Trang chủNewsThời sựQuy hoạch đô thị thế nào dọc theo ga đường sắt tốc...

Quy hoạch đô thị thế nào dọc theo ga đường sắt tốc độ cao

VOV.VN – Sự xuất huyện của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trong thời gian tới tác động đến hoạt động vận tải đường sắt, đường hàng không. Ngoài ra, với hơn 20 nhà ga đặt tại các tỉnh, thành, tuyến đường sắt tốc độ cao cũng sẽ tái cấu trúc đô thị tại các khu vực này. Vậy quá trình quy hoạch đô thị dọc tuyến đường sắt sẽ phải điều chỉnh ra sao?

Ông Chu Văn Tuân, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho hay, với tốc độ 350km/h, thời gian di chuyển từ Hà Nội, TP.HCM đi các vùng lân cận sẽ được rút ngắn đáng kể. Chẳng hạn, từ Hà Nội đi Thanh Hóa thời gian di chuyển rút xuống dưới 1 tiếng, Hà Nội đi Vinh hết 1,3 tiếng…

Do vậy, người dân ở các vùng lân cận của Hà Nội và TP.HCM như Thanh Hóa, Vinh, Bình Dương, Đồng Nai… hoàn toàn có thể làm việc tại các đô thị lớn, từ đó tái cơ cấu lao động và phân bố dân cư cũng như tái cấu trúc mạng lưới đô thị:

 

“Người dân trước đây ở Thanh hóa, Hà Nam, ở Vinh, ở Nam Định thì có thể người ta đi làm trong ngày. Không cần thiết phải mua nhà ở Hà Nội vẫn có thể làm việc ở Hà Nội. Đấy là phân bổ lại dân cư và lao động. Với việc phân bổ lại dân cư và lao động như thế thì chắc chắn những đô thị lớn sẽ giảm. Thứ 2 nữa, việc kết nối nhanh, liên thông giữa các đô thị thì giữa các thành phố lớn, các đô thị lớn gần như không có khoảng cách”.

Theo ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị VN cũng đường sắt tốc độ cao sẽ tạo được không gian phát triển kinh tế của các địa phương, cụ thể là các đô thị của các địa phương. Bởi các ga đường sắt tốc độ cao đều nằm trong các đô thị lớn, nghĩa là đường sắt cao tốc sẽ tạo điều kiện để kết nối các không gian kinh tế và đô thị:

“Cái kết nối của đường sắt cao tốc này trước hết là kết nối không gian phát triển của đô thị, vì thế cho nên việc đầu tiên là nó sẽ mở rộng không gian kinh tế của các đô thị trên toàn tuyến, tạo điều kiện để kết nối giữa giao thông quốc gia với các đô thị được nhanh. Bởi vậy tôi đã có ý tưởng là cần phải có nghiên cứu lại tất cả những quy hoạch đô thị của tất cả những địa phương có tàu đường sắt tốc độ cao đi qua”.

Theo phương án đề xuất của Tư vấn lập dự án, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ đi qua 20 tỉnh thành, với 23 ga hành khách. Khoảng cách giữa các nhà ga gần nhất là hơn 20km và xa nhất hơn 100 km.

KTS Trần Huy Ánh, hội viên Hội KTS Hà Nội cho biết, hiện nay 63 tỉnh, thành đã hoàn thành quy hoạch địa phương, với việc Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc Bắc- Nam và giao Chính phủ xây dựng Đề án trình Quốc Hội, như vậy sắp tới sẽ có sự khác  nhau về thời kỳ quy hoạch. Sự xuất hiện của tuyến đường sắt đô thị sẽ buộc phải thực hiện quá trình tái cấu trúc đô thị ở những khu vực nơi đường sắt đi qua, nhưng vẫn luôn tuân theo nguyên tắc:

“Mỗi một nhà ga là một điểm định cư. Tất cả các tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao trên các nước trên thế giới, bao giờ đường gắn bó đô thị dọc theo tuyến đường đó. Nguyên lý càng thẳng càng tốt. Vấn đề tất cả các khu dân cư  các khu định cư phụ thuộc vào vị trí của ga, chứ không phải ga phụ thuộc vào khu dân cư”.

Nhiều chuyên gia đô thị cho rằng, ngoài vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương, tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ tạo ra những tác động rất lớn đến sự phát triển của các đô thị hiện hữu, mở ra cơ hội phát triển khu đô thị mới tại các vị trí thuận lợi, đặc biệt là ga đầu mối.

Thực tiễn cho thấy, khu vực các nhà ga của tuyến đường sắt tốc độ cao trên thế giới luôn là nơi tập trung dân cư, hay các khách sạn, hoạt động dịch vụ, trung tâm thương mại… Do vậy, tại mỗi khu vực nhà ga có thể hình thành nên các khu vực dân cư, đô thị mới.

Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, Viện quy hoạch phát triển đô thị Tp.HCM, để tránh tình trạng các khu dân cư hình thành tự phát, ảnh hưởng tới hành lang an toàn của tuyến đường sắt, và hạn chế không gian quy hoạch phát triển tại các khu vực xung quanh nhà ga trong tương lai, các địa phương nơi có nhà ga đường sắt cần phải quy hoạch hệ thống giao thông kết nối, các bãi đỗ xe, bến xe và quy hoạch khu dân cư:

“Bộ Giao thông công bố quy hoạch đường sắt và các địa phương đóng góp, đưa ra đề nghị. Trên cơ sở bản vẽ đó các địa phương lên quy hoạch đô thị .Giữa bộ phận quy hoạch và các địa phương phải làm việc rất kỹ. Bởi vì đường sắt chúng ta mới lên chứ chúng ta chưa xây dựng nên hoàn toàn có thể điều chỉnh ngay từ bây giờ”.

Một số chuyên gia giao thông cho rằng, các địa phương quy hoạch đô thị khu vực nhà ga cũng sẽ giúp làm tăng giá trị đất đai ở khu vực này, giúp giải phóng và khai thác tối đa các giá trị nguồn lực đất đai, thu hút nguồn lực xã hội để phát triển đô thị.

Ngoài ra, sự xuất hiện của tuyến đường sắt tốc độ cao giúp các đô thị phân bố lại mật độ, kéo giãn dân cư từ trung tâm thành phố ra ngoại thành, do vậy, các địa phương cũng nên xem xét điều chỉnh về quỹ đất sử dụng cho phù hợp với quy hoạch của tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao. 

Tuyến đường sắt tốc cao không chỉ dự án đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực giao thông vận tải mà còn mở ra nhiều cơ hội khác để thúc đẩy phát triển trong đó có cơ hội quy hoạch lại hệ thống đô thị. Đây chính là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: Đô thị đường sắt nên được tiếp cận như một cơ hội.

Dự án đường sắt tốc độ cao, theo quy hoạch sẽ đi qua 20 tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam là một cơ hội để hình thành một không gian phát triển hoàn toàn mới theo chiều dài của đất nước. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, cơ hội ấy cần được hiện thực hóa một cách đồng bộ, với một triết lý rõ ràng và dài hạn.

Một chuỗi các đô thị hình thành dọc theo tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ có những lợi thế gì?

Lợi thế quan trọng nhất là khả năng kết nối, tương tác giữa các đô thị đó với nhau. Khả năng ấy giúp các đô thị đường sắt dễ dàng trở thành các trung tâm dịch vụ của vùng, giảm tải áp lực cho các trung tâm hành chính, văn hóa, xã hội lân cận.

Vậy nên, các đô thị đường sắt nên được quy hoạch và thiết kế để trở thành trung tâm dịch vụ, với hạ tầng tương thích. Theo đó, hạ tầng ưu tiên sẽ là giao thông tĩnh, kho vận, điểm trung chuyển kết nối giao thông, trung tâm mua sắm, giới thiệu sản phẩm.

Các đô thị đường sắt, với hình dung là các trung tâm dịch vụ, vì thế cần định hướng một cách rõ ràng về công năng của chúng để không trở nên ôm đồm tham vọng trở thành các mega city đa công năng. Cư dân ở các đô thị này là những người làm ăn, cung cấp dịch vụ nên việc thiết kế đô thị phải tính đến yếu tố văn hóa, lối sống, nhu cầu sinh hoạt của những cư dân cơ hữu của nó.

Ngay từ lúc này, khi mà tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam còn ở trạng thái dự án, việc cần làm là phải minh định cơ hội mà nó tạo ra, để tận dụng một cách tốt nhất, tránh gây ra những tác động tiêu cực mà dự án có thể tạo ra.

Ví dụ: Các đô thị dịch vụ hình thành theo tuyến đường sắt phải là những đô thị mới, nơi có những nhà ga. Nó sẽ không phải các trung tâm hành chính hiện hữu, không gia tăng thêm áp lực cho những đô thị cũ.

Các nhà ga đường sắt tốc độ cao, nằm ở các đô thị đường sắt, vì thế sẽ không chỉ là những nhà ga truyền thống, mà là một quần thể dịch vụ tiếp cận. Nhà ga vừa là trung tâm mua sắm, giới thiệu sản phẩm vùng, vừa là trung tâm giao dịch hàng hóa, kho vận, các văn phòng du lịch, và điểm kết nối trung chuyển giao thông (bao gồm bãi giữ xe, dịch vụ cho thuê xe, bến xe bus…).

Cư dân của các đô thị này, phần lớn là những người hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ, nên quy hoạch sẽ là đô thị nén, với chủ yếu là nhà chung cư, quỹ nhà cho thuê, chứ không ưu tiên nhà thấp tầng.

Đô thị đường sắt sẽ là những thành phố của giao thông công cộng, được quy hoạch mạch lạc, ưu tiên công năng.

Với một hình dung khi tuyến đường sắt tốc độ cao hình thành, chúng ta sẽ có thêm hàng chục đô thị đường sắt với tính chất công năng như kể trên, điều gì sẽ xảy ra?

Thứ nhất, các trung tâm hành chính sẽ được giảm tải khi xuất hiện sự dịch chuyển cư dân tự nhiên.

Thứ hai, các đô thị đường sắt được định vị là đô thị dịch vụ, với tổ hợp dịch vụ giao thông kết nối sẽ giảm nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân trên đường bộ giữa các vùng.

Đường sắt tốc độ cao, dù có thể không dễ mang lại hiệu quả kinh tế từ khía cạnh vận tải, nhưng việc sớm tiếp cận khả năng hình thành các đô thị đường sắt như là một cơ hội, chúng ta sẽ nhìn thấy một hình dung tích cực về không gian phát triển của đất nước.

VOV.vn

Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/quy-hoach-do-thi-the-nao-doc-theo-ga-duong-sat-toc-do-cao-post1128196.vov

Cùng chủ đề

Vì sao trường đại học thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao?

Ngày  12/10, Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao. TS Nguyễn Văn Đức được giao chức vụ Viện trưởng đơn vị này.Theo lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, việc thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo bốn lĩnh vực chính gồm Kỹ thuật xây dựng đường sắt tốc độ cao; Cơ khí đường sắt tốc...

Trường Đại học đầu tiên thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao

Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM vừa thành lập Viện đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt tốc độ cao. Ngày 12/10, trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao. Tại lễ công bố, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đây là đơn vị tiên phong cùng sứ mệnh của đất nước trong chiến lược phát triển ngành đường sắt thời gian...

Kiến nghị cắm mốc hành lang đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam

Theo đó, cử tri kiến nghị: “Bộ sớm lập hồ sơ phương án tuyến tỷ lệ 1/500 dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, triển khai cắm mốc giới hành lang an toàn giao thông tuyến đường sắt tốc độ cao để công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt cho người dân khu vực hai bên dự án tuyến đường sắt đi qua yên...

Đề nghị Nhật cấp khoản vay ODA mới cho đường sắt tốc độ cao của Việt Nam

(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản xem xét cung cấp cho Việt Nam các khoản vay ODA mới cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược, đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao của Việt Nam. Đề nghị này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba sáng 11/10, tại Thủ đô Vientiane. Đây là cuộc hội kiến đầu tiên của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VN-Index có thể vượt qua ngưỡng tâm lý 1.300

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/10 VN-Index có thể sẽ vượt qua ngưỡng tâm lý 1.300 điểm Sau tuần trượt dốc hơn 20 điểm đầu tháng 10, thị trường chứng khoán nỗ lực lấy lại nhịp độ bứt phá với 4/5 phiên tăng điểm trong tuần qua. Trên biểu đồ kỹ thuật, chỉ số VN-Index kết tuần tăng gần 18 điểm và có tuần thứ 3 liên tiếp sideway quanh vùng 1.260-1.300 điểm. Chỉ báo MACD có...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

VOV.VN - Trưa nay (13/10), tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường đang dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc vụ viện Trung Quốc sang thăm chính thức Việt Nam.   VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/chinh-tri/anh-chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-hoi-kien-thu-tuong-trung-quoc-ly-cuong-post1128090.vov

Nhìn lại 4 phần thi “nghẹt thở” của nhà vô địch Olympia năm 2024

Dẫn đầu phần thi khởi động Ở phần thi Khởi động, thi đấu ở vị trí thứ ba, Phú Đức thể hiện rõ sự quyết tâm và bình tĩnh kỹ câu hỏi trên màn hình máy tính. Với cả 6 đáp án đúng, nam sinh thể hiện hiểu biết ở nhiều lĩnh vực, từ Tiếng Anh tới Toán học, hiểu biết xã hội. Hết phần Khởi động, Phú Đức tạm dẫn đầu với 75 điểm, Trung Kiên 50, Nguyên Phú 45, Nhật Minh...

Đặc sắc Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn năm 2024

Tại lễ khai mạc, chương trình nghệ thuật với chủ đề "Âm vang hùng thiêng" gồm 3 phần: Đóa hoa biên ải; Sắc màu văn hóa Xứ Lạng và Lạng Sơn nhịp bước tương lai, với sự tham gia của gần 200 diễn viên chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng được dàn dựng công phu đã thu hút được đông đảo Nhân dân và du khách thưởng thức.    ...

Doanh nghiệp đồng hành cùng sự phát triển của quốc gia, dân tộc

Dưới thời thuộc địa của thực dân Pháp, nhiều DN Việt Nam xuất hiện với những doanh nhân nổi tiếng như Bạch Thái Bưới, Bùi Huy Nhượng. Đây là những DN xác định rõ sứ mệnh yêu nước, phát huy nguồn lực quốc gia, sáng tạo giá trị, tạo việc làm, thúc đẩy sự phát triển và cải thiện hình ảnh dân tộc trên bản đồ thế giới. Trong thời kỳ chống thực dân Pháp (1945-1954), DN Việt Nam tích...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh nơi đặt cầu truyền hình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia tại Phú Yên

(VTC News) - Cầu truyền hình trực tiếp Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia tại Phú Yên sẽ được tổ chức tại Quảng trường Nghinh Phong, TP Tuy Hòa. Nơi đặt cầu truyền hình Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia tại Phú Yên. Trần Trung Kiên, học sinh lớp 12A1 trường THPT Lê Hồng Phong, tỉnh Phú Yên là thí sinh đầu tiên ghi danh vào trận Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2024 được tổ chức vào ngày...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường NDO - Tối 12/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm...

Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam

(VTC News) - Đèo Ô Quy Hồ và thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa trở thành hai danh lam thắng cảnh được tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã xác lập kỷ lục đối với hai danh thắng của thị xã Sa Pa (Lào Cai), đó là đèo Ô Quy Hồ – đèo dài nhất Việt Nam và thửa ruộng bậc thang có nhiều bậc nhất - 121 bậc, ở thôn...

Độc đáo ngôi nhà ngô ở Màng Mủ

Vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong mùa lúa chín (từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm). Đặc biệt, khi đến với thôn Màng Mủ, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi nhà ngô độc đáo nổi tiếng được anh Giàng A Súa, 1 người Mông chính gốc sinh sống tại địa phương, dựng lên vào năm 2017. Anh Súa đặt tên cho...

Báo Ấn Độ bình luận khi đội nhà cầm chân tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Nhiều tờ báo Ấn Độ đã lên tiếng khen ngợi đội nhà khi xuất sắc cầm hòa đội tuyển Việt Nam trên sân Thiên Trường (Nam Định). Trái với sự kỳ vọng, đội tuyển Việt Nam đã không thể giành chiến thắng trước Ấn Độ dù thi đấu trên sân nhà Thiên Trường (Nam Định). Dù dẫn trước nhờ bàn thắng của Bùi Vĩ Hào nhưng chúng ta lại để đối thủ san bằng tỷ số 1-1 với pha...

Cùng chuyên mục

Ngắm Hà Nội bề bộn và Hà Nội nên thơ

Người xem tìm thấy một Hà Nội quá ngột ngạt bởi tắc đường, xây dựng bề bộn, xám xịt ô nhiễm, lẫn một Hà Nội nên thơ với những mảnh thiên nhiên, những khu tập thể yên bình trong triển lãm ‘Lớp love Hà Nội’.   Những tiếng thét đô thị trong tranh của Thuận Ngô - Ảnh: T.ĐIỂU Triển lãm đang được giới thiệu tới công chúng tại Aqua Art (44 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) đến ngày 26-10. 17 họa sĩ...

Hà Nội ngày nắng, đêm có mưa vài nơi

   Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung...

Tinh hoa trong mỗi chén trà

Sen ướp trà ngon nhất, thơm nhất là thứ sen trăm cánh ở hồ Tây, mà dân gian vẫn ca tụng: “Đấy vàng đây cũng đồng đen/ Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ”. Xưa, những bà nội trợ phố cổ cứ đến mùa lại ướp trà sen. Mà người tinh lại thường chọn sen đầu vụ. Những người dân Tây Hồ hái sen ở đầm Trị, đầm Thuỷ Sứ từ tờ mờ sáng, khi bông sen mới...

Hai thủ tướng trải nghiệm in tranh Đông Hồ và tham quan triển lãm sản phẩm nông nghiệp

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, chiều tối 13/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường cùng thưởng thức tranh Đông Hồ và Tham quan trưng bày các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.   Vnews

Nỗi niềm của Khát vọng Sen, nỗi niềm nghệ thuật truyền thống

Làm sao để giữ được nghệ thuật dân tộc? Cách nào để giải quyết mâu thuẫn giữa những người đi trước và thế hệ trẻ hôm nay trong việc giữ nghề?   Nghệ thuật múa dân gian tồn tại được hay không phải nhờ vào người trẻ tiếp nối - Ảnh: LINH ĐOAN Tối 13-10, tại Trung tâm Hội nghị - Triển lãm Bình Dương, Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen đã đem đến Liên hoan ca múa nhạc...

Mới nhất

Đề nghị tiếp tục giảm 30% tiền thuê đất phải nộp

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp và Hưng Yên mới đây kiến nghị Bộ Tài chính kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế giá trị...

Bắt bệnh lý do xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh

Cạnh tranh về giá với cà phê Indonesia Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 9 tháng tăng đến hơn 46% so với cùng kỳ 2023. Tuy nhiên, châu Á - khu vực xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam lại giảm 33,7%, trong đó chủ yếu giảm từ thị...

Hàng nghìn người tham quan Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội

NDO - Cuối tuần qua, hàng nghìn người đã tới tham quan và trải nghiệm các hoạt động thú vị tại Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội. Triển lãm do Báo Nhân Dân tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) Cuối tuần qua, hàng nghìn người đã tiếp tục tới tham quan triển lãm tương...

Kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ cuối năm

Tiêu dùng cuối cùng có bước đi chậm và ngắn Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 9/2024 ước đạt 535,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước....

Mới nhất