Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao Bộ GD-ĐT đề xuất xếp lương lần đầu của giáo...

Vì sao Bộ GD-ĐT đề xuất xếp lương lần đầu của giáo viên tăng 1 bậc?


Tại dự thảo luật Nhà giáo mới nhất, cơ quan soạn thảo (Bộ GD-ĐT) đã thiết kế 10 chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo với nhiều ưu đãi. Trong đó, đề xuất nhiều chính sách mới về tiền lương giáo viên trong cơ sở giáo dục công lập.

Vì sao Bộ GD-ĐT đề xuất xếp lương lần đầu của giáo viên tăng 1 bậc?- Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT đề xuất nhiều chính sách ưu đãi về tiền lương của giáo viên

Lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng, theo quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, dự thảo quy định nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Trong báo cáo tiếp thu, giải trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp 38 cũng đã bổ sung đánh giá tác động chính sách, dự kiến nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho việc thi hành luật sau khi được thông qua.

Báo cáo đánh giá quy định nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tính đến tháng 5 vừa qua, số giáo viên tuyển dụng trong năm học 2023 – 2024 là 19.474 người. Trong đó, mầm non 5.592 người, tiểu học 7.737 người, THCS 4.609 người, THPT 1.536 người.

Nếu được thực hiện chính sách xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, thì ngân sách nhà nước cần bổ sung thêm để chi trả tiền lương cho nhà giáo sẽ khoảng 22 tỉ đồng/tháng, tức là hằng năm ngân sách cần bổ sung 264 tỉ đồng.

Có khả thi về nguồn lực?

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho rằng: “Dự thảo đưa vào nội dung đề xuất nâng 1 bậc lương đối với giáo viên mới tuyển dụng vào ngành vì theo khảo sát của chúng tôi, trong số giáo viên bỏ nghề, có tới 61% ở tuổi dưới 35 và một trong những lý do dẫn tới tình trạng này là thu nhập thấp, không đủ trang trải cho nhu cầu sinh hoạt. Trong khi người trẻ có nhiều thứ phải lo như nuôi bản thân, lo cho con cái, nhu cầu học tập nâng cao trình độ…”.

Cũng theo ông Đức, lương giáo viên có thâm niên dưới 5 năm hiện nay rất thấp. Vì thế, việc nâng 1 bậc lương với giáo viên khi xếp lương khởi điểm là đề xuất nhằm khuyến khích người trẻ vào nghề dạy học. Đây cũng là một phần của việc hiện thực hóa mục tiêu lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương.

Về tính khả thi của những đề xuất này, Cục trưởng Vũ Minh Đức cho hay, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ có đánh giá tác động và trình phương án cụ thể về việc này, đảm bảo việc nâng phụ cấp, nâng bậc lương cho các đối tượng trên phù hợp với nguồn lực quốc gia. Theo tính toán thì việc nâng 1 bậc lương cho giáo viên khi xếp lương khởi điểm chỉ tăng 14% so với các ngành nghề khác.

Bên cạnh đó, ông Đức cho biết, ban soạn thảo đề xuất tăng thêm 5 – 10% phụ cấp cho giáo viên mầm non và tiểu học. Lý do xuất phát từ thực tế giáo viên mầm non, tiểu học có thời gian làm việc tại trường dài hơn, điều kiện làm việc khó khăn và áp lực hơn. Hiện phụ cấp nghề với nhà giáo đang quy định là 25% đối với giảng viên đại học và 35 – 70% đối với giáo viên mầm non, phổ thông tùy theo đối tượng và vùng miền công tác.




Nguồn: https://thanhnien.vn/vi-sao-bo-gd-dt-de-xuat-xep-luong-lan-dau-cua-giao-vien-tang-1-bac-185241014112340956.htm

Cùng chủ đề

Yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến về phương án tuyển sinh vào lớp 10

Phó thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát kỹ, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân để hoàn thiện, ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo thẩm quyền, trong đó xem xét...

Quốc hội đồng ý chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Quốc hội đồng ý sử dụng 60.000 tỷ đồng từ nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 để chi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Chiều 13/11, với 432/432 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Theo Nghị...

Đề xuất cấm giáo viên nhận tiền người học, sao không có chính sách để giáo viên ‘sống khỏe’?

Nhiều bạn đọc tranh luận về đề xuất cấm giáo viên nhận tiền người học dưới mọi hình thức. Bài viết "Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức" được nhiều bạn đọc tham gia góp ý kiến...

Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trong năm 2025

Sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025. Quốc hội quyết nghị số thu ngân sách Nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng.Sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và 50.619 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển...

Bộ trưởng GD-ĐT: ‘Hà Nội phải hướng đến nền giáo dục thanh lịch’

Theo Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, nền giáo dục thủ đô phải hướng tới nền giáo dục thanh lịch. Ở đó, trường học phải là nơi an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục chửi bậy, không ép buộc học thêm. Sáng nay (12/11), Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ra mắt ‘bánh xe biến hình’ giúp xe lăn leo cầu thang

Reuters ngày 14.11 đưa tin các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc vừa phát triển loại bánh xe có thể linh hoạt thay đổi hình dáng khi gặp địa hình. ...

Bệnh nhân ung thư xúc động khi được đi ‘siêu thị nhân ái’ mua sắm

Nếu đi siêu thị là một điều xa xỉ với các bệnh nhân ung thư khó khăn thì tại một góc của Bệnh viện Quân y 175 chiều 14.11, nhiều bệnh nhân rộn ràng mua sắm miễn phí tại các gian hàng. ...

Váy cưới đính ngọc trai lãng mạn được các cô dâu ưa thích

Trong các bộ sưu tập váy cưới 2024 -  2025, một trong những xu hướng cô dâu phổ biến...

Yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến về phương án tuyển sinh vào lớp 10

Phó thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát kỹ, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân để hoàn thiện, ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo thẩm quyền, trong đó xem xét...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Yêu cầu Bộ GD&ĐT xem xét công bố phương án thi vào lớp 10 sớm

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh, liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.Cụ thể, thời gian qua báo chí có thông tin phản ánh liên quan dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, dự thảo Quy chế tuyển...

Yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến về phương án tuyển sinh vào lớp 10

Phó thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát kỹ, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân để hoàn thiện, ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo thẩm quyền, trong đó xem xét...

Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét quy định thời gian công bố phương án thi lớp 10 sớm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD-ĐT xem xét quy định thời gian công bố phương án thi lớp 10 sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường và học sinh. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Thành Long về viêc xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Cụ thể, thời...

Báo Người Lao Động trao giải cuộc thi Người thầy kính yêu lần 3

Sáng 14-11, Báo Người Lao Động tổ chức Lễ tổng kết - trao giải Cuộc thi Người thầy kính yêu - lần 3 và tri ân, tôn vinh nhà giáo ...

‘Không phải cứ học trường có tiếng là sẽ thành công’

Đó là những điều 'gan ruột' mà ông Đống Lương Sơn, nguyên tổng giám đốc khách sạn Yasaka-Saigon-Nhatrang, nói với học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM tại buổi định hướng nghề nghiệp giữa tháng 11-2024. Yêu nghề nên đi đến đâu...

Mới nhất

Gặp mặt 60 nhà giáo tiêu biểu tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

Ngày 14/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long tổ...

Bến Tre: Tạo những "mắt xích" tuyến, điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn

Bến Tre xác định hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, là động lực để xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, kết nối tuyến điểm du lịch... Tọa đàm có sự trao đổi thẳng thắn giữa...

Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Ukraine, Na Uy ký thỏa thuận quốc phòng, Trung Quốc bác cáo buộc xâm nhập điện thoại của ông Trump, Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine, Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Trẻ mấy tháng ăn được thịt bò và những lưu ý cần biết

Cháo thịt bò là món ngon cung cấp rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh vẫn còn băn khoăn không...

Đoàn công tác Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(CLO) Ngày 14/11, Chi bộ, chi đoàn văn phòng, các ban, Hội Cựu chiến binh thuộc Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với đoàn cán bộ,...

Mới nhất