Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị không tăng...

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị không tăng học phí đại học


Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị không tăng học phí đại học, giao Sở chọn sách giáo khoa - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn – Ảnh: GIA HÂN

Theo đó, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, giao cho Sở các địa phương được quyết định, lựa chọn một bộ sách giáo khoa thống nhất theo cấp học để thuận tiện trong việc giảng dạy, học tập…

Sử dụng bộ sách giáo khoa do cơ sở giáo dục lựa chọn

Trả lời nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay nghị quyết 88/2014 của Quốc hội quy định thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Bộ cũng dẫn lại quy định của Luật Giáo dục 2019 và cho hay, thực hiện luật, Bộ đã ban hành các thông tư quy định về lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Trong đó có quy định mỗi cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn một sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt cho mỗi môn học, lớp học phù hợp điều kiện tổ chức dạy học và điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương.

Như vậy, việc sử dụng bộ sách giáo khoa do cơ sở giáo dục lựa chọn, đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương và mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo thông tư 32/2018.

Việc mỗi nhà trường tổ chức giảng dạy với các bộ sách giáo khoa khác nhau không ảnh hưởng đến việc phụ huynh tham gia vào quá trình kiểm tra, hướng dẫn con em học tập.

Nếu học phí tiếp tục giữ ổn định, cắt giảm chi thường xuyên, nhiều trường sẽ không đủ kinh phí hoạt động

Cùng với đó, cử tri đề nghị không tăng học phí bậc đại học để giảm bớt khó khăn cho các gia đình có điều kiện kinh tế hạn chế, qua đó tạo cơ hội để sinh viên yên tâm học tập.

Trả lời nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Chính phủ ban hành nghị định 81/2021 quy định về mức học phí của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

Trong đó, quy định lộ trình điều chỉnh học phí hàng năm để đảm bảo tính giá dịch vụ giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết 19/2017 của Trung ương về tiếp tục đổi mới hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhằm kiểm soát lạm phát, chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 165/2022 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 – 2023 như năm học 2021 – 2022.

Do đó, mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã giữ ổn định qua 3 năm học (năm học 2020 – 2021 đến năm học 2022 – 2023). Mức học phí này rất thấp, mới chỉ đảm bảo từ 40 – 50% chi phí đào tạo, phần còn lại ngân sách Nhà nước vẫn phải hỗ trợ.

Tuy nhiên, theo Bộ, trong bối cảnh học phí không tăng nhưng hàng năm, ngân sách Nhà nước đều cắt giảm 2,5% chi thường xuyên, đã gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục đại học.

Nếu học phí tiếp tục giữ ổn định và tiếp tục cắt giảm chi thường xuyên thì nhiều cơ sở giáo dục không đủ kinh phí hoạt động, đặc biệt không thực hiện được lộ trình tính giá dịch vụ theo quy định ở nghị quyết 19.

Vì vậy, theo Bộ, từ năm học 2023 – 2024, Chính phủ ban hành nghị định 97/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 81/2021 quy định mức học phí các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện theo mức trần học phí năm học 2023 – 2024 quy định tại nghị định 97/2023 (lùi lộ trình học phí 1 năm so với quy định tại nghị định 81/2021).

Các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện chính sách, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo ở nghị định 81/2021 tiếp tục được thực hiện để giảm bớt gánh nặng tài chính cho học sinh, gia đình.

Bộ nêu rõ thời gian tới sẽ phối hợp với các cơ quan tổng hợp ý kiến trong quá trình thực hiện để đề xuất, sửa đổi nghị định 81/2021 quy định lộ trình học phí phù hợp, đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực xã hội và thực hiện an sinh xã hội.



Nguồn: https://tuoitre.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-tra-loi-kien-nghi-khong-tang-hoc-phi-dai-hoc-20241016105724351.htm

Cùng chủ đề

Đại học Thủ Dầu Một nộp lại ngân sách 37 tỷ đồng vì thu học phí sai quy định

Trước đó, cuộc kiểm toán của Nhà nước giai đoạn 2015-2021 đã phát hiện trường Đại học Thủ Dầu Một ở Bình Dương có hành vi thu học phí vượt quá quy định. Cụ thể, trong các năm học 2020-2021 và 2021-2022, mặc dù trường chưa tự chủ tài chính và phải tuân thủ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương về mức thu học phí, nhà trường vẫn thu học phí...

Thu sai học phí 37 tỉ đồng nhưng không trả sinh viên, Trường đại học Thủ Dầu Một nói gì?

Ngày 15-10, liên quan thông tin Trường đại học Thủ Dầu Một (trường công lập trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương) thu sai học phí 37 tỉ đồng nhưng nộp lại ngân sách chứ không trả sinh viên, lãnh đạo nhà trường đã có phản hồi. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Đoàn Ngọc Xuân - hiệu trưởng Trường đại học...

Bố bảo ‘đành bỏ đi con ạ’, cô gái miền núi vẫn muốn theo đuổi Học viện Ngoại giao

Nguồn: https://tuoitre.vn/bo-bao-danh-bo-di-con-a-co-gai-mien-nui-van-muon-theo-duoi-hoc-vien-ngoai-giao-20241012230655963.htm

Học sinh tiểu học tư thục ở TPHCM được hỗ trợ học phí

Sở GD-ĐT TPHCM hôm nay (11/10) cho biết học sinh tiểu học trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập sẽ được hỗ trợ học phí trong năm học 2024-2025. Mức hỗ trợ nhóm 1 là 60.000 đồng/tháng/học sinh, nhóm 2 là 30.000 đồng/tháng/học sinh. Trong đó, nhóm 1 là học sinh ở TP Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu kỷ lục chưa từng có nhưng Việt Nam đang nhập khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật thị trường tháng 9, USDA dự báo năm 2024 Việt Nam xuất khẩu 8,6 triệu tấn gạo, con số kỷ lục từ trước đến nay. Vì so với năm 2023, lượng gạo xuất khẩu tăng thêm 300.000 tấn so với dự báo trước đó (năm 2023 xuất khẩu 8,1 triệu tấn).Gạo Việt Nam xuất khẩu kỷ lục...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Bà giáo già hơn 20 năm mở lớp học miễn phí

Trong một lớp học ở TP Thủ Đức, TP.HCM có một cô giáo đứng lớp với mái tóc đã bạc. Hơn 20 năm qua, lớp học luôn mở rộng cửa cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Đó là lớp học miễn phí của bà giáo Đặng Thị Hoa.   Nổi bật giữa lớp học là một mảng tường treo đầy hình ảnh biết bao thế hệ học trò trong hơn 20 năm qua. Cùng một lớp nhưng học trò...

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có cần thiết?

Chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ về việc này, ông Nguyễn Vinh Hiển - nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chuyên gia góp ý cho Luật Nhà giáo - cho biết: Quy định về chứng chỉ hành nghề nhà giáo là cần thiết để đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực đặc thù là giáo dục. Nhưng nội dung này đưa vào dự...

Mô hình khám sức khỏe từ Bernard Healthcare được đánh giá cao tại Nhật Bản

Bernard Healthcare báo cáo trực tiếp trước đông đảo đại biểu tham dự Hội nghị thường niên Ningen Dock lần thứ 65Bernard Healthcare là thành viên chính thức của Hiệp hội Ningen Dock và Y học dự phòng Nhật Bản. Trong gần 300 tham luận trình bày trực tiếp có báo cáo...

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng cao, mua sớm cũng không có vé rẻ

Ngày 15-10, theo khảo sát của Tuổi Trẻ, giá vé máy bay trên nhiều chặng nội địa và quốc tế dịp Tết Ất Tỵ 2025 đã tăng lên đáng kể. Mặc dù số lượng còn nhiều và chưa rơi vào tình trạng "cháy vé" nhưng giá vé khứ hồi dịp Tết khi mua giai đoạn này đã cao hơn so với ngày...

Bài đọc nhiều

Chân dung Hiệu trưởng trường Y hàng đầu cả nước được Chính phủ Pháp trao tặng “Huân chương Cành cọ Hàn lâm”

Theo thông tin từ Trường Đại học Y Hà Nội, ngày 14/10, tại Đại sứ quán Cộng hòa Pháp ở Hà Nội, "Câu lạc bộ cựu bác sĩ, dược sĩ học tập tại Cộng hòa Pháp” đã được ra mắt đánh...

Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo: Có tiếc hay không?

TPO - Về việc Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo có ý kiến cho rằng, thật đáng tiếc nếu không còn quy định này. Trong khi đó, nhiều giáo viên, chuyên gia cho rằng, rút là đúng, vì nếu thêm chứng chỉ sẽ gây lãng phí. Dự thảo lần thứ 5 Luật Nhà giáo trình tại phiên họp Thường vụ Quốc hội vừa qua đã không còn...

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Vĩnh Long phát miễn phí 4.500 tờ phụ san Báo Nhân Dân về Cột cờ Hà Nội

Tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long, đại diện Văn phòng Báo Nhân Dân đã trao 4.000 tờ phụ san Báo Nhân Dân về Cột cờ Hà Nội để tặng cho học sinh các cấp trong tỉnh. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Ngọc Bích rất phấn khởi khi được tiếp nhận phụ san của Báo Nhân Dân trao tặng. Theo cô Nguyễn Thị Ngọc...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen nhà vô địch Olympia

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đã trao tặng bằng khen cho em Võ Quang Phú Đức về thành tích xuất sắc khi đạt giải Nhất chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Đồng thời UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng thưởng 40 triệu đồng cho em Phú Đức. Chủ...

Chủ tịch Thừa Thiên Huế nói gì về Võ Quang Phú Đức- nhà vô định Đường lên đỉnh Olympia 2024?

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024, Võ Quang Phú Đức đã dẫn đầu tất cả các vòng thi để giành ngôi quán quân với số điểm 220. Đây là vòng nguyệt quế thứ 3 của...

Rà soát bảo hiểm y tế cho học sinh

Cụ thể, phụ huynh H. có con học tại Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi cho biết, đầu năm học 2023 - 2024, gia đình đóng 632.000 đồng cho văn thư trường để mua BHYT. Tháng 7/2024, con...

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có cần thiết?

Chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ về việc này, ông Nguyễn Vinh Hiển - nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chuyên gia góp ý cho Luật Nhà giáo - cho biết: Quy định về chứng chỉ hành nghề nhà giáo là cần thiết để đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực đặc thù là giáo dục. Nhưng nội dung này đưa vào dự...

Mới nhất

Liveshow Hồi sinh kêu gọi ủng hộ gần 2,4 tỷ đồng cho Lào Cai

Sau cơn bão Yagi tàn khốc, nhiều căn nhà, những thửa ruộng bậc thang từng rực rỡ sắc vàng giờ đây chỉ còn là những mảnh đất hoang tàn, cây lúa ngã rạp, gốc rạ vương vãi. Nhưng người dân vùng cao không lùi bước, họ cùng nhau dựng lại nhà cửa, vun đắp lại từng mảnh đất...

Nguồn vốn nhân văn đã cho trái ngọt trên biên giới Ia Grai

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã thực sự hiệu quả với cuộc sống đồng bào các DTTS ở Gia Lai, tác động mọi mặt đời sống của người dân, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng...

Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) | 16/10/2024 ...

Tắt sóng 2G từ sau 15/10: Khách hàng chưa đổi từ 2G sang 4G có được đảm bảo quyền lợi?

VOV.VN - Theo lộ trình, sau khi lùi thời hạn tắt sóng 2G đến hết ngày 15/10, bắt đầu từ ngày 16/10, các thiết bị di động chỉ sử dụng công nghệ 2G sẽ không thể nghe - gọi được nữa. Tuy nhiên, người sử dụng nếu chưa chuyển đổi vẫn có thể đến các nhà cung cấp dịch...

Người nổi tiếng nào ủng hộ bà Harris và ông Trump?

(Dân trí) - Nếu nữ ca sĩ Taylor Swift có thể giúp bà Harris đến gần hơn với giới trẻ, tỷ phú Elon Musk đã chi hàng chục triệu USD cho chiến dịch của ông Trump. Taylor Swift là cái tên đáng chú ý nhất trong đội ngũ người nổi tiếng ủng hộ bà Kamala Harris năm nay (Ảnh: Reuters). Chỉ...

Mới nhất