Công ty Airloom Energy (Mỹ) vừa giới thiệu công nghệ mới phát triển điện gió. Neal Rickner, tổng giám đốc điều hành, cho biết công nghệ của Airloom mang đến bước đột phá giảm chi phí năng lượng (LCOE), đồng thời giải quyết những thách thức về vốn đã cản trở ngành điện gió từ lâu. 

Trong nhiều năm, mục tiêu phát triển điện gió hiệu quả và dễ lắp đặt hơn. Kích thước và độ phức tạp của tuabin gió trục ngang (HAWT) đang tăng lên. 

Tuabin gió liên tục tăng kích thước, mỗi cánh dài hơn một sân bóng đá. Một tuabin ngoài khơi mới được lắp đặt ở Trung Quốc cao bằng tòa nhà 50 tầng. Việc xây dựng phần đế của một tuabin tiêu chuẩn có thể cần tới 40 xe tải bê tông.

Nhưng nỗ lực nhằm thay thế HAWT đã thất bại, do không kết hợp được giữa các yếu tố gồm sản lượng điện năng, chi phí vốn rẻ và độ bền của hệ thống.

video-embed-169">

Với thiết kế đơn giản, có thể sản xuất hàng loạt, Airloom áp dụng chiến lược hoàn toàn khác. Thiết kế mới cho phép tăng mật độ năng lượng và diện tích trực quan nhỏ hơn, không cần cơ sở hạ tầng rộng lớn như các tuabin thông thường.

Thay vì ba cánh quạt lớn thông thường trên một tháp duy nhất, thiết kế này có các cột cao gần 25m, hỗ trợ một đường ray với các cánh thẳng đứng dài hơn 10m.

Khi gió thổi, các cánh quạt sẽ di chuyển dọc theo đường ray, tạo ra năng lượng. Phương pháp tiếp cận sáng tạo này cho phép các cánh quạt tạo ra lực cơ học, tương tự như cách các cánh tuabin truyền thống quay hộp số.

IE photo ratio 19201080 5.jpeg
Công nghệ điện gió mới. Ảnh: IE

Các tuabin gió truyền thống có kích thước lớn vì các cánh quạt dài hơn có thể di chuyển nhanh hơn ở các đầu, tạo ra nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, thiết kế mới này đạt được sản lượng điện tương đương, với ít thành phần hơn. 

Sử dụng ít vật liệu giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư. Thiết kế này có chi phí thấp hơn so với tuabin thông thường. Việc lắp đặt cũng dễ dàng hơn.

Theo Airloom, không giống như các tuabin truyền thống, thường đòi hỏi cần cẩu lớn để lắp đặt. Các thành phần của hệ thống mới này có thể được vận chuyển dễ dàng trên các xe đầu kéo, cho phép lắp đặt điện gió ở những địa điểm trước đây không thể tiếp cận được.

Airloom triển khai dự án thí điểm tại Wyoming vào năm 2025. Công ty đã nhận được khoản đầu tư 13,75 triệu USD từ một quỹ của Bill Gates.

Sân bay Dubai lắp đặt điện mặt trời mái nhà lớn nhất thế giới

Sân bay Dubai lắp đặt điện mặt trời mái nhà lớn nhất thế giới

Sân bay Dubai sẽ lắp đặt hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà lớn nhất thế giới, dự kiến giảm 23.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đức thả 1.500 con gà để chứng minh một điều

Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đức thả 1.500 con gà để chứng minh một điều

Phát triển điện mặt trời và nông nghiệp (Agri-PV) đang là giải pháp khả thi, đôi bên cùng có lợi. Dự án Agri-PV lớn nhất Đức đang thí điểm thả 1.500 con gà, trồng rau,… trong trang trại điện mặt trời.
Nghe đài, sạc điện thoại trên núi nhờ lừa cõng pin năng lượng mặt trời

Nghe đài, sạc điện thoại trên núi nhờ lừa cõng pin năng lượng mặt trời

Ở trên núi cao xa xôi, cần sạc điện thoại di động, những người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách có điện. Họ buộc tấm pin năng lượng mặt trời vào những con lừa.

(Theo IE)