Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamLuật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển...

Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững


Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững

Luật Điện lực năm 2004 đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành, đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm phát triển điện lực là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân, phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia.

Dự thảo Luật tại bản cập nhật gần đây nhất (cuối tháng 9/2024) gồm 9 chương, 130 điều với các nội dung bổ sung, sửa đổi tập trung vào 7 vấn đề mới.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia (Ảnh minh họa)

7 điểm mới của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thứ nhất, về Quy hoạch phát triển điện lực, đầu tư xây dựng dự án điện lực, dự thảo Luật bổ sung thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong lập, trình phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch thực hiện; theo dõi tiến độ dự án nguồn điện.

Có cơ chế xử lý các dự án chậm tiến độ, trường hợp đầu tư dự án khẩn cấp nhằm giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh năng lượng; cụ thể hóa các đối tượng khi lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện.

Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện, lưới điện là quy định mới nhằm cụ thể hóa các đối tượng, trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu và không qua đấu thầu trên cơ sở rà soát các quy định pháp luật về đầu tư, PPP, đấu thầu và bổ sung một số trường hợp đặc thù (khẩn cấp, an ninh quốc phòng, thay thế chủ đầu tư dự án điện).

Thứ hai, phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới được xây dựng mới hoàn toàn nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là điện tự sản, tự tiêu, điện gió ngoài khơi.

Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với từng loại hình điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện kinh tế – xã hội từng thời kỳ, phù hợp với cam kết về mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam; khuyến khích đầu tư các dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới tham gia thị trường điện; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi.

Ưu tiên phát triển điện gió, điện mặt trời, điện thủy triều, điện sóng biển, điện địa nhiệt và điện hải lưu phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống điện với giá thành điện năng hợp lý; khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà và trên mặt nước.

Khai thác tối đa nguồn điện sinh khối đồng phát; tăng cường phát triển các nguồn điện từ chất thải và sinh khối. Phát triển điện từ năng lượng mới phù hợp với điều kiện về tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nguồn nhân lực, khả năng tài chính.

Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững

Mở ra khung pháp lý phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới (Ảnh minh họa)

Thứ ba, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống điện. Chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí ưu tiên phát triển nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí trong nước, phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng.

Chính phủ quy định cơ chế bảo đảm huy động các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên trong nước tối đa theo khả năng cấp khí và các ràng buộc về nhiên liệu để đảm bảo lợi ích quốc gia; cơ chế bảo đảm các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng được bên mua điện cam kết sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn đảm bảo thu xếp nguồn cung nhiên liệu dài hạn, với thời gian áp dụng và các chính sách đảm bảo đầu tư khác để thu hồi được chi phí đầu tư.

Thứ tư, hoạt động mua bán điện được bổ sung hợp đồng kỳ hạn điện, mua bán điện trực tiếp, sửa đổi cách tính và điều chỉnh giá bán điện. Cơ chế bán điện trực tiếp từ nhà sản xuất điện đến người tiêu dùng thông qua hệ thống truyền tải quốc gia (DPPA) được dự thảo Luật quy định chi tiết về Hợp đồng kỳ hạn trong thị trường điện cạnh tranh.

Dự thảo Luật bổ sung quy định về mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện để đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Các trường hợp này, gồm: Mua bán điện thông qua đường dây tư nhân kết nối trực tiếp; mua bán điện thông qua lưới điện quốc gia; giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung này.

Luật Điện lực (sửa đổi) tạo bản lề pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững

Thứ năm, các quy định về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia được bổ sung một số điểm mới về nguyên tắc hoạt động, liên kết với lưới điện nước ngoài, quản lý nhu cầu điện.

Nhà nước độc quyền trong các hoạt động sau đây vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia: Điều độ hệ thống điện quốc gia; đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên, nguồn điện khẩn cấp, lưới điện khẩn cấp; vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư xây dựng.

Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện. Xây dựng chiến lược mua bán điện dài hạn với nước ngoài, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Thứ sáu, chính sách giá điện và các dịch vụ về điện, dự thảo Luật bổ sung nội dung giá điện cần đảm bảo phản ánh chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh điện của đơn vị điện lực và được thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực; có cơ chế giá điện phù hợp trong việc nhập khẩu điện với nước ngoài.

Sửa đổi các nội dung về thẩm quyền quy định cơ chế điều chỉnh giá (bán lẻ điện), theo đó Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh giá thay vì Thủ tướng Chính phủ như hiện hành; sửa đổi làm rõ việc Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện bình quân và khung giá bán buôn điện bình quân.

Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi theo hướng Thủ tướng Chính phủ quy định giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia, phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

Giá điện bảo đảm khuyến khích sử dụng điện có hiệu quả và tiết kiệm. Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý và giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Thứ bảy, tách bạch chức năng sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ với chức năng quản lý Nhà nước. Tái cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực điện lực theo nguyên tắc: Tập trung vào lĩnh vực cốt lõi và có thế mạnh của doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực điện lực; tối ưu hóa sử dụng nguồn lực và gia tăng giá trị doanh nghiệp.

Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực điện lực nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ lưới điện, điều độ hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện phải hoạt động độc lập và không chung lợi ích với các bên tham gia thị trường điện nhằm bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong các hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.


Ưu tiên các dự án đầu tư công trình điện nguồn

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) ưu tiên đầu tư dự án điện sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, tín dụng đầu tư của Nhà nước; dự án điện sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp thành viên của doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ làm chủ đầu tư được ưu tiên vay lại vốn và cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng theo quy định của Luật Quản lý nợ công.


Phương Thảo



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/be18da6d-4fc9-466c-a144-61bc53f8d42f

Cùng chủ đề

Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến ở Biển Đông

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chấm dứt ngay và không tái diễn các vi phạm tương tự. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Tại họp báo thường kỳ ngày 23/9, liên quan đến thông tin Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc điều máy bay vận tải Y-20 tới các đá Vành Khăn, Xu Bi, và Chữ Thập thuộc quần đảo...

Đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ...

Bảo hộ công dân, ngư dân là bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền đối với vùng biển và hải đảo Quốc gia

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hàng ngàn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là cuộc sống mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai.  Tàu cá của ngư dân neo đậu ở cảng Gianh. Ảnh minh hoạ:...

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump ‘tung đòn hiểm’ về nhập cư, bà Harris ‘phản đòn’ quyết liệt

Bà Harris đã nhắc đến ông Trump tại một cuộc vận động ở Greenville, Bắc Carolina vào hôm 13/10 về việc ông không công bố hồ sơ bệnh án gần đây. Bà Harris đã nhắc đến cựu Tổng thống Donald Trump tại một cuộc vận động ở Greenville, Bắc Carolina vào hôm 13/10 (theo giờ địa phương), về việc ông không công bố hồ sơ bệnh án gần đây, cũng như từ chối phỏng vấn trong chương trình 60 Minutes và từ...

Những thức quà đặc trưng gây thương nhớ của mùa Thu Hà Nội

Nhắc đến những biểu tượng của mùa Thu Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến cốm bởi cốm Hà Nội tuy bình dị, mộc mạc nhưng lại là thức quà du khách khó bỏ lỡ khi có dịp tới Thủ đô. Mùa Thu Hà Nội không chỉ có không khí lãng mạn của nắng vàng nhè nhẹ giữa tiết trời mát dịu cùng mùi hương hoa sữa nồng nàn, mà còn có những những thức quà gây thương nhớ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) | 16/10/2024 Lượt xem: ...

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí

Ngày 13/10 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết “Chống lãng phí”. Bài báo đã được sự quan tâm của đồng bào cả nước. Có nhiều ý kiến đã phân tích, làm sáng rõ những tư tưởng, quan điểm của tác giả và đặc biệt là nhấn mạnh những giải pháp thực hiện. Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu. Truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa đã là như vậy....

Tạo cơ chế thu hút vốn đầu tư vào các dự án điện LNG và điện gió ngoài khơi

Vốn đầu tư: Vấn đề cốt yếu PV: Thưa ông, hiện nay, hầu hết các dự án nguồn điện mới đều gặp khó khăn trong triển khai, đặc biệt là về thu hút vốn, ông có thể cho biết tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư vào các dự án phát triển nguồn điện? Ông Phan Xuân Dương trao đổi với phóng viên PetroTimes Ông Phan Xuân Dương: Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời...

Hàng loạt dự án sân bay lớn sử dụng ống thép Hoà Phát

Với thông điệp “Trọng lượng đủ đầy – Dựng xây vững chắc”, Ống thép Hòa Phát đã cung cấp cho hàng loạt dự án, công trình lớn, trọng điểm quốc gia trên cả nước, trong đó nổi bật nhất là dự án Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Sân bay quốc tế Long Thành. Hàng loạt dự án sân bay lớn sử dụng ống thép Hoà Phát Tại dự án sân bay Long Thành...

Chăm lo cho người lao động hưu trí: Nét đẹp văn hóa của Petrovietnam

Chăm lo cho người lao động hưu trí: Nét đẹp văn hóa của Petrovietnam Toàn cảnh Hội nghị Tham dự Hội nghị, về phía Ban LLHT Tập đoàn có ông Nguyễn Đăng Liệu, Trưởng Ban; ông Hoàng Xuân Hùng, Phó Trưởng Ban kiêm Tổng Thư ký; ông Trịnh Dũng, Ủy viên; ông Nguyễn Quang, Ủy viên. Cùng đại diện Ban LLHT Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU); Trường...

Bài đọc nhiều

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí

Ngày 13/10 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết “Chống lãng phí”. Bài báo đã được sự quan tâm của đồng bào cả nước. Có nhiều ý kiến đã phân tích, làm sáng rõ những tư tưởng, quan điểm của tác giả và đặc biệt là nhấn mạnh những giải pháp thực hiện. Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu. Truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa đã là như vậy....

Petrovietnam về đích chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách cả năm 2024

Dù bối cảnh sản xuất, kinh doanh (SXKD) có nhiều thách thức, song với nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản trị, 9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và 115,2 nghìn tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước, vượt kế hoạch năm, đồng thời tiết giảm chi phí 2.117 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn Nâng cao hiệu quả...

Tạo cơ chế thu hút vốn đầu tư vào các dự án điện LNG và điện gió ngoài khơi

Vốn đầu tư: Vấn đề cốt yếu PV: Thưa ông, hiện nay, hầu hết các dự án nguồn điện mới đều gặp khó khăn trong triển khai, đặc biệt là về thu hút vốn, ông có thể cho biết tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư vào các dự án phát triển nguồn điện? Ông Phan Xuân Dương trao đổi với phóng viên PetroTimes Ông Phan Xuân Dương: Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời...

Chăm lo cho người lao động hưu trí: Nét đẹp văn hóa của Petrovietnam

Chăm lo cho người lao động hưu trí: Nét đẹp văn hóa của Petrovietnam Toàn cảnh Hội nghị Tham dự Hội nghị, về phía Ban LLHT Tập đoàn có ông Nguyễn Đăng Liệu, Trưởng Ban; ông Hoàng Xuân Hùng, Phó Trưởng Ban kiêm Tổng Thư ký; ông Trịnh Dũng, Ủy viên; ông Nguyễn Quang, Ủy viên. Cùng đại diện Ban LLHT Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU); Trường...

Nhiệt điện khí trong bảo đảm an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện Việt Nam

Điện khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện của Việt Nam. Chuỗi dự án điện sử dụng nguồn khí trong nước còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế và là động lực phát triển của nhiều vùng miền. 1. Đặc thù an ninh năng lượng Việt Nam An ninh năng lượng, nói một cách đơn giản, là khả năng tiếp cận năng lượng một cách...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Ngày 15/10, đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích đặc biệt Thành cổ Quảng Trị; các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Đường 9; thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tham dự cùng đoàn có đồng chí Lê Mạnh Hùng –...

Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) | 16/10/2024 Lượt xem: ...

Nhiệt điện khí trong bảo đảm an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện Việt Nam

Điện khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong an ninh năng lượng và ổn định hệ thống điện của Việt Nam. Chuỗi dự án điện sử dụng nguồn khí trong nước còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế và là động lực phát triển của nhiều vùng miền. 1. Đặc thù an ninh năng lượng Việt Nam An ninh năng lượng, nói một cách đơn giản, là khả năng tiếp cận năng lượng một cách...

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí

Ngày 13/10 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết “Chống lãng phí”. Bài báo đã được sự quan tâm của đồng bào cả nước. Có nhiều ý kiến đã phân tích, làm sáng rõ những tư tưởng, quan điểm của tác giả và đặc biệt là nhấn mạnh những giải pháp thực hiện. Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu. Truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa đã là như vậy....

Petrovietnam về đích chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách cả năm 2024

Dù bối cảnh sản xuất, kinh doanh (SXKD) có nhiều thách thức, song với nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản trị, 9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và 115,2 nghìn tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước, vượt kế hoạch năm, đồng thời tiết giảm chi phí 2.117 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn Nâng cao hiệu quả...

Mới nhất

Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác

Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm kiến thức, duy trì,...

Thủ tướng tiếp tục gỡ khó cho các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 16-10 tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị - Ảnh: CHÍ QUỐC Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Xuất khẩu rau quả ghi nhận kỷ lục mới

Trung Quốc: Thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc Điểm sáng thị trường Trung Quốc Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số...

Yếu tố nào đang ảnh hưởng đến giá Bitcoin?

Không giống như các loại tiền tệ thông thường như USD hay EUR, Bitcoin không có giá trị cố định ở Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào trên thế...

iPhone và điện thoại Trung Quốc nâng đỡ thị trường smartphone toàn cầu

Theo số liệu của hãng nghiên cứu IDC, lô hàng smartphone toàn cầu tăng 4% trong quý III lên 316,1 triệu máy, đánh dấu quý tăng trưởng thứ năm liên tiếp bất chấp các cơn gió ngược kinh tế. Xiaomi chắc chân ở vị trí thứ ba với doanh số 42,8 triệu máy. Oppo đứng thứ tư với 28,8...

Mới nhất