Trang chủPolitical ActivitiesĐịnh vị thương hiệu du lịch Bắc Giang

Định vị thương hiệu du lịch Bắc Giang



Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Định vị thương hiệu du lịch Bắc Giang - Ảnh 1.

Du khách vãn cảnh chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Khai thác lợi thế các di sản được UNESCO ghi danh, các di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, trong đó điểm nhấn là hệ thống di sản văn hóa gắn với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, Bắc Giang đã xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Từ năm 2011, Bắc Giang đã xác định phát triển du lịch là 1 trong 5 chương trình phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm của tỉnh. Đến nay, với nhiều giải pháp, chương trình, kế hoạch, đề án được cụ thể hóa và nỗ lực triển khai thực hiện, Bắc Giang đã hình thành bốn sản phẩm du lịch chủ lực (du lịch văn hóa-tâm linh; du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng; du lịch vui chơi, giải trí, thể thao; du lịch cộng đồng) và bước đầu khai thác hiệu quả, trong đó du lịch văn hóa-tâm linh là trọng điểm.

Thương hiệu du lịch Tây Yên Tử

Khoảng ba năm trở lại đây, du lịch Tây Yên Tử (với điểm nhấn là Khu du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử) trở thành niềm tự hào của Bắc Giang. Từ tiềm năng di sản vật thể, phi vật thể và danh thắng, lợi thế cảnh quan thiên nhiên gắn với các vết tích chùa, tháp liên quan đến dòng thiền Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, Bắc Giang đã đầu tư, hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, như: Con đường hoằng dương Phật pháp của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; Về miền đất thiêng Tây Yên Tử; Lễ hội Xuân Tây Yên Tử gắn với Tuần văn hóa du lịch Bắc Giang… góp phần định hình thương hiệu du lịch cho tỉnh.

Sườn Tây Yên Tử bao gồm bốn huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng. Theo các nhà nghiên cứu, sườn Đông Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng dương Phật pháp, truyền đạo của Ngài cùng các đệ tử.

Đến nay, dọc sườn Tây Yên Tử còn khoảng 130 di tích liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập vào cuối thế kỷ 13. Điển hình là di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) được khởi dựng vào thời Trần. Đây là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, hiện đang lưu giữ 3.050 tấm mộc bản, được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa-tâm linh và du lịch cộng đồng, nhưng đến năm 2014, việc khai thác không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm hơn 700 năm phía sườn Tây Yên Tử mới được đầu tư và quy hoạch bài bản, trong đó điểm nhấn là Khu du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử, tại thị trấn Tây Yên Tử (huyện Sơn Động), với quy mô 13,8 ha, gồm bốn cụm chùa độc lập: chùa Trình, chùa Hạ (chùa Phật Quang), chùa Trung, chùa Thượng (chùa Kim Quy). Các điểm chùa được kết nối với chùa Đồng và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh).

Dọc theo con đường hoằng dương Phật pháp của các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử dài gần 100 km, từ thành phố Bắc Giang, du khách sẽ đi qua các điểm di tích, thắng cảnh trên địa bàn các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động như chùa Am Vãi (nằm trên vòng cung Yên Tử), chùa Bổ Đà, chùa Kem, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ gắn với truyền thuyết về bà chúa Thượng ngàn… Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Tây Yên Tử – dòng thiền đặc trưng riêng có của con người Việt Nam – đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Dự kiến hoàn thành vào năm 2025 nhưng từ năm 2019, các hạng mục trong giai đoạn I gồm chùa Thượng, chùa Hạ, tuyến cáp treo số 1 từ ga chùa Hạ lên ga chùa Thượng, khu vực quảng trường trung tâm… đã hoàn thiện và chính thức đưa vào hoạt động, đón du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Bên cạnh Con đường hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử là sản phẩm cốt lõi của du lịch Bắc Giang, tỉnh còn đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch Tây Yên Tử; tạo dựng, hình thành các sản phẩm văn hóa, hoạt động văn hóa đặc trưng; các sản phẩm, tour, tuyến, điểm du lịch mang sắc thái riêng của tỉnh Bắc Giang.

Nguồn lực vật chất và tinh thần này đã làm nên thương hiệu du lịch Tây Yên Tử, tạo sự lan tỏa đến du khách trong và ngoài nước các giá trị đặc sắc về miền đất, văn hóa, con người Bắc Giang và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số của các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam… được cải thiện. Năm 2023, Bắc Giang đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch; doanh thu từ du lịch khoảng 1.477 tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 2.500 lao động. Sáu tháng đầu năm 2024, Bắc Giang đã đón khoảng 1,8 triệu lượt khách du lịch.

Khai thác lợi thế từ mạch nguồn văn hóa

Xác định du lịch văn hóa-tâm linh và lịch sử-văn hóa là hai trong ba sản phẩm du lịch thế mạnh, Bắc Giang đã đề ra giải pháp trọng tâm để phát triển du lịch dựa trên nền tảng, lợi thế của hệ thống di tích lịch sử-văn hóa có giá trị tiêu biểu trên địa bàn.

Nghị quyết số 112 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang Đỗ Tuấn Khoa, Bắc Giang đã đặt tiền đề phát triển du lịch từ những năm 2010 và đến nay đã tạo được những điều kiện có tính nền tảng.

Qua các giai đoạn, Bắc Giang đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu, nhất là khai thác, phát huy giá trị các di sản được UNESCO ghi danh, những di tích cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt… để hình thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, có chất lượng. Đến nay thương hiệu du lịch Bắc Giang đang khởi sắc, tạo đà để phát triển công nghiệp văn hóa của tỉnh.

Bắc Giang có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng để phát triển du lịch văn hóa. Với 755 di tích, danh thắng đã xếp hạng, trong đó có 5 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt (gồm: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, Địa điểm chiến thắng Xương Giang, Địa điểm khởi nghĩa Yên Thế và An toàn khu II Hiệp Hòa); 16 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 5 di sản được UNESCO ghi danh (gồm: Dân ca quan họ, Ca trù, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt và Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam), Bắc Giang là tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về sở hữu số lượng di sản văn hóa. Tỉnh còn sở hữu bốn bảo vật quốc gia, gồm: Hương án đá chùa Khám Lạng (huyện Lục Nam); Bia hộp đá Đồi Cốc thời Mạc (thành phố Bắc Giang); Mộc bản chùa Bổ Đà và Cửa võng đình Thổ Hà (huyện Việt Yên).

Với quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững, Bắc Giang đã khai thác các giá trị văn hóa, gắn kết giữa bảo tồn di sản với phát triển du lịch và phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tập trung nguồn lực xây dựng một số điểm du lịch trọng điểm gắn với di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh đặc sắc.

Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đã định hình như: làng cổ Thổ Hà; rừng nguyên sinh Khe Rỗ; thắng cảnh suối Nước Vàng (trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử); hồ Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn)… Bắc Giang hiện có 32 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch, 445 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển du lịch, văn hóa.

Năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết 41/2023 về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2023-2030, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho phát triển loại hình du lịch này trên địa bàn. Về hạ tầng, với mục tiêu hướng ra biển, Bắc Giang khởi công xây dựng tuyến đường nối thị trấn Tây Yên Tử đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).

Sau khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, kết nối hai sườn Đông-Tây dãy núi Yên Tử, phục vụ du khách hành hương về chốn tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Khai thác lợi thế về di sản, trong đó ưu tiên phát huy giá trị các di sản văn hóa đã được UNESCO, Chính phủ ghi danh, công nhận… là hướng đi phù hợp của Bắc Giang trong phát triển du lịch. Gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang đã hoàn thiện hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt đối với Cụm di tích Tiên Lục (huyện Lạng Giang).

Tỉnh cũng tiếp tục phối hợp hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương để hoàn thiện hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn- Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Hiện nay, với việc triển khai đề án phục dựng Con đường hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (giai đoạn 2023-2030) gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và di tích, danh thắng Tây Yên Tử, Bắc Giang đang có nhiều dư địa tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo nhằm góp phần sớm đạt mục tiêu đến năm 2025 đón 3 triệu lượt du khách, doanh thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/dinh-vi-thuong-hieu-du-lich-bac-giang-20241014094632622.htm

Cùng chủ đề

Cặp đôi ‘Trump – Musk’ đẩy chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ lên tầm cao mới

Với quyền lực kinh tế và chính trị kết hợp, liên minh Trump - Musk không chỉ tác động đến kết quả bầu cử mà còn có thể thay đổi cách thức chính phủ hoạt động nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Theo tờ Kiev Post (Ukraine) ngày 12/10, việc ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hoà Donald Trump và tỷ phú Elon Musk bắt tay nhau trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2024...

Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Hiệu quả từ công tác khuyến công Từ nhiều năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp ở nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre đã tích cực thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất từ kinh phí khuyến công, trong đó đặc...

Nữ doanh nhân bỏ phố về quê lập nghiệp với nương rẫy gắn liền tuổi thơ

(Dân trí) - Lớn lên cùng những ngọn đồi xanh bát ngát, chị Đặng Kim Đăng Thy - Giám đốc vận hành của DalatFarm quyết định bỏ phố về vườn để gây dựng cơ nghiệp bằng con đường làm nông của bố mẹ. Với tình yêu dành cho đồi cà phê và vườn chè quê hương, nữ doanh nhân trẻ Đặng Kim Đăng Thy đã từ thành phố quay trở về quê lập nghiệp với mong muốn nâng cao giá...

Hàng loạt dự án sân bay lớn sử dụng ống thép Hoà Phát

Với thông điệp “Trọng lượng đủ đầy – Dựng xây vững chắc”, Ống thép Hòa Phát đã cung cấp cho hàng loạt dự án, công trình lớn, trọng điểm quốc gia trên cả nước, trong đó nổi bật nhất là dự án Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Sân bay quốc tế Long Thành. Hàng loạt dự án sân bay lớn sử dụng ống thép Hoà Phát Tại dự án sân bay Long Thành...

Để chính sách mới về bất động sản nhanh đi vào cuộc sống

Ngày 15/10 tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kết hợp du lịch, nâng tầm giá trị nông thôn

Với việc kết hợp du lịch, nhiều khu vực nông thôn ở Gia Lai dần được nâng tầm, từ đó thay đổi bộ mặt nhiều điểm vùng sâu, vùng xa, góp phần kích thích, khai thác tiềm năng du lịch địa phương. ...

Trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh gửi tới sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 655/BDN ngày 02/8/2024 và Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 5887/VPCP-QHĐP ngày 19/8/2024 với nội dung kiến nghị như sau: ...

Nâng tầm điện ảnh Việt Nam để mở lối cho du lịch quốc tế

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong ngành điện ảnh và du lịch. Với sự kết hợp mạnh mẽ giữa hai lĩnh vực này, điện ảnh không chỉ là nghệ thuật giải trí mà còn là công cụ đắc lực để quảng bá du lịch, văn hóa và con người Việt Nam đến...

Tác động từ ‘quyền lực mềm’ của văn hóa Hàn Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, việc nhà văn Hàn Quốc Han Kang vừa đoạt giải Nobel Văn học 2024, trở thành nhà văn nữ châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng này, đánh dấu sự mở rộng hơn nữa về tầm ảnh hưởng của "Văn hóa Hàn Quốc (K-Culture)" trong cộng đồng quốc tế. ...

Khai mạc Giải bơi trung, cao tuổi toàn quốc năm 2024

Ngày 10.10, tại TP. Huế, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam khai mạc Giải bơi truyền thống trung, cao tuổi toàn quốc năm 2024. ...

Bài đọc nhiều

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch,...

(MPI) - Ngày 10/10/2024, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự và trình bày Tờ trình tại phiên họp. ...

Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên

(Bqp.vn) - Chủ trì sự kiện “Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024” được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh, phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số gồm: Thể chế số, hạ tầng số, nguồn nhân lực số...

Cuộc họp nhóm Công tác đầu tư Việt Nam

(MPI) – Ngày 14/10/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Ngoại Giao và Thương mại Úc, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tổ chức cuộc họp trực tuyến lần thứ năm của nhóm Công tác đầu tư Việt Nam - Úc (IWG). Toàn cảnh cuộc họp tại điểm cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư....

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 70 năm Ngày truyền thống Nhà máy Z157

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhà máy Z157, Cục Xe - Máy, Tổng cục Kỹ thuật (15/10/1954 - 15/10/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đã và đang công tác tại Nhà máy...

Cùng chuyên mục

Gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) chủ trì họp báo.Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí.Dự buổi gặp mặt báo chí có lãnh đạo Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng; Tùy viên...

Ký kết

(MPI) - Ngày 15/10/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng khung cho vay gián tiếp Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông. Lễ ký kết Hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa SMEDF và OCB. Ảnh: MPI ...

Chuẩn bị tốt tổng kết 10 năm Nghị quyết QUTW về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ

(Bqp.vn) - Sáng 15/10, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo thông qua nội dung chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 689-NQ/TW của Quân ủy Trung ương. Tham dự hội nghị có Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham...

Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số quy định về khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên

Học bổng khuyến khích học tập cho học sinh trường chuyên, trường năng khiếu Dự thảo sửa đổi nhiều nội dung, trong đó có điều kiện cụ thể xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cho các đối tượng là học sinh trường chuyên, các trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao (khoản 1 Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP). Cụ thể, dự thảo quy định đối tượng xét, cấp học bổng khuyến khích học tập: Học sinh trường...

100% học sinh Việt Nam dự thi Olympic quốc tế năm 2024 đều đoạt giải

Năm 2024, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế với 38 lượt học sinh tham gia. Gồm đoàn Tin học tham dự Olympic khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đoàn Vật lí tham dự Olympic khu vực Châu Á và 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế là Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Tin học. Các đoàn học sinh Việt Nam đã mang...

Mới nhất

Nhiều trường đại học đã có phương án tuyển sinh năm 2025

Năm 2025, nhiều trường đại học thay đổi phương thức tuyển sinh, có trường tăng phương thức xét tuyển, chỉ tiêu. Nhiều trường đại học đã có phương án tuyển sinh 2025. (Ảnh: Nguyễn Huế) Các trường đại...

Hà Nội mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Argentina trên nhiều lĩnh vực

Cùng tham dự buổi tiếp đón có lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP; lãnh đạo các Sở: Ngoại vụ, Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Tại buổi đón tiếp, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cảm ơn ngài Đại sứ đã quan tâm tới việc thúc đẩy hợp tác...

Phát biểu của Đại tướng Lương Cường tại Lễ ra mắt tủ sách điện tử về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

NDO - Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Lễ ra mắt tủ sách điện tử về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) Thưa quý vị...

Cơ hội được khám, điều trị miễn phí trẻ em bị các dị tật bẩm sinh vùng mặt, tay – chân tại Quảng Ngãi

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa qua có Quyết định số 1204/QĐ-UBND phê duyệt văn kiện Chương trình khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo cho trẻ em và hợp tác trao đổi chuyên môn tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2024 do Tổ chức ReSurge International viện trợ không hoàn lại 435 triệu đồng, tương đương 17.755 USD. ...

Mới nhất