Trang chủNewsThời sựThủ tướng: "Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đã nói...

Thủ tướng: “Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đã nói phải làm”

(Dân trí) – Để thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cần phân công cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương với phương châm rõ người, rõ việc, đã nói phải làm.

Chiều 15/10, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

“Đã nói phải làm, rõ trách nhiệm, rõ người, rõ việc”

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích, nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng, những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của ĐBSCL.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, ĐBSCL có nhiều lợi thế, tiềm năng về con người, truyền thống lịch sử văn hóa, đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành lúa gạo, thủy hải sản.

Thủ tướng: "Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đã nói phải làm"
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị triển khai đề án phát triển bền vững một triệu hecta lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long (Minh Trung).

Theo Thủ tướng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết này và từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Thủ tướng đã nhiều lần làm việc với các địa phương vùng ĐBSCL, với số lần làm việc tại ĐBSCL là nhiều nhất so với các địa phương, các vùng khác trên cả nước.

Thủ tướng cũng cho biết, trong các cuộc gặp gỡ, trao đổi với đối tác quốc tế, ông luôn nhắc về ĐBSCL. Bởi việc làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn thì không thể không nói đến ĐBSCL. Mặt khác, với vấn đề an ninh lương thực thực phẩm trên thế giới, ĐBSCL rất có cơ hội để phát triển.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, ĐBSCL có lợi thế nhưng nếu không “thổi hồn” bằng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn thì chỉ dừng ở mức trung bình, giá trị gia tăng không cao, lợi nhuận thu về không như mong muốn. 

Thủ tướng: "Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đã nói phải làm"
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: Bảo Kỳ).

Thủ tướng nêu rõ, lúa gạo là ngành hàng có lợi thế của nước ta; sản xuất lúa gạo không chỉ có vai trò thiết yếu đối với bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định xã hội, mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Với quan điểm đó, Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được Thủ tướng phê duyệt tháng 11/2023 đến nay đã triển khai được gần một năm.

Theo ông, đây là Đề án hết sức ý nghĩa với người nông dân vùng ĐBSCL, với ngành hàng lúa gạo và với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về “0” theo đúng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 (hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26).

Thủ tướng nhận định, hội nghị tổ chức ở Cần Thơ hôm nay nhằm đánh giá những điểm đề án làm được và chưa làm được, việc làm tiếp theo, trách nhiệm của từng người là như thế nào, trong đó trách nhiệm từng người là phải làm rõ các yếu tố gồm người, việc, thời gian, tiến độ.

“Những cái làm được thì rút kinh nghiệm, phát huy; những cái chưa làm được phải có nguyên nhân, ai chịu trách nhiệm, ai làm và làm trong bao lâu, kết quả như thế nào phải rõ. Không nói chung chung, không nói vui”, ông nhấn mạnh.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao, hoan nghênh các tỉnh ĐBSCL, Bộ NN&PTNT vừa qua đã có rất nhiều cố gắng, vươn lên từ những khó khăn, thiếu thốn để thúc đẩy tăng trưởng, giảm lạm phát, xây dựng, quảng bá thương hiệu. Cùng với Bộ NN&PTNT, 12 tỉnh, thành phố ĐBSCL đã phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, hiện nay việc triển khai Đề án còn nhiều khó khăn, vướng mắc về nhận thức và hành động (còn có những ý kiến khác nhau về sự cần thiết và hiệu quả của Đề án, nhiều hộ nông dân chưa mặn mà tham gia Đề án); về quy hoạch và xác định vùng trồng lúa; về cơ chế, chính sách, về việc huy động và bố trí nguồn lực triển khai Đề án, trong đó có việc quản lý, sử dụng vốn ODA, trao đổi tín chỉ carbon trong trồng lúa và một số vấn đề khác. Vừa có thách thức, đồng thời cũng là cơ hội lớn.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị, cần phân công cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành, các địa phương với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ kết quả”, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tinh thần là “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, đã nói là làm, đã làm là ra kết quả. 

Ông yêu cầu, song song việc triển khai Đề án, cần phải phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL. “Chúng ta đang tập trung cho hệ thống đường cao tốc, cảng biển. Ngoài ra chúng ta bắt tay xây dựng các cảng thủy nội địa vì đã có quy hoạch rồi, giờ phải phát động phong trào làm cảng thủy nội địa này nhằm phát huy được điều kiện sông nước ĐBSCL, giảm chi phí logistics, tăng cạnh tranh của hàng hóa…”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn.

Tháng 11/2023 Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”.

Đề án có ý nghĩa quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL nhằm gia tăng giá trị ngành hàng lúa gạo Việt Nam, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Đề án chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 (2024-2025) sẽ tập trung vào 200.000ha có điều kiện về hạ tầng sản xuất và năng lực của các hợp tác xã trong sản xuất và liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp nhằm đạt tiêu chí lúa chất lượng cao, phát thải thấp. 

Ở giai đoạn 2 (2026-2030), tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tiếp tục nâng cao năng lực của cả hệ thống để mở rộng thêm 800.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. 

Theo báo cáo tiến độ triển khai đề án của Bộ NN&PTNT, Bộ đã cùng các địa phương và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế tổ chức triển khai 7 mô hình thí điểm trên địa bàn 5 tỉnh thành gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

Thủ tướng: "Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đã nói phải làm"
Thu hoạch lúa ở Cần Thơ trong đề án 1 triệu hecta (Ảnh: Bảo Kỳ).

Hiện 4/7 mô hình thí điểm vụ Hè – Thu năm 2024 đã báo cáo kết quả đạt rất tích cực, giảm chi phí 20-30%; tăng năng suất 10% (năng suất trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha); tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4 đến 7,6 triệu đồng/ha so với đối chứng); giảm trung bình 5-6 tấn CO2 tương đương trên 1ha và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg thóc.

Kết quả đạt được từ các mô hình thí điểm đã tạo khích lệ lớn cho các hộ nông dân và HTX tin tưởng và tiếp tục tích cực tham gia Đề án.  

Dantri.vn

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-phai-ro-nguoi-ro-viec-ro-trach-nhiem-da-noi-phai-lam-20241015183015364.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng: ‘Cuộc cách mạng về lúa gạo không thể thiếu sức mạnh của người dân’

Thủ tướng nhấn mạnh 5 định hướng lớn và 11 nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.   Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng...

Chính phủ trình Quốc hội 25 dự án Luật tại Kỳ họp thứ 8

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội xem xét, thông qua 15 dự án Luật và cho ý kiến 10 dự án Luật. Sáng 15/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị Ban...

Tập đoàn Hàn Quốc sắp đầu tư thêm 4 tỉ USD, cam kết tương lai 100 năm ở Việt Nam

Chủ tịch Hyosung khẳng định môi trường đầu tư của Việt Nam rất đáng tin cậy và tin rằng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất của châu Á. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, chủ tịch Tập đoàn Hyosung - Ảnh: ĐOÀN BẮC Chiều 14-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây là lần thứ 2 trong khoảng...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc

NDO - Chiều 13/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường  tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. Tọa đàm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Bộ Thương mại Trung Quốc tổ chức, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường. Cùng tham dự có lãnh đạo các bộ, ngành và đại diện các...

[Ảnh] Hai Thủ tướng Việt Nam – Trung Quốc thưởng lãm dân ca quan họ, tranh dân gian Đông Hồ

Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường phản ánh sự tiếp xúc tốt đẹp, tích cực giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh trước thềm chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ Thành Hán Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, Đại học Công nghiệp Chiết Giang, cho biết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ doanh nhân bỏ phố về quê lập nghiệp với nương rẫy gắn liền tuổi thơ

(Dân trí) - Lớn lên cùng những ngọn đồi xanh bát ngát, chị Đặng Kim Đăng Thy - Giám đốc vận hành của DalatFarm quyết định bỏ phố về vườn để gây dựng cơ nghiệp bằng con đường làm nông của bố mẹ. Với tình yêu dành cho đồi cà phê và vườn chè quê hương, nữ doanh nhân trẻ Đặng Kim Đăng Thy đã từ thành phố quay trở về quê lập nghiệp với mong muốn nâng cao giá...

“Sách của tác giả 104 tuổi Nguyễn Đình Tư xứng đáng đạt giải A”

(Dân trí) - Đó là ý kiến được đưa ra tại Hội nghị Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII diễn ra tại Cục Xuất bản Việt Nam chiều 14/10. Hội nghị Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII tổ chức nhằm thống nhất chọn ra những cuốn sách xứng đáng trao giải năm nay. Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội đồng...

Mỹ Tâm lần đầu góp mặt ở “Hò dô 2024” sau nhiều lần lỡ hẹn

Tiếp nối thành công của các mùa trước, Liên hoan âm nhạc Quốc tế TPHCM lần 4 - Hò dô 2024 chính thức trở lại. Chương trình do Ban tổ chức kỷ niệm Các ngày lễ lớn TPHCM, Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM phối hợp thực hiện. Tại sự kiện giới thiệu diễn ra sáng 15/10, ban tổ chức hé lộ dàn nghệ sĩ tham gia chương trình. Theo đó, ca sĩ Mỹ Tâm được công bố sẽ...

Sắp giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào

(Dân trí) - Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 22 đến 23/10, tại khu vực huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Sop Bao (tỉnh Houaphanh, Lào). Sáng 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2. Thông tin tại buổi gặp mặt, Đại...

Thu nhận mẫu ADN thân nhân hơn 9.000 liệt sĩ chưa xác định được thông tin

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 17.573 liệt sĩ, trong đó 9.219 liệt sĩ chưa xác định được danh tính.Sau khi có kế hoạch về việc triển khai thu nhận ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính, Công an tỉnh Hà Nam đã khẩn trương tổ chức thực hiện. Đơn vị phối hợp với Sở LĐ-TB&XH để thực hiện nhiệm vụ xác định danh tính hài cốt...

Bài đọc nhiều

Vụ người đàn ông bị đánh vì làm thơ đăng Facebook, triệu tập 7 đối tượng

Ngày 14/10, Công an xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết, đơn vị đã triệu tập 7 người đến làm việc vì liên quan vụ ông Ngô Văn Lư (55 tuổi, trú xã Ngư Thủy) bị đánh nhập viện sau khi làm thơ đăng trên Facebook. Theo Công an xã Ngư Thủy, bước đầu những người này thừa nhận đã đánh ông Lư. Trước đó, anh Ngô Văn Luýt (con trai ông Ngô Văn Lư) đã gửi...

Ngắm Hà Nội bề bộn và Hà Nội nên thơ

Người xem tìm thấy một Hà Nội quá ngột ngạt bởi tắc đường, xây dựng bề bộn, xám xịt ô nhiễm, lẫn một Hà Nội nên thơ với những mảnh thiên nhiên, những khu tập thể yên bình trong triển lãm ‘Lớp love Hà Nội’.   Những tiếng thét đô thị trong tranh của Thuận Ngô - Ảnh: T.ĐIỂU Triển lãm đang được giới thiệu tới công chúng tại Aqua Art (44 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) đến ngày 26-10. 17 họa sĩ...

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng

Ảnh bìa: Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam. Ảnh: TTXVN Tại Đại hội lần thứ XIII, lần đầu Đảng ta đặt ra vấn đề khơi dậy, thúc đẩy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh. Đại...

Cậu bé nhặt tôm rơi ở chợ đầu mối Long Biên trở thành lập trình viên xuất sắc

Ít ai biết, 7 năm trước, trong mắt nhiều người, Tài chỉ là một cậu bé vừa tốt nghiệp cấp 3 bổ túc với tương lai mờ mịt, gia cảnh phức tạp khi cả bố và mẹ đều từng lâm vào cảnh tù tội. 10 năm trước, Tài giúp gia đình mưu sinh bằng công việc nhặt tôm rơi vãi ở chợ đầu mối lúc nửa đêm. Cậu bé 13 tuổi khi ấy chỉ được ngủ 4 - 5...

Từng học viên đều là những hạt nhân góp phần đưa đất nước bước vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo. ...

Cùng chuyên mục

Tăng cường khả năng nội địa hóa, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Hội đồng Thẩm định nhà nước đề nghị Bộ GTVT làm rõ, tăng cường khả năng nội địa hóa, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.   Ngày 15.10, Bộ KH-ĐT ban hành Thông báo số 48 về kết luận phiên họp của Hội đồng Thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi...

Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao

Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ và Tổng Bí thư Lê Duẩn tại...

NDO - Trong chuyến công tác tại Quảng Trị, chiều 15/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương tới dâng hương, dâng hoa tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị; nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn; dâng hương, dâng hoa viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia đường 9 và Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước...

Đề nghị làm rõ khả năng nội địa hóa đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

TPO - Thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm rõ khả năng tăng cường nội địa hóa, làm chủ công nghệ; đánh giá lợi thế của đầu tư công so với hình thức khác, nhất là các đoạn không có ưu thế phát triển đường sắt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa thông báo...

Thủ tướng: ‘Cuộc cách mạng về lúa gạo không thể thiếu sức mạnh của người dân’

Thủ tướng nhấn mạnh 5 định hướng lớn và 11 nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.   Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng...

Mới nhất

Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với giá là bao nhiêu?

Tháng 8/2024, nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil tăng 808,6% Việt Nam giảm nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường Brazil Tại Brazil, báo cáo của công ty Nedspice cho biết, giai đoạn thu hoạch chính đã bắt đầu...

Ukraine có hi vọng với tên lửa Đức; Nga phục hồi chiến lợi phẩm là thiết bị do Mỹ sản xuất

“Tôi sẽ không làm đơn giản như vậy. Bước đầu tiên sẽ là xóa bỏ giới hạn phạm vi sử dụng vũ khí và bước thứ hai là chuyển giao tên lửa Taurus đến Ukraine”, ông Merz nói trên kênh truyền hình ARD. Trước đó, Thủ tướng Đức đương nhiệm Olaf...

Những “nấc thang” mùa lúa chín làm say lòng nhiếp ảnh gia

Sau 5 năm trở lại Tây Bắc, Đông Bắc đúng mùa lúa chín vàng, Ngô Trần Hải An bồi hồi với những ký ức xưa vẫn vẹn nguyên như chỉ mới hôm qua. Laodong.vn Nguồn: https://dulich.laodong.vn/kham-pha/nhung-nac-thang-mua-lua-chin-lam-say-long-nhiep-anh-gia-1405326.html

Áp lực giảm giá vẫn hiện hữu

Thị trường tiêu trong nước đang trải qua những ngày đầy bất ổn với giá tiêu liên tục giảm. Theo đó, thị trường hôm nay ngày 15/10/2024 giá tiêu tại các vùng trọng điểm như Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Phước giao dịch quanh mốc 143.000 - 144.000 đồng/kg, với mức giá cao nhất...

Mới nhất