tải toàn văn dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liểu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ và tiền chất thuốc nổ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Dự thảo...

Ukraine sơ tán dân khỏi 32 khu định cư; Chasov Yar sụp đổ?

Chính quyền vùng Kharkov (Ukraine) đã thông báo bắt buộc phải sơ tán khỏi thành phố Kupyansk. Thông tin này đã được lãnh đạo Cơ quan quân sự vùng Kharkov, Oleg Sinegubov công bố. Theo lời giải thích của ông Oleg Sinegubov, người dân Kupyansk cần sơ tán vì chính quyền địa phương không thể đảm bảo nguồn năng lượng sưởi ấm cho thành phố trong mùa đông năm nay. ...

Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 9 tháng năm 2024 đạt trên 8,08 triệu tấn, trị giá trên 1,98 tỷ USD, giá trung bình 245,4 USD/tấn, tăng 24,3% về lượng, nhưng giảm 2,3% kim ngạch và giảm 21,4% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023. Trong đó, riêng tháng 9/2024 đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 268,43 triệu USD,...

Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng; Hezbollah phóng tên lửa tấn công Israel

Nga tuyên bố lính Ukraine đầu hàng ở Kursk Theo Báo Pháp Luật, ngày 15/10, Thiếu tướng Apty Alaudinov - Chỉ huy Lực lượng đặc biệt Akhmat từ CH Chechen thuộc Nga - tuyên bố rằng nhiều thành viên của các đơn vị tinh nhuệ Ukraine giữ nhiệm vụ tấn công tỉnh Kursk (Nga) đang đầu hàng vì không còn khả năng chiến đấu, đài RT...

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 14/10: Sắc đỏ bao phủ thị trường kim loại Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/10/2024: Giá năng lượng ‘rực đỏ’ dẫn dắt xu hướng toàn thị trường hàng hóa Đáng chú ý, chỉ số MXV-Index năng lượng ghi nhận mức giảm mạnh nhất, dẫn dắt xu hướng chung của toàn thị trường. Giá dầu...

Bài đọc nhiều

Công bố mở cảng cạn Tiên Sơn tại Từ Sơn, Bắc Ninh

Cảng cạn Tiên Sơn có vị trí tại Lô 7, đường TS 9, khu công nghiệp Tiên Sơn, TP. Từ Sơn - Bắc Ninh có diện tích 114.836m2; năng lực thông qua dự kiến khoảng 120.000 TEU/năm. Một góc ICD Tiên Sơn. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ký quyết định công bố mở cảng cạn Tiên Sơn có địa chỉ tại Lô...

Cơ hội cho ngành thực phẩm và đồ uống F&B tại Việt Nam

Triển lãm Fi Vietnam 2024: Điểm đến cho các doanh nghiệp nguyên liệu thực phẩm và đồ uống 175 doanh nghiệp trưng bày tại triển lãm nguyên liệu ngành thực phẩm và đồ uống Sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và sự cải thiện mức sống đã đẩy mạnh nhu cầu đa dạng hóa các sản phẩm F&B tại Việt...

Vai trò thiết yếu của thị trường giao dịch hàng hóa trong phát triển nền kinh tế bền vững

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam: 14 năm chuyển mình mạnh mẽ Hành lang pháp lý đầy đủ - Nền móng vững chắc cho thị trường giao dịch hàng hóa Giao dịch hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa cho phép các đối tượng tham gia thị trường chủ động sử dụng các công cụ để bảo hiểm giá...

Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Bắt bệnh lý do xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh Việt Nam là nước cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Trung Quốc Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt xấp xỉ 1,13 triệu tấn, trị...

Sản lượng lớn thứ 4 thế giới, ‘xứ sở vạn đảo’ vẫn mua triệu tấn gạo Việt Nam

Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, chỉ trong 9 tháng năm nay, nước ta đã xuất khẩu sang thị trường Indonesia 1,03 triệu tấn gạo, thu về 625 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo sang “xứ sở vạn đảo” tăng 16,9% về lượng và tăng mạnh 35% về giá trị. Theo đó, Indonesia tiếp tục giữ vững vị trí khách hàng lớn thứ 2 của gạo Việt...

Cùng chuyên mục

Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU

Doanh nghiệp ngành gỗ phải đáp ứng Quy định Chống mất rừng (EUDR) do Liên minh châu Âu (EU) ban hành khi xuất khẩu vào thị trường này. Nhưng đến giờ, các doanh nghiệp vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, nên vừa sản xuất, vừa thấp thỏm. Vừa làm vừa “ngóng” Theo số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, năm 2023,...

Gia Lai phấn đấu phát triển ổn định diện tích 100.000ha cà phê

Để đạt được điều này, Gia Lai đang đẩy mạnh phát triển vùng trồng cà phê theo hướng cảnh quan, tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi, kết hợp vùng trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch, dịch vụ... Đồng thời, rà soát diện tích cà phê trồng ở những nơi không thích hợp, năng suất thấp, đặc biệt ở những vùng khó khăn về nước tưới để chuyển đổi sang trồng...

Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu có gây khó cho các nhà phân phối nhỏ lẻ?

DNVN - Chia sẻ tại tọa đàm “Cơ chế kinh doanh và an ninh năng lượng trong lĩnh vực xăng dầu” ngày 16/10, ông Hoàng Trung Dũng - Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ APP Thanh Hóa 1 bày tỏ lo ngại Dự thảo Nghị...

Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 9 tháng năm 2024 đạt trên 8,08 triệu tấn, trị giá trên 1,98 tỷ USD, giá trung bình 245,4 USD/tấn, tăng 24,3% về lượng, nhưng giảm 2,3% kim ngạch và giảm 21,4% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023. Trong đó, riêng tháng 9/2024 đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 268,43 triệu USD,...

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 14/10: Sắc đỏ bao phủ thị trường kim loại Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 15/10/2024: Giá năng lượng ‘rực đỏ’ dẫn dắt xu hướng toàn thị trường hàng hóa Đáng chú ý, chỉ số MXV-Index năng lượng ghi nhận mức giảm mạnh nhất, dẫn dắt xu hướng chung của toàn thị trường. Giá dầu...

Mới nhất

Hội thảo tham vấn “Khung năng lực trí tuệ nhân tạo cho học sinh phổ thông”

Tham dự hội thảo có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các Sở GDĐT, các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh tại các tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế. Đại biểu tham...

Bầu cử Mỹ 2024: Lý do bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11

Thứ Ba, ngày 5-11 tới, cử tri Mỹ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, bỏ phiếu bầu chọn người đứng đầu đất nước. Tại Mỹ, ngày bầu cử luôn diễn ra vào thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11.   Bầu cử Mỹ luôn diễn ra vào giữa mùa thu Không giống như...

Hợp tác Việt Nam – Hà Lan: Sớm triển khai dự án khôi phục rừng ngập mặn vùng ĐBSCL

Mở đầu buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cảm ơn Đại sứ quán Hà Lan và ADB về những đóng góp tích cực cho Bộ Nông nghiệp và PTNT (NN&PTNT) trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương trong lĩnh vực lâm nghiệp trong thời gian qua. Đặc biệt là sáng kiến xây dựng...

Người mặt trận nơi đầu sóng ngọn gió

Huyện đảo Trường Sa xa đất liền, thời tiết và khí hậu lại khắc nghiệt, song vượt lên...

3 mốc khám thai quan trọng nhất

Tất cả mẹ bầu cần thực hiện khám thai định kỳ, đặc biệt là không được bỏ qua 3 mốc khám thai quan trọng nhất là thai 11 - 13 tuần, thai 18 -...

Mới nhất