Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngAn cư cho người dân vùng lũ

An cư cho người dân vùng lũ


Phải làm gì để người dân các địa phương ven sông không còn thấp thỏm với nỗi lo ngập lụt là vấn đề đặt ra cấp thiết đối với Hà Nội.

Đến hẹn… lại lo

Nhiều ngày trôi qua nhưng ông Lê Văn Ơn (thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) vẫn chưa quên ký ức về đợt ngập lụt kéo dài gần một tháng xảy ra đầu tháng 9/2024. Người đàn ông đã gắn bó cả đời mình bên dòng sông Bùi bảo, hầu như năm nào, người dân nơi đây cũng chịu ảnh hưởng của lũ lên, nhưng lâu lắm rồi mới bị ngập sâu và kéo dài đến vậy.

Giống như thôn Nhân Lý, hàng trăm xóm làng thuộc 11 xã khác của huyện Chương Mỹ cũng chìm trong biển nước suốt nhiều tuần liên tiếp do nước sông Bùi lên cao. Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ Lê Hoài Thi cho biết, cùng với nhiều đồ đạc bị hư hỏng, vật nuôi bị cuốn trôi thì hàng trăm héc-ta lúa của bà con nông dân đã bị mất trắng do ngập nước dài ngày.

Xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị ngập sâu trong đợt lũ tháng 9/2024. Ảnh: Tài Hiệp
Xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị ngập sâu trong đợt lũ tháng 9/2024. Ảnh: Tài Hiệp

Không chỉ tại huyện Chương Mỹ, người dân các địa phương ven sông Tích thuộc huyện Quốc Oai, nhất là địa bàn 5 xã: Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa và Đông Yên, cũng phải nếm trải cảm giác “đứng ngồi không yên” do ngập lụt. Chị Đinh Thị Ninh ở thôn Cấn Hạ (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai), bùi ngùi cho biết, một tháng qua gia đình phải “chạy lụt” đến 2 lần. Nhà ngập không thể đi đâu, làm gì; thậm chí, con cái cũng không biết cho đi học kiểu gì. Những gì người dân nơi đây phải trải qua là nặng nề nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Trước đó, hồi cuối tháng 7, đầu tháng 8/2024, mực nước sông Bùi, sông Tích lên cao vượt mức báo động III trong nhiều ngày cũng đã khiến hàng nghìn hộ dân các xã ven sông thuộc địa bàn hai huyện Chương Mỹ, Quốc Oai rơi vào cảnh ngập lụt. Hai đợt ngập lụt xảy ra chỉ trong hơn một tháng vừa qua cũng là lần thứ tư trong khoảng 15 năm trở lại đây, người dân hàng chục xã vùng ven sông Bùi, sông Tích thuộc các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai… rơi vào cảnh “sống chung cùng nước lũ” mỗi khi mùa mưa đến.

Trước đó, hàng nghìn hộ dân sinh sống ven sông Bùi, sông Tích chưa quên ký ức về những trận ngập lụt nghiêm trọng trong các đợt mưa lũ của các năm 2008, tháng 10/2017 và tháng 7/2018. Không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc ổn định đời sống của cư dân ven sông, nỗi lo ngập lụt còn khiến các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội bị gián đoạn.

Nỗ lực bước đầu

Theo Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội Nguyễn Duy Du, tình trạng ngập lụt tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai được xem là hệ quả của hai nguyên nhân: lượng mưa lớn kéo dài trên diện rộng và ảnh hưởng của “lũ rừng ngang” từ huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) và huyện Ba Vì (TP Hà Nội) đổ về. Để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra tại vùng “rốn lũ” huyện Chương Mỹ, TP đang giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Hà Nội triển khai 4 dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tiêu thoát nước dọc sông Bùi.

Cụ thể là các trạm bơm tiêu Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến), trạm bơm tiêu Đầm Buộm (xã Trần Phú), trạm bơm tiêu Mỹ Hạ và trạm bơm tiêu Mỹ Thượng (cùng thuộc xã Hữu Văn). Tổng kinh phí đầu tư xây dựng 4 trạm bơm nêu trên là gần 200 tỷ đồng.

Theo Trưởng phòng Quản lý dự án thủy lợi (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Hà Nội) Trần Anh Tú, hiện, các dự án vẫn đang được tích cực hoàn thiện. Dù vậy, trong hai đợt mưa lũ nghiêm trọng vừa qua, tất cả các trạm bơm đều đã được vận hành hỗ trợ chống ngập cho vùng ven sông Bùi và bảo đảm đúng công suất thiết kế.

Liên quan đến tiêu thoát nước chống ngập úng ven sông Tích, giải pháp trước mắt đang được Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội thực hiện là kè cứng hai bờ sông Tích thuộc địa phận huyện Ba Vì. Dự án nhiều khả năng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay (2024), và được kỳ vọng có thể bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chống lũ cho lưu vực sông Tích, phòng chống úng ngập cho các địa phương ven sông, nhất là tại huyện Quốc Oai.

Cũng theo tìm hiểu, trước tình trạng ngập lụt thường xuyên xảy ra do ảnh hưởng của “lũ rừng ngang”, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với một số viện nghiên cứu chuyên ngành, tổ chức đoàn công tác, đến làm việc trực tiếp với cơ quan chuyên môn của tỉnh Hòa Bình để bàn giải pháp. Những ý tưởng như xây dựng hồ chứa và hệ thống kênh dẫn để cắt giảm“lũ rừng ngang”, hay nâng cấp tổng thể hệ thống đê sông Bùi đã được các chuyên gia, cơ quan quản lý, nhà khoa học đề cập. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ cho vấn đề này thì hiện vẫn đang bỏ ngỏ.

Giải pháp căn cơ

Ngập lụt triền miên không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc ổn định đời sống của cư dân ven sông, mà còn khiến các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội bị gián đoạn. Cũng bởi vậy, việc sớm tìm ra một giải pháp căn cơ, lâu dài để tăng cường tính chống chịu với mưa lũ cho hệ thống sông Bùi, sông Tích là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm, không thể chậm trễ trong thực hiện.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa, trong lưu vực sông Tích, sông Bùi có rất nhiều vùng trũng so với mặt sông; thậm chí, một số làng xã ven sông thuộc huyện Chương Mỹ còn thấp hơn so với mặt sông tới 8m, dẫn đến cứ mưa là ngập úng.

“Người dân định cư, sinh sống đã nhiều đời ở các khu vực này. Mỗi lần có “lũ rừng ngang” đổ về khiến nước sông dâng cao là gây ngập úng. Người dân không thể an cư, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất…” – ông Nguyễn Đình Hoa, người từng có thời gian làm Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ nhìn nhận.

Cũng theo đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội, về lâu dài, các sở, ngành, địa phương (trong đó có hai huyện Chương Mỹ, Quốc Oai) cần rà soát, nghiên cứu giải pháp sắp xếp lại dân cư ở những khu vực ngập úng khó khắc phục; triển khai phương án bố trí tái định cư để di dân, di dời nhà cửa, công trình đến khu vực cao không bị ngập lụt.

Hà Nội sẽ báo cáo Chính phủ để nghiên cứu việc tái bố trí dân cư và đầu tư nâng cấp hệ thống đê điều nhằm đáp ứng các tiêu chí quy hoạch. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng sẽ nghiên cứu các giải pháp khác bao gồm nạo vét, giải tỏa vật cản để bảo đảm thoát lũ, xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo lũ sớm và hợp tác với các tỉnh lân cận dọc sông Đáy, sông Bùi, sông Tích.

Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cũng thông tin thêm, hiện nay, Quy hoạch phòng, chống lụt bão TP Hà Nội được tích hợp trong quy hoạch vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn 2050; hòa trong Quy hoạch Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn tới năm 2065. Khi Chính phủ phê duyệt, sẽ tích hợp với phòng, chống lũ lụt trên địa bàn các huyện ven sông, bao gồm cả các huyện Chương Mỹ và Quốc Oai; từ đó quan tâm đầu tư, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống người dân vùng lũ.

 

Thông tin từ Phó Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội Phạm Quốc Tuyến cho biết, hiện nay TP đang trình cấp có thẩm quyền về các quy hoạch Thủ đô, trong đó có phần tích hợp của phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông trên địa bàn TP Hà Nội, để có cơ sở triển khai giai đoạn tới.

Sông Bùi, sông Tích bị nước dâng cao như vừa qua có một phần nguyên nhân là do tình trạng bồi lắng. Ngoài bồi lắng lòng sông, các hồ chứa thủy lợi có tác dụng chậm lũ, điều hòa lũ cũng bị bồi lắng rất nhiều do đã nhiều năm không được nạo vét, làm giảm khả năng tích trữ, cắt “lũ rừng ngang” trên các tuyến sông…

Giám đốc Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi huyện Chương Mỹ
Đỗ Việt Dũng



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/an-cu-cho-nguoi-dan-vung-lu.html

Cùng chủ đề

cần chế tài mạnh, xử lý nghiêm

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là biện pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng vi phạm TTXD trên địa bàn TP. Nhiều vi phạm phức tạp Thời gian gần đây, công tác quản lý TTXD đô thị trên địa bàn Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực. Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo TP cùng sự vào cuộc của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát,...

thúc đẩy từ chính sách tới hành động

Những chính sách cần thiết Tại khuôn khổ Diễn đàn: “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và Giải pháp”, được tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhận định, việc phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh là tất yếu. Trong đó, công trình xanh là yếu tố cốt lõi giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình phát triển...

Xứng đáng đơn vị tiên phong trong công tác xây dựng Đảng

Hòa chung niềm vui đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối các cơ quan TP Hà Nội cũng vinh dự và tự hào tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữ vững truyền thống đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Ngay sau Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), phát huy khí thế cách mạng và truyền thống yêu nước, cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Khối...

Tích hợp dữ liệu không gian địa lý, dữ liệu đo đạc, bản đồ chuyên ngành

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Kế hoạch số 283/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 27/3/2023 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030...

Hà Nội: Học sinh ở vùng ngập Nam Phương Tiến chấm dứt cảnh đi học nhờ

Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Nam Phương Tiến A cho biết sau khi tích cực triển khai các công tác vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, nhà trường đã đón học sinh trở lại học tập từ sáng 3/10. Sau một thời gian phải đi học nhờ vì trường bị ngập, ngày 3/10, học sinh Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường Trung học Cơ sở Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Việt Nam và Trung quốc tham dự toạ đàm doanh nghiệp

Trong chương trình Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam, chiều 13/10, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. Cùng tham dự có lãnh đạo các bộ, ngành và các tập đoàn, doanh nghiệp tiêu biểu của Trung Quốc và Việt Nam. Thúc đẩy hợp tác về hạ...

Nỗ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Thủ đô

Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành nông nghiệp Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình khuyến nông trong trồng trọt và chăn nuôi theo đúng kế hoạch và khung thời vụ. Cây trồng đã sinh trưởng phát triển tốt, lúa vụ xuân cho thu hoạch năng suất, chất lượng cao. Điển hình như mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm được thực hiện...

Một số thông tin về Redmi K80 Pro

Mới đây, leaker Digital Chat Station vừa tiết lộ một vài thông số kỹ thuật chính của Redmi K80 Pro. Theo đó, model kế nhiệm của Redmi K70 Pro sẽ được cung cấp sức mạnh từ chipset Snapdragon 8 Elite. Máy sẽ được trang bị pin silicon 6,000 mAh với mật độ năng lượng cao, đảm bảo kiểu dáng mỏng mặc dù dung lượng pin tăng đáng kể so với thế hệ trước. Theo một rò rỉ trước đó, Redmi...

Galaxy Z Fold2 dừng cập nhật phần mềm

Mới đây, Samsung vừa công bố danh sách các thiết bị Galaxy đủ điều kiện cập nhật bảo mật, trong đó không có sự xuất hiện của Galaxy Z Fold2. Như vậy có nghĩa là Z Fold2 sẽ không nhận được thêm bất kỳ bản cập nhật phần mềm nào khác trong tương lai. Ngày 1/9/2020, Samsung đã công bố sự có mặt của Galaxy Z Fold2 được trang bị những cải tiến cấp cao, mang tới trải nghiệm...

Galaxy A16 5G chính thức trình làng

Hiện điện thoại Galaxy A16 5G đã được niêm yết trên trang web của hãng tại Hà Lan. Galaxy A16 sở hữu màn hình LCD 6.7 inch, độ phân giải Full HD+, tần số quét 90Hz và độ sáng tối đa 800 nits. Máy có bộ nhớ trong 128GB/256GB, khả năng kháng nước và chống bụi đạt tiêu chuẩn IP54, pin 5000 mAh với hỗ trợ sạc nhanh 25W. Mẫu di động giá rẻ sắp tới của Samsung sẽ sở...

Bài đọc nhiều

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương cho hay, Bình Dương là địa phương phát triển công nghiệp, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lớn. Bên cạnh những doanh nghiệp lớn, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh cũng khá đông đúc. Để “nuôi dưỡng” và thúc đẩy lực lượng này phát triển cần hỗ trợ từ các chính sách của Nhà...

Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay, nông - thủy sản phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hạt sen, hạt macca, cam, khóm (dứa), hải sản hầu hết được nuôi trồng theo các tiêu chuẩn chất lượng...

Review không gian sống thực tế tại Urban Green

Kiến tạo không gian sống hiện đại theo phong cách Bauhaus - một dấu ấn độc đáo và mới lạ. Với cảm hứng từ trường phái Bauhaus, các kiến trúc sư đã khéo léo kết hợp những hình khối đơn giản, mạnh mẽ với những đường cong mềm mại,...

Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh Theo thống kê từ Sở Công Thương Kiên Giang, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 75 cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm, trong đó tập trung nhiều nhất là thành phố Phú Quốc...

Bí thư, Chủ tịch tỉnh ‘phải xác định trách nhiệm chính trị’ trong giải ngân vốn đầu tư công

TPO - Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đề nghị Bí thư, Chủ tịch các tỉnh xác định trách nhiệm chính trị trong giải ngân vốn đầu tư công, xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Các địa phương cần nỗ lực hết sức, quyết liệt để cùng với Chính phủ thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đạt tỷ lệ 95%. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực...

Cùng chuyên mục

Đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, nhà đầu tư nhận được lợi ích gì?

Đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, nhà đầu tư nhận được lợi ích gì?Khi thành phố Đà Nẵng có Khu thương mại tự do, doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao. Khi tham gia vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng,...

Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm. Thúc đẩy sản xuất công nghiệp là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới.   Ảnh: Đức Thanh Niềm vui sau bão...

Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay, nông - thủy sản phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hạt sen, hạt macca, cam, khóm (dứa), hải sản hầu hết được nuôi trồng theo các tiêu chuẩn chất lượng...

Đề xuất chính sách đặc thù xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO - Để tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có thể khởi công vào năm 2027 và hoàn thành vào năm 2035, cùng với việc đề xuất thông qua chủ trương đầu tư, đề án dự kiến sẽ đề xuất Quốc hội cho phép thực hiện một số chính sách đặc thù. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang gấp rút hoàn thiện dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi...

4 dự án tổng vốn hơn 2.000 tỷ ‘rót’ vào Lai Châu

TPO - Ngày 13/10, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024, UBND tỉnh Lai Châu trao quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án, với tổng vốn hơn 2.000 tỷ đồng. Nhiều tiềm năng Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương cho biết, Lai Châu là tỉnh có tiềm năng phát triển các ngành, lĩnh vực như Nông lâm nghiệp; du lịch, thương mại, dịch vụ; công nghiệp - xây...

Mới nhất

Phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030

Phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030Phó thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1169/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030. 100%...

Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm. Thúc đẩy sản xuất công...

“Chọn mặt gửi vàng” tại miền đất mới, nhà đầu tư hưởng lợi nhuận vượt kỳ vọng

“Chọn mặt gửi vàng” tại miền đất mới, nhà đầu tư hưởng lợi nhuận vượt kỳ vọngTìm kiếm những dự án mới tiềm năng tại những vùng đất mới để “chọn mặt gửi vàng”, nhiều nhà đầu tư bất động sản quyết định dừng chân tại Quảng Trị khi nhìn thấy hàng loạt ưu thế vượt trội hội...

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chính quyền và doanh nghiệp đồng lòng vì mục tiêu phát triển bền vững

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chính quyền và doanh nghiệp đồng lòng vì mục tiêu phát triển bền vữngChiều 11/10 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức họp mặt kỷ niệm, vinh danh các doanh nhân, chủ doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp công vào sự phát triển kinh tế - xã hội...

Mới nhất

Hiệu quả hay rủi ro?

Ngăn dịch sởi lây lan