Cha mẹ nào cũng mong muốn con có chỉ số thông minh cao, tài giỏi, nhanh nhẹn hơn người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng trẻ không tự thông minh mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Di truyền, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, môi trường giáo dục…
Các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình trở thành những người thành công, hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa về chỉ số IQ. Chỉ số này của trẻ phần lớn ảnh hưởng bởi di truyền. Bố mẹ thông minh thì chỉ số IQ tự nhiên của con cùng không thấp.
Tuy nhiên, ngoài chỉ số thông minh của bố mẹ thì nhóm máu của các bậc phụ huynh cũng góp phần quyết định IQ của trẻ. Vì thế dựa theo nhóm máu của các bậc sinh thành, chúng ta có thể dự đoán chỉ số thông minh của em bé.
Cả bố và mẹ đều mang nhóm máu O
Theo quy luật di truyền, bố mẹ có nhóm máu O, con sinh ra cũng mang nhóm máu này. Theo nghiên cứu của Đại học Stanford, Mỹ, trẻ sinh ra từ mẹ có nhóm máu O, xác suất có chỉ số thông minh cao nhất. Lý do cơ bản vì nhóm máu O là loại máu linh hoạt nhất, và nó có khả năng miễn dịch hơn các nhóm máu khác.
Theo nghiên cứu, những người nhóm máu O sở hữu tính cách lạc quan, vui vẻ. Họ không chỉ có trí nhớ tốt mà còn giỏi phân tích vấn đề tốt hơn.
Nhóm máu A + nhóm máu O
Người có nhóm máu O có lợi thế về trí tuệ, trong khi người thuộc nhóm máu A thường rất tập trung và không dễ dàng chịu khuất phục trước mọi vấn đề. Vì vậy, trẻ có bố mẹ thuộc nhóm máu O và nhóm máu A thường có chỉ số IQ cao vượt trội hơn những đứa trẻ khác.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận lại một vấn đề, nhóm máu là một yếu tố mang tính bẩm sinh, chúng ta không thể thay đổi điều này. Thay vì quá coi trọng việc nhìn nhận nhóm máu mang tính chất quyết định trí thông minh của trẻ, chúng ta, các bậc làm cha mẹ hãy lập ra kế hoạch phát triển và nâng cao trí thông minh của trẻ thông qua các hoạt động bên ngoài dựa trên các nghiên cứu khoa học.
Theo đó, nếu các bậc cha mẹ không sở hữu nhóm máu O kể trên thì có thể áp dụng những điều sau đây để giúp con thông minh hơn:
1. Đọc sách cùng con
Các bậc cha mẹ đều biết rằng, đọc sách có thể cải thiện chỉ số IQ của trẻ. Cha mẹ dù bận công việc đến đâu vẫn nên dành ra 20-30 phút buổi tối để đọc sách cùng con. Điều này sẽ giúp trẻ mở rộng tầm nhìn và nâng cao kiến thức.
2. Tạo điều kiện cho trẻ được khám phá
Trẻ em học hỏi thông qua trò chơi và khám phá. Hãy để trẻ tiếp xúc với nhiều hoạt động khác nhau, từ chơi ngoài trời đến tham gia các lớp học nghệ thuật, khoa học khiến trẻ thích thú và tò mò học hỏi.
Càng khám phá được nhiều, trẻ càng sớm tiếp thu được nhiều kiến thức và hoàn thiện chỉ số thông minh nên cha mẹ hãy lưu tâm nhé!
3. Học nhạc cụ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trẻ kiên trì học nhạc, chúng sẽ trở nên thông minh hơn.
Trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn, những đứa trẻ học nhạc có thành tích tốt hơn những đứa trẻ khác và đạt điểm trung bình cao hơn. Một thí nghiệm cho thấy học piano có thể cải thiện đáng kể chỉ số IQ của trẻ.
Ngoài ra, nếu gia đình không có điều kiện cho trẻ học nhạc cụ, có thể cho trẻ nghe nhạc thường xuyên. Âm nhạc sẽ cải thiện tâm trạng của mọi người, đặc biệt là những giai điệu vui vẻ.
4. Cho trẻ chế độ ăn uống cân đối mỗi ngày
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ, đảm bảo tăng trưởng chỉ số IQ. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ nhận được đủ omega-3, chất sắt, kẽm và các loại vitamin… cần thiết qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Nếu nhận thấy con có dấu hiệu không nhận đủ bất kỳ chất nào từ chế độ ăn uống, đừng quên đi thăm khám và bổ sung qua những loại thuốc, thực phẩm bổ sung có sự đồng ý của bác sĩ.
Điều này giúp con bạn luôn được cung cấp đủ chất trong chế độ ăn uống, tăng trưởng và phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, não bộ.
5. Hạn chế thời gian cho con xem ti vi
Ngày nay, ở nhiều gia đình, ông bà chăm sóc con cái, người già thể chất không tốt lắm, thích cho con cái ở nhà xem ti vi để đỡ ra ngoài vận động. Họ cho rằng, điều này có thể phần nào đảm bảo trẻ an toàn, tránh bị thương khi chạy nhảy.
Khi trẻ xem ti vi hằng ngày, chúng sẽ ít nói chuyện với người lờn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.
Cha mẹ nên kiểm soát thời gian xem ti vi của trẻ, xem có chừng mực, không thể để con nằm trước ti vi cả ngày được.
6. Giúp trẻ thư giãn và ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là thời gian quan trọng để não bộ của trẻ phục hồi và củng cố kiến thức. Hãy đảm bảo rằng trẻ có đủ giấc ngủ và có thời gian thư giãn sau những hoạt động học tập căng thẳng.
Khi trẻ thiếu ngủ, trẻ sẽ cáu gắt, khó chịu, chậm lớn và chậm phát triển trí não.
Thế nên, giấc ngủ đủ và sâu đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển dù là thể chất, tinh thần hay trí tuệ của một em bé.
7. Tập thể dục vừa phải
Một nghiên cứu của Thụy Điển dựa trên 1 triệu thanh niên 18 tuổi cho thấy sức khỏe có liên quan mật thiết đến chỉ số IQ của một người.
Cha mẹ nên khuyến khích con đi tập thể dục vừa phải mỗi ngày. Khi cơ thể vận động vừa phải, trí óc trở nên minh mẩn, trẻ sẽ thông minh hơn.
Cha mẹ có nhiều thời gian hơn để cùng con đi tập thể dục ngoài trời, cuối tuần có thể đưa con đi leo núi, chạy bộ, điều này không chỉ có tác dụng nâng cao mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn cải thiện chỉ số IQ của trẻ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ dành 20 phút tập thể dục trước khi làm bài kiểm tra trong độ tuổi từ 9 đến 10 đã cải thiện đáng kể điểm kiểm tra.
8. Tạo môi trường học tập tích cực cho con
Môi trường sống không bị áp lực, an toàn và đầy yêu thương sẽ giúp trẻ học hỏi tốt hơn. Tránh áp đặt mục tiêu quá cao mà hãy hỗ trợ trẻ một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn.
Bạn sẽ bất ngờ với trí thông minh, tưởng tượng của con sau một thời gian nhất định đó nhé!
Việc áp dụng những phương pháp trên càng sớm sẽ càng tốt cho sự phát triển chỉ số IQ của trẻ. Nhưng cha mẹ đừng quên, mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc lập với tiềm năng và tốc độ phát triển khác nhau.
Điều quan trọng là cha mẹ luôn cần phải kiên nhẫn, quan sát và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với con mình.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cha-me-thuoc-nhom-mau-nay-con-sinh-ra-se-co-iq-cao-hon-han-172241014164313913.htm