Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCẩn trọng với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa

Cẩn trọng với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa


anh thay bai chinh
Một tiết học Ngữ văn của học sinh Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NTCC.

Nhiều quan điểm trái chiều

Vừa qua, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là trúc trắc, khó hiểu. Sau đó, trên mạng xã hội rất nhiều người đã lên tiếng phản đối tại sao lại đưa tác phẩm này vào SGK khi bài thơ không có vần, gây khó khăn cho việc học của học sinh lứa tuổi còn nhỏ. Đặc biệt, sự xuất hiện của những từ như “ánh ỏi”, “lặng chăm” trong bài thơ bị “chê bai” bởi không phổ thông, ít gặp, khó đọc, khó nhớ…

Tuy nhiên, ngay sau đó hàng loạt ý kiến của các nhà thơ, nhà phê bình văn học, chuyên gia giáo dục, tác giả biên soạn SGK Tiếng Việt, giáo viên… đã phân tích nét đặc sắc, sáng tạo của bài thơ và khẳng định tác phẩm hoàn toàn xứng đáng được đưa vào SGK. Cụ thể, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng – Điều phối viên chính Ban phát triển CTGDPT 2018, Tổng Chủ biên SGK môn Tiếng Việt – Ngữ văn, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” đã phân tích một số lý do khiến bài thơ trở thành đề tài “dậy sóng” trong dư luận là vì đã đọc bài thơ một cách vội vàng, chưa kịp hiểu về tác phẩm đã vội phán xét. Quan niệm về thơ cũ kĩ, nhất là thơ được dùng trong SGK.

Theo nhiều người, thơ là phải có vần điệu nghiêm ngặt, đã vần thì phải là vần chính; thơ dạy cho học sinh phải dễ đọc, dễ hiểu, nội dung phải tường minh. Bên cạnh đó, quan niệm về giáo dục còn đóng khuôn. Nhiều người chỉ muốn học sinh ngày nay học những bài thơ mà ngày xưa họ từng được học bất chấp thực tế ngày nay nhiều thứ đã thay đổi, chẳng hạn học sinh đã thích nghe loại âm nhạc khác, sở thích về trang phục, ẩm thực… cũng có khác.

Trên thực tế, nếu ai đọc văn bản này với phần gợi ý học bài trong SGK sẽ rất rõ, đây là một bài thơ viết về lớp học khiếm thính và những từ ngữ được chắt lọc sử dụng trong bài rất phù hợp để miêu tả về các em học sinh trong lớp. Học sinh lớp 5 với sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên sẽ cảm nhận được những câu từ đặc sắc và ý nghĩa của bài thơ mang tính nhân văn, giáo dục sâu sắc. Qua đó, các em học được sự cảm thông, chia sẻ với những bạn nhỏ chịu thiệt thòi.

Nhìn lại chặng đường 5 năm vừa qua khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với SGK mới chính thức đưa vào giảng dạy trong nhà trường, dư luận đã không ít phen dậy sóng với những ngữ liệu xuất hiện trong các cuốn sách Tiếng Việt. Chẳng hạn, trước đó là bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh được in trong SGK môn Ngữ văn lớp 6 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng gây tranh cãi nhiều ngày. Những tác phẩm mới rất dễ gây nên những đánh giá trái chiều mặc dù để được đưa vào giảng dạy trong chương trình, những văn bản văn học này đã phải trải qua rất nhiều vòng thẩm định nghiêm ngặt. Một phần nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do quan niệm “truyền thống” về dạy học Ngữ văn và về văn chương khiến nhiều người chưa thể chấp nhận ngay những văn bản mới, nhất là những bài thơ có vần, nhịp linh hoạt không giống với những tác phẩm họ đã biết, đã được học trong SGK trước đây.

Thách thức đặt ra với giáo viên, nhà trường

Với mục tiêu đổi mới dạy và học môn Ngữ văn mà ngành giáo dục đang đặt ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không sử dụng ngữ liệu trong SGK để làm đề kiểm tra môn Ngữ văn với học sinh cấp THCS và THPT bắt đầu từ năm học 2024-2025. Điều này nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Chủ trương đã rõ, song khi triển khai trong thực tế sẽ nảy sinh những khó khăn, bởi không phải mọi giáo viên đều tìm kiếm được các nguồn văn bản phù hợp để đưa vào đề kiểm tra. Đặc biệt, để tránh việc trùng lặp trong đề kiểm tra các lớp trong cùng khối, giữa năm học này với năm học sau, giáo viên sẽ phải liên tục cập nhật các văn bản khác nhau để đổi mới đề kiểm tra. Đây rõ ràng là một thách thức không nhỏ đòi hỏi giáo viên phải có đủ năng lực chuyên môn để thẩm định, lựa chọn chính xác ngữ liệu phù hợp cũng như sự tận tâm với nghề. Như chia sẻ của PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, chỉ cần vài văn bản, thường là văn bản văn học, có ý kiến khác biệt là có thể tạo sóng dư luận. Tác phẩm càng mới (có thể mới sáng tác hoặc lâu nay công chúng ít biết đến) càng dễ gây nên những đánh giá trái chiều.

Hiện nay, tài liệu trên mạng internet rất sẵn nhưng giữa biển thông tin đó, để chọn được văn bản phù hợp với mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra thực sự không dễ. Chỉ một sơ sẩy như chọn văn bản quá dài, quá sức… với học sinh cũng có thể gây ra những “sóng gió”. Để không gặp phải những hạt sạn như vậy, thầy Trần Văn Toản – Tổ trưởng tổ Ngữ văn (Trường THPT Chuyên Quốc học Huế) cho rằng, cần tăng cường tập huấn cho giáo viên về kỹ năng lựa chọn ngữ liệu, đặt câu hỏi, kỹ năng ra lệnh hỏi chuẩn xác, phù hợp với văn hóa, chuẩn mực yêu cầu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Bên cạnh đó, các nhà trường cần chú trọng kiểm duyệt các đề kiểm tra định kỳ, không để tình trạng mạnh ai nấy làm sẽ dễ tạo ra những “hạt sạn” đáng tiếc.

Theo bà Nguyễn Thị Vân Hồng – Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), khi chọn ngữ liệu ngoài SGK, giáo viên phải có trình độ để thẩm thấu ngữ liệu mình sử dụng. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn phải sát sao để việc chọn ngữ liệu chuẩn chỉ. Có thể áp dụng cách là khi nhà trường chọn SGK A để dạy thì có thể chọn ngữ liệu ở bộ SGK B để ra đề nhằm đảm bảo tính mô phạm, chuẩn chỉ về mặt câu từ. Ngoài ra, chọn ngữ liệu đa dạng từ những tác phẩm chính thống. Ví dụ dạy tác phẩm “Đất rừng phương Nam” nhưng chúng ta có thể lấy ngữ liệu ở đoạn trích khác không có trong SGK của cùng tác phẩm này. Với cách làm này, theo bà Hồng sẽ giúp hạn chế được việc chọn ngữ liệu không chuẩn xác.



Nguồn: https://daidoanket.vn/can-trong-voi-ngu-lieu-ngoai-sach-giao-khoa-10292377.html

Cùng chủ đề

Đảm bảo học sinh có đủ sách giáo khoa sau bão lũ

Sau cơn bão số 3, ngành Giáo dục chịu thiệt hại rất lớn. Trong đó, chỉ tính riêng SGK, thống kê chưa đầy đủ ở các trường học của 18 tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão số...

Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP của...

In 10 triệu bản sách giáo khoa phục vụ học sinh vùng bão, lũ

“Bộ GDĐT cho biết, theo tổng hợp từ số liệu báo cáo của 18/26 tỉnh, thành, tính đến ngày 16/9, tổng thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ước tính là 1.260 tỷ...

Cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Tối 9/9, thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, cùng ngày Bộ có công văn gửi các Sở GDĐT, các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành SGK về việc cung ứng SGK cho các địa phương...

Không để chậm, thiếu sách giáo khoa

Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, rà soát, kiểm tra, đôn đốc bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục trước thềm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí...

Nguồn: https://daidoanket.vn/doan-dai-bieu-tham-du-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-mttq-viet-nam-lan-thu-x-vao-lang-vieng-chu-tich-ho-chi-minh-10292391.html

Triệu trái tim kiều bào hướng về Tổ quốc

Ông Trần Hải Linh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIA), nhấn mạnh: Trong nhiệm kỳ mới, MTTQ Việt Nam cần nâng cao vai trò, vị thế của mình...

Rà soát bảo hiểm y tế cho học sinh

Cụ thể, phụ huynh H. có con học tại Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi cho biết, đầu năm học 2023 - 2024, gia đình đóng 632.000 đồng cho văn thư trường để mua BHYT. Tháng 7/2024, con...

Tháo gỡ vướng mắc, khơi thông các nguồn lực

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ngay sau Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Chính phủ đã bắt tay vào việc chuẩn bị phục vụ Kỳ họp thứ 8, riêng Thủ...

Tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân

Gắn kết kiều bào hướng về quê hương, đất nướcHiện nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) có khoảng 6 triệu người đang sinh sống, làm việc và học tập tại hơn 130 quốc gia...

Bài đọc nhiều

Chân dung Hiệu trưởng trường Y hàng đầu cả nước được Chính phủ Pháp trao tặng “Huân chương Cành cọ Hàn lâm”

Theo thông tin từ Trường Đại học Y Hà Nội, ngày 14/10, tại Đại sứ quán Cộng hòa Pháp ở Hà Nội, "Câu lạc bộ cựu bác sĩ, dược sĩ học tập tại Cộng hòa Pháp” đã được ra mắt đánh...

Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo: Có tiếc hay không?

TPO - Về việc Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo có ý kiến cho rằng, thật đáng tiếc nếu không còn quy định này. Trong khi đó, nhiều giáo viên, chuyên gia cho rằng, rút là đúng, vì nếu thêm chứng chỉ sẽ gây lãng phí. Dự thảo lần thứ 5 Luật Nhà giáo trình tại phiên họp Thường vụ Quốc hội vừa qua đã không còn...

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Vĩnh Long phát miễn phí 4.500 tờ phụ san Báo Nhân Dân về Cột cờ Hà Nội

Tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long, đại diện Văn phòng Báo Nhân Dân đã trao 4.000 tờ phụ san Báo Nhân Dân về Cột cờ Hà Nội để tặng cho học sinh các cấp trong tỉnh. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Ngọc Bích rất phấn khởi khi được tiếp nhận phụ san của Báo Nhân Dân trao tặng. Theo cô Nguyễn Thị Ngọc...

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị không tăng học phí đại học

Theo đó, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, giao cho Sở các địa phương được quyết định, lựa chọn một bộ sách giáo khoa thống nhất theo cấp học để thuận tiện trong việc giảng dạy, học tập...Sử dụng bộ sách giáo khoa do cơ sở giáo dục lựa chọnTrả lời nội dung này, Bộ Giáo...

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen nhà vô địch Olympia

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đã trao tặng bằng khen cho em Võ Quang Phú Đức về thành tích xuất sắc khi đạt giải Nhất chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Đồng thời UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng thưởng 40 triệu đồng cho em Phú Đức. Chủ...

Chủ tịch Thừa Thiên Huế nói gì về Võ Quang Phú Đức- nhà vô định Đường lên đỉnh Olympia 2024?

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024, Võ Quang Phú Đức đã dẫn đầu tất cả các vòng thi để giành ngôi quán quân với số điểm 220. Đây là vòng nguyệt quế thứ 3 của...

Rà soát bảo hiểm y tế cho học sinh

Cụ thể, phụ huynh H. có con học tại Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi cho biết, đầu năm học 2023 - 2024, gia đình đóng 632.000 đồng cho văn thư trường để mua BHYT. Tháng 7/2024, con...

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có cần thiết?

Chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ về việc này, ông Nguyễn Vinh Hiển - nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chuyên gia góp ý cho Luật Nhà giáo - cho biết: Quy định về chứng chỉ hành nghề nhà giáo là cần thiết để đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực đặc thù là giáo dục. Nhưng nội dung này đưa vào dự...

Mới nhất

Xây dựng mô hình “Đoạn đường nhân dân địa phương và Đường sắt cùng chăm”

Sáng 15/10, Công ty Cổ phần Đường sắt Nghệ Tĩnh phối hợp với các khối của phường Lê Lợi và phường Đông Vĩnh (thành phố Vinh) tổ chức phát động phong trào “Đường tàu - Đường hoa” và phát động, ký cam kết xây dựng mô hình “Đoạn đường nhân dân địa phương và Đường sắt cùng chăm...

Xuất khẩu kỷ lục chưa từng có nhưng Việt Nam đang nhập khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật thị trường tháng 9, USDA dự báo năm 2024 Việt Nam xuất khẩu 8,6 triệu tấn gạo, con số kỷ lục từ trước đến nay. Vì so với năm 2023, lượng gạo xuất khẩu tăng thêm 300.000...

PSY sang Việt Nam hát chung sân khấu cùng Hieuthuhai, Karik, Mono

VOV.VN - Lễ hội "GENfest 2024 – Cities In The City: Phố trong phố" đã chính thức công bố dàn nghệ sĩ sẽ tham gia trình diễn tại TP. HCM. Vào ngày đầu tiên tổ chức - 24/11, lineup của GENfest gồm Hwasa, Loco, Chi Pu, Karik, Andree Right Hand, nhóm Gerdnang - Hieuthuhai, HurryKng, Manbo, Phúc Du, Dương Domic. Tới ngày...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Tăng tổng mức đầu tư lên 67,34 tỷ USD

Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được nâng mức đầu tư từ 58 tỷ USD lên 67,34 tỷ USD, tiến độ đầu tư giảm 10 năm. Ngày 15/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) ban hành Thông báo kết luận phiên họp của Hội đồng Thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo...

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen nhà vô địch Olympia

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đã trao tặng bằng khen cho em Võ Quang Phú Đức về thành tích xuất sắc khi đạt giải Nhất chung kết Đường lên đỉnh...

Mới nhất