Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCách nào giảm áp lực cho nhân viên y tế?

Cách nào giảm áp lực cho nhân viên y tế?


Cách nào giảm áp lực cho nhân viên y tế? - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tại khoa cấp cứu, truyền nhiễm… cần được tăng phụ cấp ưu đãi nghề, giảm bớt áp lực nhân viên y tế – Ảnh: THU HIẾN

Tăng phụ cấp ưu đãi nghề sẽ giảm bớt áp lực cho nhân viên y tế. Đặc thù công việc của ngành y tế là đối mặt với nhiều áp lực, nguy hiểm thế nhưng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp cho nhân viên y tế các ngành đặc thù như: truyền nhiễm, cấp cứu…vẫn còn chưa tương xứng.

Trong tình hình các dịch bệnh mới nổi, tái nổi phức tạp, nhân viên y tế – nơi “đầu sóng ngọn gió” – ngày càng đối mặt với nhiều nguy hiểm.

Công việc áp lực, thu nhập không đủ sống

Đang công tác tại khoa cấp cứu tại một bệnh viện đa khoa tuyến quận ở TP.HCM, bác sĩ N.T. cho biết theo quy định, mức phụ cấp cho nhân viên y tế tại khoa cấp cứu được hưởng là 60% tiền lương.

Với thâm niên làm việc 8 năm, tiền lương và phụ cấp của bác sĩ T. là hơn 11,2 triệu đồng. Phải cộng thêm các khoản tiền đi trực, khám bệnh theo yêu cầu nữa thì tổng thu nhập mới lên được khoảng 17 – 18 triệu đồng.

“Khoa cấp cứu là nơi “đầu sóng ngọn gió”, tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên dù bất kể giờ giấc nào. Cường độ công việc áp lực cao, đối diện nhiều rủi ro nhưng với tổng mức thu nhập hiện tại của tôi thì không đủ trang trải sinh hoạt cho gia đình”, bác sĩ T. bộc bạch.

Cũng nhiều năm gắn bó với khoa cấp cứu tại một bệnh viện hạng 1 ở TP.HCM và hiện đang là trưởng tua trực, một nữ bác sĩ cho hay dù đã bước sang quý 4-2024 nhưng đến nay chị cùng đồng nghiệp đều chưa nhận được tiền phụ cấp ưu đãi nghề của ba quý đầu năm nay.

“Gom hết tất cả các khoản (đã tính cả phụ cấp nghề), tổng thu nhập của bác sĩ tại khoa cấp cứu khoảng 12 triệu đồng, còn điều dưỡng từ 8-9 triệu đồng. Thu nhập này chỉ giúp anh em đủ trang trải trong tháng, người có con nhỏ thì thiếu trước hụt sau, trong khi công việc tại khoa rất áp lực, chạy ngày chạy đêm.

Thế mà trong 10 tháng qua, chúng tôi chưa nhận được tiền phụ cấp nghề. Ai cũng từng ngày trông chờ nhận được số tiền này. 

Dù đã có một số đồng nghiệp hỏi trực tiếp công đoàn của bệnh viện nhưng chưa được giải quyết. Không chỉ tiền phụ cấp nghề là 60% lương cho nhân viên y tế làm việc tại khoa cấp cứu, mà ngay cả tiền phụ cấp chống dịch COVID-19 chúng tôi vẫn chưa nhận được đồng nào”, nữ bác sĩ này tâm sự.

Cách nào giảm áp lực cho nhân viên y tế? - Ảnh 2.

Nhân viên y tế tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19 trong vụ dịch năm 2021. Người dân tự test nhanh dương tính tại nhà đến một trung tâm y tế để xét nghiệm lại và làm giấy tờ cách ly tại nhà – Ảnh: NHẬT THỊNH

Phụ cấp thấp, bác sĩ không kham nổi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Lê Văn Chương, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, TP Thủ Đức (TP.HCM), cho biết trong tình hình dịch truyền nhiễm mới nổi, tái nổi ngày càng phức tạp, nhân viên y tế ngành truyền nhiễm càng phải đối mặt với nhiều rủi ro, nỗi lo về sức khỏe.

“Bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp không ít lần điều trị cho bệnh nhân nhiễm sởi, thủy đậu, COVID-19, viêm gan A… do tiếp xúc với người bệnh thường xuyên. 

Nhất là các bác sĩ nữ khi mang thai, hay những bác sĩ trong gia đình có con nhỏ nguy cơ lây lan không chỉ cho bản thân mà nguy cơ lây cho gia đình là rất cao”, bác sĩ Chương nói.

Bác sĩ Chương cũng cho biết dù đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng lớn với sức khỏe nhưng hiện nay mức phụ cấp ưu đãi cho nhân viên y tế các ngành đặc thù như: hồi sức, cấp cứu, truyền nhiễm… vẫn còn chưa cao. Hiện mức phụ cấp độc hại cho chuyên ngành truyền nhiễm, cấp cứu… chỉ ở mức 60%, cần phải được nâng lên 80 – 90%. 

Ngoài ra, cần có thêm chính sách ưu đãi cho nhân viên y tế khi đi học nâng cao trình độ như miễn giảm hoặc hỗ trợ học phí. Có như vậy các bác sĩ mới yên tâm công tác, gắn bó lâu dài, nhất là với bác sĩ mới ra trường.

Một bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm tại một bệnh viện tuyến cuối ở TP.HCM cho hay bác sĩ truyền nhiễm luôn là người đối diện với các bệnh nguy hiểm nhất. Không chỉ riêng họ mà gia đình cũng phải đối diện với nguy cơ bị lây nhiễm khi có người thân làm khoa nhiễm. Do vậy họ sẽ được bồi dưỡng phụ cấp độc hại, thế nhưng mức này hiện nay chỉ là bồi dưỡng tinh thần chưa đáng kể.

“Trong tình hình nhiều dịch bệnh mới nổi như hiện nay họ càng đối mặt với nhiều nguy hiểm. Bản thân mỗi bác sĩ phải học cách phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân và người nhà của mình nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt đối, nguy cơ bị lây nhiễm cũng cao”, vị này cho hay.

Cũng theo bác sĩ này, tại nhiều trường đào tạo hiện nay các chuyên ngành như: hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, bệnh lao… tỉ lệ theo học rất ít. 

Lý do là do đặc thù công việc đối mặt áp lực cao, nguy hiểm, chỉ cần một sơ suất trong điều trị hay sử dụng sai thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh… 

Do vậy cần thêm chế độ ưu đãi như miễn giảm hoặc hỗ trợ học phí khi học lên hoặc trong quá trình cập nhật kiến thức. Đồng thời tăng thêm chế độ phụ cấp để họ an tâm làm việc, bám trụ gắn bó với nghề, yên tâm công tác.

Vẫn dựa trên mức phụ cấp ưu đãi quá cũ

Hiện việc áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức ngành y tế dựa trên nguyên tắc quy định tại điều 2 nghị định 56 năm 2011 của Chính phủ. Theo đó, tùy theo tính chất công việc của nhân viên, công chức ngành y tế, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề từ 30%, 40%, 50%, 60%, 70%…

Đề xuất tăng tiền phụ cấp cho nhân viên y tế

Bộ Y tế đang dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch. Nguyên nhân là do các mức phụ cấp hiện nay cho nhân viên y tế quá thấp, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, đời sống hiện nay.

Trong đó có tăng phụ cấp chống dịch với người tham gia chống dịch gồm: người đi giám sát, điều tra, xét nghiệm, xác minh dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm tại cơ sở y tế và cộng đồng…

* Cụ thể, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: điều chỉnh mức tiền từ 150.000 đồng/người/phiên trực lên mức 425.000 đồng/ngày/người.

* Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: điều chỉnh mức tiền từ 100.000 đồng/người/phiên trực lên mức 285.000 đồng/ngày/người.

* Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: điều chỉnh mức tiền từ 75.000 đồng/người/phiên trực lên mức 215.000 đồng/ngày/người.

Ngoài ra đề xuất người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực thành “Người tham gia chống dịch, trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 45.000 đồng/người/phiên trực”.



Nguồn: https://tuoitre.vn/cach-nao-giam-ap-luc-cho-nhan-vien-y-te-20241014231256385.htm

Cùng chủ đề

Ngăn dịch sởi lây lan

Các chuyên gia y tế cảnh báo, năm 2024 có nguy cơ cao bùng phát dịch sởi theo chu kỳ 4-5 năm/lần, tương tự như các năm 2014, 2019 khi số ca bệnh tăng đáng kể. Nguy cơ bùng phát dịch sởi Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội cho thấy, năm 2014, toàn TP có 1.741 ca sởi,...

34% nhân viên y tế tại TP.HCM có nguy cơ trầm cảm

Bác sĩ Nguyễn Thái Thanh Phong - phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện quận 1) - chia sẻ với Tuổi Trẻ thời điểm "chiến đấu" với đại dịch COVID-19 thực sự là quãng thời gian chịu áp lực rất lớn."Thực tế các nhân viên y tế trong bệnh viện thường xuyên phải chịu áp lực khủng khiếp. Có một...

Kết nối tiềm năng phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong y tế

Kết nối tiềm năng phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong y tế Ngày 1/10, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Diễn đàn Công nghệ ngành Y tế với chủ đề Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành Y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức phát biểu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không tiền vô đại học, nữ sinh chọn cao đẳng: Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’

Có lẽ với người khác, ăn bữa cơm đủ đầy cơm canh rất đỗi bình thường, đó lại là ước mơ của cô bé nghèo vùng quê Hậu Giang muốn dành cho cha mẹ mình. Điều kiện học tập thiếu thốn nhưng điều đó không làm chùn bước tiến đến giảng đường của Hồng Nữ - Ảnh: LAN NGỌC Tân sinh viên Phan Hồng Nữ (học sinh lớp 12A3 Trường THPT Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) đắn...

Điện mặt trời mái nhà công suất dưới 1.000kW có thể không phải xin giấy phép

Bộ Công Thương vừa gửi Chính phủ dự thảo nghị định quy định chính sách, khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ sau khi đã lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. Nghị định tiếp tục quy định việc khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt...

Đến lượt Temu, Taobao đổ bộ thị trường Việt Nam

Sự xuất hiện của các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc như Temu, Taobao và 1688 đang tạo ra một cơn sốt hàng giá rẻ tại Việt Nam, đẩy các doanh nghiệp Việt vào thế khó khăn chưa từng có. Hàng hóa Temu về Việt Nam sẽ do Best - doanh nghiệp của Trung Quốc - giao đến tay khách hàng - Ảnh: CÔNG TRUNG Điều này không chỉ đơn thuần là cuộc chiến về giá mà còn mở...

Không tiền vô đại học, nữ sinh chọn cao đẳng: Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’

Thầy Lê Văn Thịnh - giáo viên chủ nhiệm của Hồng Nữ - cho biết gia đình cô thuộc diện hộ cận nghèo. Khi biết gia cảnh, nhà trường cũng có hỗ trợ trong việc miễn giảm học phí cho Nữ. Hồng Nữ là học sinh có năng lực học tập tốt, lại rất chăm ngoan, lễ phép với thầy cô. "Tuy...

Vụ phụ huynh tố con bị đau bụng do uống sữa ở trường: Đã có kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa

Vừa qua, một phụ huynh có con theo học tại trường mầm non, tiểu học trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội) phản ảnh về việc con bị đau bụng, đi ngoài nghi do uống sữa tại nhà trường. Theo phản ảnh này, trẻ tại hai trường học sử dụng sữa tươi và sữa chua Núi Tản Ba...

Bài đọc nhiều

Đi truyền năng lượng NAD+, chưa kịp trẻ hóa như lời đồn đã gặp biến chứng

Chưa có bằng chứng khoa họcBác sĩ Thành cho biết thêm thời gian qua cũng có nhiều người hỏi về loại dịch truyền này. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ truyền NAD+ chưa được cấp phép tại Việt Nam, nhưng tại nhiều cơ sở thẩm mỹ, hoặc qua đường "xách tay" nhiều người đã mua dùng.Nói rõ hơn về phương pháp này,...

UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường THPT Lê Quý Đôn

Theo đó, bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, chỉ đạo giao UBND quận 3 báo cáo tình hình; khẩn trương phối hợp với Sở An toàn thực phẩm, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, rà soát các quy định, đề xuất cụ thể đối với việc...

Một số vị thuốc nam tốt cho người đau lưng

Đau lưng là một triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý nội và ngoại khoa như loãng xương, gai đôi, viêm cột sống dính khớp, hư xương sụn cột sống thắt lưng,...

Số bệnh nhi khám, nhập viện vì bệnh hô hấp tiếp tục tăng

Thống kê từ khoa hô hấp 1 Bệnh viện Nhi đồng 2 trong khoảng 2 tuần qua, lượng bệnh nhi tới thăm khám các bệnh hô hấp tăng cao, số em phải điều trị nội trú tăng 20-25% so với tháng trước.Phần lớn bệnh nhi nhập viện thuộc nhóm dưới 5 tuổi với các bệnh như viêm phổi, viêm tiểu phế quản...

Cùng chuyên mục

Vụ phụ huynh tố con bị đau bụng do uống sữa ở trường: Đã có kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa

Vừa qua, một phụ huynh có con theo học tại trường mầm non, tiểu học trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội) phản ảnh về việc con bị đau bụng, đi ngoài nghi do uống sữa tại nhà trường. Theo phản ảnh này, trẻ tại hai trường học sử dụng sữa tươi và sữa chua Núi Tản Ba...

Vì sao đàn ông ít khi ốm nhưng thường nặng hơn phụ nữ?

Có một định kiến về giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội, cho rằng đàn ông là phái mạnh, bởi vậy, họ có sức khỏe tốt hơn phụ nữ. Nghĩa là những người đàn ông hiếm khi bị ốm vặt. Ngay cả khi bị ốm, họ cũng có...

Tin tức sáng 15-10: Đề xuất giảm 15-30% tiền thuê đất năm 2024

Nguồn: https://tuoitre.vn/tin-tuc-sang-15-10-de-xuat-giam-15-30-tien-thue-dat-2024-202410142029484.htm

Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi

Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi Ngày 14/10, Hà Nội chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi năm 2024. Trong buổi tiêm đầu tiên, công tác tiếp đón, khám, tư vấn, tiêm chủng, theo dõi sau tiêm được các điểm tiêm thực hiện nghiêm túc, bố trí hợp lý,...

Mới nhất

Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa Việt Nam -Trung Quốc 

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và...

Chính quyền cam kết gì với người dân vùng quy hoạch treo gần 3 thập kỷ?

"Sống tạm" gần 30 năm Sống trong những ngôi nhà xuống cấp, rệu rã vì quá lâu không được xây mới hoặc sửa chữa khiến các hộ dân ở tổ 6 (phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) luôn cảm thấy bất an. Đặc biệt, mỗi khi mưa lớn hoặc có bão, người dân nơi đây...

Điện mặt trời mái nhà công suất dưới 1.000kW có thể không phải xin giấy phép

Bộ Công Thương vừa gửi Chính phủ dự thảo nghị định quy định chính sách, khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ sau khi đã lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. Nghị định tiếp...

Gặp gỡ hữu nghị thanh niên 4 tỉnh của Việt Nam và Lào

Đoàn thanh niên tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Đoàn thanh niên 3 tỉnh Savannakhet, Salavan, Sekong (Lào) tổ chức Chương trình gặp gỡ hữu nghị thanh niên 4 tỉnh tại Quảng Trị, nhằm trao đổi kinh nghiệm về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi giữa các tỉnh. Cuộc gặp mặt diễn ra từ ngày 27-29/8/2024. Tỉnh...

Kiên trì, kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia

Trước tình hình hiện nay, việc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc về quản lý bảo vệ BGQG hiện nay là nhiệm vụ quan trọng, cơ bản, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; là nhiệm vụ quan trọng của công tác đấu tranh tư tưởng, lý luận nhằm bảo vệ nền tảng...

Mới nhất