Trong đó, có 6 điều mà họ tuyệt đối tránh xa, không bao giờ động tới:
1. Người khôn ngoan không nói dối
Người quang minh chính đại không làm chuyện mờ ám, người chân thật không nói lời giả dối. Những người khôn khéo là người chân thật và nhất quyết không làm việc gì phải hổ thẹn với lương tâm.
Chính vì vậy họ không đánh lừa bất kỳ người nào để mưu cầu lợi ích cho mình. Bởi họ hiểu rằng những lời nói dối đôi khi không phải để hại người mà nói dối cho vui, ba hoa nhưng đôi khi có thể rước hoạ vào thân.
Dẫu lời nói dối xuất phát từ hảo tâm hay ác ý đều là tạo nghiệp, làm tổn hại danh dự và hạ thấp bản thân.
Thêm nữa, một người đã nói dối thì sẽ rất khó dừng lại. Bởi vì để che giấu những lời nói dối, người đó bắt buộc phải chất chồng thêm những lời nói dối.
Điều này tựa như vũng bùn, càng lún sâu và kết cục là chính họ bị chìm trong những kết cục không mấy tốt đẹp.
2. Người khôn ngoan không nói đến sai lầm trong quá khứ
Khi bạn thiện ý khuyên nhủ người khác, đừng luôn miệng nhắc về những sai lầm trong quá khứ của họ nếu không muốn kích thích tâm lý phản kháng, không muốn chấp nhận sự thật.
Vốn là thiện ý, nhưng do diễn đạt sai cách, cũng có thể trở thành ác ý. Dù là khen hay chê cũng cần có kỹ xảo, có thứ tự trước sau, khiến đối phương sẵn lòng lắng nghe và tiếp nhận một cách chân thành.
3. Người khôn ngoan không suốt ngày đi kể niềm vui nỗi buồn của mình
Những người thông minh lúc nào họ cũng hiểu rằng những chuyện xảy ra với mình hoàn toàn không liên quan đến người khác. Sống ở đời giống như con cá trong nước, nóng lạnh chỉ mình nó biết.
Một người suốt ngày than vãn, kể chuyện khổ cực của mình với người khác thì chỉ càng làm cho họ cơ hội xem thường bạn hơn mà thôi. Đời người 10 phần thì cũng có 8, 9 phần không như ý, nhưng cũng có 1, 2 phần tốt đẹp.
Thế nên vui vẻ, chia sẻ với nhầm người chính là đang khoe khoang, buồn phiền, tâm sự sai người thì chứng tỏ đang làm quá. Người thông minh phải biết điều chỉnh quá trình trưởng thành sang chế độ im lặng, không tùy tiện chia sẻ nỗi buồn của bản thân mình.
4. Người khôn ngoan không nói về nhược điểm của bản thân
Điều dại dột nhất trong giao tiếp xã hội là không đề phòng người khác.
Trên đời này không phải ai cũng đến với bạn với mục đích tốt. Tất nhiên có người có ý tốt, nhưng vẫn có người có ác ý với bạn.
Đặc biệt là ở nơi làm việc, bạn phải cẩn thận khi nói chuyện với mọi người.
Điểm Điểm – một cô gái hậu 00 đã chia sẻ câu chuyện của riêng cô ấy.
Vài tháng trước khi tốt nghiệp, Điểm Điểm đang là nhân viên thực tập của một công ty, để vượt qua kỳ đánh giá và được giữ lại làm việc ở công ty này, cô đã làm việc chăm chỉ, thậm chí còn làm thêm giờ đến nửa đêm.
Thấy thời gian thực tập sắp kết thúc, các vị lãnh đạo lại rất hài lòng với mình, Điểm Điểm cũng cảm thấy bản thân đã nắm chắc một tấm vé làm việc lâu dài ở công ty.
Thật tình cờ, cô phát hiện một công ty khác rất hợp với mình, nên có ý định đi phỏng vấn để thử vận may.
Có một cô gái khác đang thực tập cùng Điểm Điểm. Trong bữa tối, Điểm Điểm đã vô tình tiết lộ với cô gái này rằng bản thân sẽ đi phỏng vấn ở một công ty khác.
Vài ngày sau, sau khi danh sách nhân viên chính thức được công bố, Điểm Điểm không ngờ bản thân không vượt qua kỳ đánh giá, và cơ hội làm việc lâu dài được trao cho một cô gái khác cũng đang là thực tập sinh.
Và cuộc phỏng vấn với công ty khác mà cô để ý cũng thất bại, rốt cuộc cô không còn cơ hội làm việc nào cả.
Điểm Điểm rất bực bội và không hiểu tại sao lại không được giữ lại làm việc. Thế là cô chạy đến hỏi lãnh đạo của mình, người này đã nghẹn ngào nói với cô ấy một câu:
“Tôi nghe nói rằng bạn sẽ phỏng vấn xin việc với một công ty khác, và công ty chúng tôi cảm thấy rằng bạn không đủ trung thành.”
Khi biết được sự thật, cô rất hối hận vì đã không đề phòng người khác, cái gì cũng nói họ nghe.
Đối với những người ăn nói nông nổi thì nhất định phải biết giữ miệng, đừng nói nhiều những điều không nên nói và đừng nói những điều vô nghĩa. Nói thế không có nghĩa là bạn phải trở nên giả dối hay đạo đức giả.
Nói về khuyết điểm của bản thân không phải là chân thành, mà là một loại ngu ngốc. Hãy ít nói về nhược điểm của bản thân và tránh thảo luận về điểm yếu của người khác.
Tăng Quốc Phiên từng nói:
“Nói ra khuyết điểm của mình chứng tỏ bản thân đang bảo vệ khuyết điểm đó. Ca ngợi ưu điểm của bản thân là coi thường ưu điểm của người khác. Đây là cách cư xử của người có nhận thức hạn hẹp.”
Trong giao tiếp, hãy ít nói về điểm yếu của bản thân và nói nhiều hơn về điểm mạnh của người khác, đây là cách sống của một người khôn ngoan.
5. Người khôn ngoan không nói lời phàn nàn
Lỗ Tấn từng nói: “Thường thì mọi người bắt đầu phàn nàn, mọi thứ sẽ xấu đi theo chiều hướng phàn nàn của anh ta mà thôi”.
Kêu ca, phàn nàn thực ra không giúp ích nhiều cho bạn. Phàn nàn giống như đổ nước vào giày. Điều này sẽ ngày càng khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.
Thay vì phàn nàn, tốt hơn hết, bạn cần tự nhìn lại bản thân. Thay vì phàn nàn về bóng tối, bạn nên tiến về phía trước có ánh sáng.
6. Người khôn ngoan không ra vẻ cao thâm khó lường
Càng hiểu sâu sắc một vấn đề thì càng phải biết cách tổng kết, rút gọn lại cho đơn giản nhất. Phàm là người thích ra vẻ cao thâm khó lường khi giao tiếp lại càng chứng tỏ trí tuệ nông cạn của mình mà thôi.
Trong giao tiếp hay làm việc, người khôn ngoan biết rõ nguyên tắc: “Simple is the best” – Ít mà chất. Mọi sự tinh túy đều nằm trong điều giản đơn.
Trong giao tiếp, sự ngắn gọn nhưng đảm bảo tính hiệu quả là những nhân tố không thể bỏ qua.
7. Người không ngoan không ba hoa khoác lác
Người ba hoa khoác lác thường có lòng hư vinh mạnh mẽ. Những người này bình thường rất thích khoe mẽ, nhưng khi có cơ hội để thể hiện, họ lại cho thấy mình chỉ là thùng rỗng kêu to.
Một người tài giỏi thực sự luôn giữ thái độ khiêm tốn. Khi đã quyết tâm đạt được điều gì họ lẳng lặng làm việc của mình, tuyệt đối không khua chiêng gõ trống cho người khác biết.
Họ hiểu được rằng, nói trước thì bước không qua. Thay vì mạnh mồm mạnh miệng, họ sẽ làm việc một cách chắc chắn và trở thành một người đáng tin cậy.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/7-dieu-nguoi-khon-ngoan-biet-giu-mom-giu-mieng-172241014085910616.htm