Trang chủNewsThời sựHọa sĩ Lê Thiết Cương: 'Lòng nhân luôn là rường cột cố...

Họa sĩ Lê Thiết Cương: ‘Lòng nhân luôn là rường cột cố kết cộng đồng’

Người con của phố cổ Hà Nội vừa về lại ngôi nhà thân thuộc của ông và cũng là địa chỉ thân quen với bao “tao nhân mặc khách” ở Hà Nội: Gallery 39A Lý Quốc Sư, cách không xa chỗ cây si cổ thụ vừa đổ xuống trước Nhà thờ Lớn sau cơn bão số 3. Họa sĩ thật ra cũng đang không được khỏe, trong một “cơn bão” vừa xảy đến với ông cách đấy hơn năm. Và đó là một trận ốm dài, mà ông đang điềm tĩnh “tay bo” với nó. Tác giả Nhà và người (cuốn tạp văn đồ sộ mà Lê Thiết Cương vừa ra mắt) nói về một “thành phố bị ốm”, khi cùng lúc bao cây xanh đổ xuống, những khung cửa kính không ngăn nổi nước tràn; về những cây cầu đĩnh đạc bỗng trở nên mong manh trong cơn nước lớn; về “lòng nhân” giữa người với người trong cơn hoạn nạn; về nếp đời được – mất song hành…

Họa sĩ Lê Thiết Cương:
'Lòng nhân luôn là rường cột cố kết cộng đồng'- Ảnh 1.
 

Già nửa đời người gắn bó với con phố cổ thuộc vào vùng lõi của mảnh đất kinh kỳ, cảm giác của ông khi chứng kiến một “nhân chứng” khác vừa đổ xuống ngay cạnh nhà mình và đã in đậm trong ký ức người Hà Nội: cây si cổ thụ trước cửa Nhà thờ Lớn?

Người ta bảo: “Yêu thì mới đau, không yêu thì mới không đau”. Phàm những ai ưa thích cái sự sống xanh hay nặng lòng hoài cổ với những thứ tịch mịch, cổ xưa… thì trước cái sự kia, cũng đều là đau cả. Huống hồ, với những cư dân vẫn thường đi qua cái “cây thiêng” đó hằng ngày, có người thậm chí còn đi qua nó nguyên cả cuộc đời. Nó là cái đau riêng của một người đã sinh ra ở đó, trong không gian đặc biệt đó, với những kỷ niệm chỉ có thể diễn ra ở đó…

Chẳng hạn như tôi là ngày mấy cữ cà phê, lúc thì cái quán nằm ngay bên cạnh nó, hoặc đối diện bên kia đường; khi đi bộ, khi đạp xe chầm chậm qua nó, không lúc nào là không nhìn vào. Bạn hãy thử hình dung một buổi sáng nào đó đi qua Nhà thờ Lớn, mà vì trời mù sương không thấy bóng nhà thờ, chỉ cần một thoáng “lạc nhau” đó thôi là đã đủ khiến bạn cảm thấy thiêu thiếu rồi. Huống hồ đây là một thứ từ lâu đã hằn sâu trong đáy mắt mình rồi, mà giờ là mất hẳn. Nhà thờ Lớn đẹp, không chỉ vì kiến trúc của nó đẹp, mà còn cả vì những thứ xung quanh nó, trong đó có cây si như một tấm mành buông trước nó.

Họa sĩ Lê Thiết Cương:
'Lòng nhân luôn là rường cột cố kết cộng đồng'- Ảnh 2.

Tập tản văn vừa ra mắt của họa sĩ Lê Thiết Cương

Cái cây đó, cũng như nhiều “cây thiêng” khác trong thành phố, mà nếu vì một lẽ kỹ thuật nào đó mà không cứu được thì thật là đáng tiếc, một mất mát thật là đáng tiếc…

39A Lý Quốc Sư là một ngôi nhà đặc biệt ở Hà Nội, không chỉ vì nó đồng thời là một gallery mà gia chủ của nó suốt tròn 20 năm qua đã cần mẫn tổ chức hàng chục triển lãm phi lợi nhuận cho các văn nghệ sĩ của Hà thành. Nó đặc biệt còn vì cái sự “chơi” của một người biết rõ thứ mình cần: một khoảng sân/giếng trời dễ chừng rộng bằng một gian nhà ở nơi “tấc đất tấc vàng” được riêng dành cho… “mấy cái cây không có giá trị gì”: những dây vạn niên thanh, và một cây chuối chưa từng… ra quả – “nhân vật” từng được họa sĩ nhắc đến trong cuốn Nhà và người, như là sự biết ơn: “Tôi duy trì đều đặn, ngày một cữ, chiều chiều ngồi xuống cạnh cửa sổ, nhìn ra vườn. Vườn tôi chỉ trồng một cây chuối, tàu lá chuối xanh đung đưa khi nắng tắt làm tôi thấy bình yên, “lòng chợt bình yên”…

“Tôi chỉ có nhu cầu được nhìn thấy màu xanh”, họa sĩ nói.

Họa sĩ Lê Thiết Cương:
'Lòng nhân luôn là rường cột cố kết cộng đồng'- Ảnh 3.

Họa sĩ Lê Thiết Cương tại Gallery 39A Lý Quốc Sư (Hà Nội)

Tác giả Nhà và người sẽ nói sao về những cái cây vừa bật gốc, phơi bày những thứ lâu nay vẫn lăm le xâm lấn “ngôi nhà” của nó: những đoạn cáp ngầm, những tảng nhựa đường, bê tông, gạch đá…?

Bạn nói đúng, đất chính xác là “nhà của cây”, là chỗ để con ve đẻ trứng, cỏ giữ ẩm cho cây… Mất đất có nghĩa là mất nhà, vì những vỉa hè lâu lâu lại bị lật lên để thi công ngầm một thứ gì đó, vì sự thiếu đồng bộ và chồng chéo trong quy hoạch…, chưa kể là còn nạn trồng dối trồng ẩu trên những con phố mới… Hãy nhìn những hàng cây người Pháp trồng từ trước năm 1954 trên những con phố Tây ở Hà Nội, vì sao nhiều cây trong số đó vẫn trụ vững được. Trong khi đó, nhiều khu đô thị mới bị đổ nhiều cây do các cây trưởng thành đó được bứng về từ nơi khác, với những bộ rễ bị cắt bớt khi vận chuyển… Tóm lại là phản tự nhiên, muốn xanh thì cũng vẫn cần thời gian chứ không thể ăn gian được. Chắc hẳn sau đây sẽ có nhiều khu đô thị xanh kiểu “ăn xổi” sẽ rút kinh nghiệm…

Ở thời điểm xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, thêm lần nữa, người ta lại nhắc tới sự trường tồn của cây cầu Long Biên hơn trăm năm nay vẫn trụ vững trên sông Hồng; lại cũng có người bảo: Đang lúc tang thương, lại đi khen một “di sản thuộc địa”, liệu có bất nhẫn quá chăng?

Chẳng có gì là bất nhẫn cả, cái gì đúng thì phải nói, cái gì hay của người ta thì phải học. Phải thế thì mới bớt đi được những sự đau lòng chứ! Cây cầu ấy liệu có thể sập không, nếu như cách đó không xa, là những chiếc tàu hút cát… Chuyện đó đúng sai thế nào, mức độ ảnh hưởng tới đâu, tới đây tôi nghĩ đều cần được mổ xẻ đến cùng. Không làm tới cùng, thì đó mới là bất nhẫn, với cả người đi, và người ở.

Người Pháp, với những di sản đến từ nền văn minh của họ, trong đó có xây dựng, kiến trúc, có những điều quả thực họ đã “tính hộ” mình cả rồi, cho xứ nhiệt đới gió mùa này. Cứ nhìn những khung cửa sổ của những ngôi nhà Pháp đi, bao năm rồi bão gió liệu có thể làm gì được nó. Khi không phải ngẫu nhiên mà họ cho chia nhỏ từng ô cửa, rồi thì có cửa chớp, cửa kính (cũng chia làm nhiều ô nhỏ), và cả thanh chốt cửa clemon chạy dọc theo thân cửa, điệu đà mà cũng lại chắc chắn vô cùng… Hay vì sao thay vì hàn (làm thay đổi kết cấu vật liệu), họ lại chọn bắt ốc, bắt vít… Những tính toán tinh tế đó, nó không chỉ là “vị nghệ thuật”, nó là “vị nhân sinh” cả đấy!

Họa sĩ Lê Thiết Cương:
'Lòng nhân luôn là rường cột cố kết cộng đồng'- Ảnh 4.
 
Họa sĩ Lê Thiết Cương:
'Lòng nhân luôn là rường cột cố kết cộng đồng'- Ảnh 5.
 

Tôi nhắc đến những lời buồn này trong bài Nhà an thuộc cuốn Nhà và người“Tôi luôn tiếc nuối sao lại đến nông nỗi này? Thời chiến tranh sinh tử, thời bao cấp vất vả nghèo đói thì lòng người lại an, thời loạn nhưng lòng người lại an. Bây giờ thì ngược lại, hầu như tất cả đều “năng động”, khôn ngoan, mưu mô, lọc lõi, toan tính… Bạn hãy để ý trên đoạn đường từ nhà đến cơ quan mỗi buổi sáng mà xem. Chen lấn xô đẩy không ai chịu nhường ai, còi bóp, khói xả, bụi bặm, rác đổ, nước thải tràn lan, kênh rạch ô nhiễm, đường sá xuống cấp, tình trạng đào bới công trình ngầm vô tổ chức, các loại dây điện, điện thoại chằng chịt, các loại biển quảng cáo dọc ngang lộn xộn, kẹt xe, chửi bới, đánh lộn…, rồi thì bằng giả, thuốc giả và còn nhiều thứ tưởng rằng không thể giả được cũng là đồ giả, trinh tiết giả, tiến sĩ – giáo sư giả, chùa giả, đám cưới giả, mộ (liệt sĩ) giả…”. Hay như vừa qua, trong lúc cả nước đang chung lòng chung tay hướng về miền Bắc bão lũ tang thương, thì cũng vẫn có đất cho những cái giả được dịp len vào: từ thiện giả (với đủ loại “phông bạt”), kêu cứu giả (bởi những “trò mèo” của các “thợ vườn” TikToker, YouTuber…), và cả “trận chiến” ồn ào trên mạng bởi các “thánh soi”, quen “làm quan tòa bên bàn phím”…

Họa sĩ Lê Thiết Cương:
'Lòng nhân luôn là rường cột cố kết cộng đồng'- Ảnh 6.
 

Nhưng trên hết và hơn lúc nào hết, thêm lần nữa chúng ta lại được nhìn thấy cái gọi là “tinh thần Việt”, “dòng máu Việt” trong cách người với người, quân và dân bao bọc lấy nhau: những chuyến xe cứu trợ từ miền Nam, miền Trung ra ứng cứu miền Bắc; những chiếc ô tô tình nguyện đi chậm lại trên cầu để chắn gió cho những chiếc xe máy, những món tiền dành dụm được dùng vào nghĩa cử, những người lính không quản phong sương trên hành trình cứu nạn, cứu hộ…

Người mình lạ thế đấy, lúc bình thường thì có thể chen lấn xô đẩy nhau, dằn vặt nhau đủ kiểu, ngoài đời hay trên mạng…; nhưng khi “nhà gặp chuyện” thì tự khắc không cần ai bảo ai, hầu hết đều cố gắng làm một việc tốt nào đó để có thể giúp người, cứu người. Nó là một thứ “lòng nhân” luôn nằm sẵn trong huyết quản của dân tộc Việt, không thường xuyên bộc lộ, nhưng sẽ phát lộ và bừng sáng hơn bao giờ, trong những hoàn cảnh gian nan, cần đến nó nhất. Lòng nhân, nó như một thứ rường cột cố kết cộng đồng, xích chúng ta lại gần nhau và rộng hơn, là cái mỏ neo giữ cho cái cõi nhân gian này, vũ trụ này tồn tại, cũng như luân chuyển không ngừng mà không đi chệch khỏi cái cốt lõi, nhân tâm của nó…

Họa sĩ Lê Thiết Cương:
'Lòng nhân luôn là rường cột cố kết cộng đồng'- Ảnh 7.

Hàng trăm đoàn viên tỉnh Yên Bái tham gia dọn dẹp nhiều tuyến đường tại TP.Yên Bái ảnh: Nguyễn Anh

Trước cửa nhà tôi là chùa Lý Quốc Sư, đầu phố là Nhà thờ Lớn, con phố đến là lành: cùng lúc có cả nhà chùa lẫn nhà thờ. Hằng ngày, đi xuyên qua con phố cổ cùng những con ngõ chật hẹp vốn không thiếu những lời qua tiếng lại thường vẫn thấy nơi đất chật người đông, vậy mà chỉ cần bước chân qua cánh cửa nhà thờ, hay rảo bước vào sân chùa, lại đã kịp thuộc về một không gian khác hẳn, trong lành tĩnh tại. Như thể bằng ấy ồn ào ngoài kia là thuộc về một chốn nào xa lắc, không liên quan, không lệ thuộc.

Tôi đồ là trong mỗi chúng ta, giữa những ồn – lắng, đục – trong, hẳn cũng luôn có một “ngôi chùa” như vậy. Dù bình thường chúng ta ít bước chân vào, nhưng vào những “giây thiêng” nào đó trong đời, thì đó luôn là nơi để tâm hồn ta được gột rửa một cách thanh sạch nhất, hướng thiện nhất và “người” nhất.

Họa sĩ Lê Thiết Cương:
'Lòng nhân luôn là rường cột cố kết cộng đồng'- Ảnh 8.
 

Ngắm nhà ông, xem tranh và đọc những trang viết của ông, có thể cảm nhận rất rõ tâm thế của một người hoài cổ, lụy cũ, như thể bị “mắc kẹt” đâu đó vào cái bản lề giữa quá khứ và hiện tại, một sự “mắc kẹt” thú vị! Còn những ngày vừa qua, với nhiều người trong chúng ta, là một trạng thái “mắc kẹt” giữa những bản tin buồn, nào cây đổ, cầu sập, nào lũ quét, sạt lở…

Thôi thì âu cũng là thêm lần nữa chúng ta nhận được lời nhắc nhở từ thiên địa, khi một đời sống tốt đẹp là cần phải hài hòa ba yếu tố Thiên – Địa – Nhân. Tận cùng của nỗi đau này, cũng chính là chúng ta đã để mất Xanh, đã để lại quá nhiều trên mảnh đất này những “dấu chân Carbon”, đã chưa giải quyết tốt bài toán bảo tồn và phát triển… Lúc này càng phải yêu thiên nhiên nhiều hơn nữa, phải hòa đồng với nó, chứ đừng mong cải tạo và chế ngự nó. Càng lúc “thành phố bị ốm”, càng cần ứng xử với nó như một sinh thể, phải chăm sóc nó, phải yêu nó như yêu chính cơ thể mình, mỗi ngày…

Đối diện với bạo bệnh ở tuổi xế chiều, đâu là cách ông đi xuyên qua “tâm bão” của đời mình?

Kinh Dịch dạy rằng: Trong được có mất. Không có gì mất hẳn hay được hẳn. Sau tất cả, thì hai chữ “cân bằng” vẫn là điều tối cần hơn cả, trong tâm thế sống ở mỗi con người, một vùng đất hay rộng ra, là cả cõi người này…

Họa sĩ Lê Thiết Cương:
'Lòng nhân luôn là rường cột cố kết cộng đồng'- Ảnh 9.
Thanhnien.vn
 
Nguồn: https://thanhnien.vn/hoa-si-le-thiet-cuonglong-nhan-luon-la-ruong-cot-co-ket-cong-dong-185240914201014397.htm
 

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những ngôi nhà độc nhất miền Tây: Nhà tháp được cụ ông gây dựng hơn 20 năm

Cụ ông Mai Huyên (91 tuổi, ngụ ấp Bưng Cốc, xã Phú Mỹ, H.Mỹ Tú, Sóc Trăng) đã dành hơn 20 năm dựng nhà tháp để lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Cụ ông một mình dựng nhà, đắp tượng Theo lời kể của cụ ông Mai Huyên, khi còn nhỏ, cụ được cha mẹ cho vào chùa tu và học chữ Khmer. Sau này, dù đã hoàn tục, những lúc nông nhàn cụ luôn chịu khó...

Lịch trình dày đặc của bà Harris ở các bang ‘chiến địa’

Tuần này, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và Thống đốc Minnesota Tim Walz sẽ đẩy mạnh hoạt động tranh cử tại các bang chiến địa của bầu cử Mỹ. Tờ The Hill dẫn thông tin từ chiến dịch tranh cử của bà Harris cho biết ngày 14.10, bà có lịch trình ở hạt Erie (Pennsylvania). Cùng ngày, ông Walz có mặt ở TP.Eau Claire và TP.Green Bay (bang Wisconsin). Bà Harris đang chạy nước rút ẢNH: REUTERS Ngày 15.10, bà Harris sẽ đến TP.Detroit (bang...

Choáng ngợp trước 5 vòng đu quay khổng lồ trên thế giới

Từ Dubai đến London, những vòng quay lớn nhất thế giới thu hút hàng triệu du khách mỗi...

Bài đọc nhiều

Vụ người đàn ông bị đánh vì làm thơ đăng Facebook, triệu tập 7 đối tượng

Ngày 14/10, Công an xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết, đơn vị đã triệu tập 7 người đến làm việc vì liên quan vụ ông Ngô Văn Lư (55 tuổi, trú xã Ngư Thủy) bị đánh nhập viện sau khi làm thơ đăng trên Facebook. Theo Công an xã Ngư Thủy, bước đầu những người này thừa nhận đã đánh ông Lư. Trước đó, anh Ngô Văn Luýt (con trai ông Ngô Văn Lư) đã gửi...

Ngắm Hà Nội bề bộn và Hà Nội nên thơ

Người xem tìm thấy một Hà Nội quá ngột ngạt bởi tắc đường, xây dựng bề bộn, xám xịt ô nhiễm, lẫn một Hà Nội nên thơ với những mảnh thiên nhiên, những khu tập thể yên bình trong triển lãm ‘Lớp love Hà Nội’.   Những tiếng thét đô thị trong tranh của Thuận Ngô - Ảnh: T.ĐIỂU Triển lãm đang được giới thiệu tới công chúng tại Aqua Art (44 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) đến ngày 26-10. 17 họa sĩ...

Từng học viên đều là những hạt nhân góp phần đưa đất nước bước vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo. ...

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng

Ảnh bìa: Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam. Ảnh: TTXVN Tại Đại hội lần thứ XIII, lần đầu Đảng ta đặt ra vấn đề khơi dậy, thúc đẩy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh. Đại...

Từng học viên là những hạt nhân góp phần đưa đất nước bước vào kỉ nguyên mới

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo. ...

Cùng chuyên mục

Đừng vì câu hỏi cuối mà phủ nhận tài năng của Võ Quang Phú Đức

Ngày 13/10, trận Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2024 đã được diễn ra. Đây là màn tranh tài giữa bốn nhà leo núi, bao gồm: Võ Quang Phú Đức (Trường chuyên Quốc học - Thừa Thiên Huế); Nguyễn Nguyên Phú (THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội); Trần Trung Kiên (THPT Lê Hồng Phong - Phú Yên) và Nguyễn Quốc Nhật Minh (THPT Chuyên Hùng Vương - Gia Lai). ...

Vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông khởi sắc

Hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất được đảm bảo với 307 công trình thủy lợi, cung cấp nước tưới cho hơn 80% diện tích cây trồng. Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân trên địa bàn được đầu tư, đảm bảo 92% hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 40/60 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 5 xã...

Những ngôi nhà độc nhất miền Tây: Nhà tháp được cụ ông gây dựng hơn 20 năm

Cụ ông Mai Huyên (91 tuổi, ngụ ấp Bưng Cốc, xã Phú Mỹ, H.Mỹ Tú, Sóc Trăng) đã dành hơn 20 năm dựng nhà tháp để lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Cụ ông một mình dựng nhà, đắp tượng Theo lời kể của cụ ông Mai Huyên, khi còn nhỏ, cụ được cha mẹ cho vào chùa tu và học chữ Khmer. Sau này, dù đã hoàn tục, những lúc nông nhàn cụ luôn chịu khó...

Hai nguyên Phó chủ tịch thành phố Long Xuyên bị khai trừ khỏi Đảng

Ngày 14/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang cho biết, vừa tổ chức...

Khủng hoảng nợ đè nặng lên 26 quốc gia nghèo nhất thế giới

Afghanistan là một trong 26 quốc gia nghèo nhất đang đối mặt với khủng hoảng tài chính nghiêm...

Mới nhất

Hội LHPN Thị xã Chơn Thành tuyên truyền, tập huấn ứng dụng chuyển đổi số cho hội viên phụ nữ

Ngày 14/10, Hội LHPN thị xã Chơn Thành (Bình Phước) phối hợp với Thị Đoàn tổ chức chương...

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Tập trung tháo gỡ vướng mắcNguồn vốn thực hiện lớn, trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc phát sinh nên năm 2022 và 2023, tổng vốn giao thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh chỉ hơn 51 tỷ đồng. Để kịp thời hoàn thành mục tiêu Dự án...

Chuỗi hoạt động quốc tế ArtTech Fusion 2024 sắp diễn ra

Ngày 14/10, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức họp báo cung cấp thông tin chuỗi hoạt động quốc tế ArtTech Fusion 2024 (ATF24). Tại sự kiện, các đại biểu cho rằng, công nghệ đang thay đổi cuộc sống của con người từng ngày và được ứng dụng rộng rãi trong...

Campuchia tuyên bố về lập trường địa chính trị, Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan, Israel thừa nhận hậu quả “nặng...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

TP.HCM vẫn còn quận, huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi

Hiện tại, TP.HCM còn 3 quận, huyện có tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi chưa đạt 95% gồm Tân Phú, quận 3 và Cần Giờ. Trong ngày 12/10/2024, TP.HCM đã tiêm được tổng cộng 1.166 mũi vắc-xin sởi tại 139 điểm tiêm trên toàn Thành phố....

Mới nhất