Trang chủKinh tếNông nghiệpBảo vật quốc gia ở Bình Thuận là một cái linga Champa...

Bảo vật quốc gia ở Bình Thuận là một cái linga Champa bằng vàng ròng sáng rực hiếm có khó tìm


 Đồng bào Chăm là một cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống rất lâu đời ở Bình Thuận. Trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang bản sắc riêng biệt, đặc sắc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Bình Thuận và đất nước. 

Mới đây, khi Linga vàng được công nhận là Bảo vật quốc gia lại càng làm phong phú hơn bộ sưu tập các di sản văn hóa của người Chăm tại Bình Thuận.

Năm 2013 – 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận phối hợp Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ tổ chức khai quật khảo cổ tại khuôn viên nhóm đền tháp Chăm Pô Dam, thuộc thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong. 

Đặc biệt, nơi đây phát hiện Linga vàng và nhiều hiện vật khác có giá trị như bệ yoni, bàn nghiền; các loại nhạc khí như, chuông, chũm choẹ, lục lạc, nhẫn mưta, gương đồng, rìu, giáo cùng lượng lớn ngói lợp và nhiều di vật gốm vỡ ra từ các loại vật dụng (bình, hũ, tô, chén, đĩa, nồi…). 

Các hiện vật này góp phần khẳng định thêm giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng thờ sinh thực khí của người Chăm tại di tích tháp Pô Dam.

Linga vàng được tìm thấy có niên đại khoảng thế kỷ VIII-IX, là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo, giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ. 

Linga là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật và muôn loài, được chế tác rất đặc biệt, có trọng lượng 78,36 gram, với tỉ lệ vàng chiếm 90,4% và 9,6% còn lại là bạc, đồng.

Bộ sưu tập các di sản văn hóa của người Chăm tại Bình Thuận.

Linga vàng được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia xem xét, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia. Ngày 18/1/2024, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 73/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia đợt 12 – năm 2023. Trong số 29 bảo vật quốc gia được công nhận đợt này, có Linga vàng tỉnh Bình Thuận.

Sư cả Thường Xuân Hữu, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận cho biết, việc Linga vàng được công nhận là bảo vật quốc gia có ý nghĩa rất lớn, không chỉ mang tinh thần tự hào dân tộc, khích lệ bà con mà còn giáo dục các thế hệ người Chăm biết trân trọng giá trị truyền thống của dân tộc.

Theo nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Ngọc Ẩn, Linga vàng có ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt đối với người Chăm. Không chỉ độc đáo về chế tác, độc bản mà nơi phát hiện Linga vàng cũng rất đặc biệt. Thông thường tháp Chăm sẽ nằm ở hướng Đông nhưng riêng tháp Pô Dam nằm ở hướng Nam; các di tích tháp Chăm thường ở trên núi, Pô Dam lại nằm dưới chân núi. 

Đặc biệt nhất, Linga vàng được phát hiện có từ thế kỷ thứ VIII – IX, đây là thời kỳ rực rỡ của văn hóa Chăm với chất liệu vàng chiếm hơn 90% vàng ròng. Đây là Linga vàng đầu tiên trên thế giới cách đây 1.200 năm mà các nghệ nhân đã làm được.

Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện vật Linga bằng vàng được phát hiện ngay trong địa tầng trong quá trình khai quật khảo cổ, chứa đựng những thông tin khoa học quan trọng, có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề về văn hóa – lịch sử liên quan đến di tích Pô Dam nói riêng, văn hóa Chăm nói chung. 

Bảo vật quốc gia Linga vàng là tư liệu khoa học quan trọng không chỉ đối với khảo cổ học mà còn có giá trị lớn trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo, kỹ thuật luyện kim, nghề kim hoàn… của cộng đồng người Chăm trước đây.

Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản của đồng bào Chăm.

Việc bảo vật Linga được phát hiện mang dấu ấn của lịch sử, văn hóa và đời sống của trên 40.000 người Chăm đang sinh sống tại các địa phương trong tỉnh Bình Thuận.

Theo ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng, thời gian tới, Sở đẩy mạnh tuyên tuyền, quảng bá nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo vật quốc gia. Qua đó, nâng cao trách nhiệm trong phối hợp thực hiện bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia. Đồng thời, Sở tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng thông qua trưng bày, triển lãm, quảng bá lên trang web, phương tiện thông tin truyền thông để tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa, bảo vật quốc gia, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân, du khách.

img

Bảo vật quốc gia Linga bằng vàng ròng của tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ VIII – IX, là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo, có giá trị về lịch sử, văn hoá, thẩm mỹ. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Chí Hoàng, Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia đánh giá, Bình Thuận là nơi lưu giữ rất nhiều hiện vật, cổ vật, tài liệu có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của người Chăm. Tỉnh hiện có 2 di sản vật thể có giá trị lớn là kiến trúc tháp Pô Sah Inư và tháp Pô Dam.

Tỉnh còn có hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể như, lễ hội Katê, kỹ thuật làm gốm truyền thống… cùng với đó là hệ thống văn hóa gắn liền với đời sống của cộng đồng Chăm. Đây là lợi thế rất mạnh của Bình Thuận trong bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa vào phát triển du lịch.

Bình Thuận hiện có 4 di sản văn hóa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hai trong số đó là di sản văn hóa của đồng bào Chăm. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Chăm luôn được Bình Thuận quan tâm, làm phong phú, đa dạng nền văn hóa mà còn thúc đẩy du lịch địa phương.

Từ năm 2010, Trung tâm trưng bày Văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận đi vào hoạt động đã khảo sát, nghiên cứu về nền văn hóa Chăm và văn hóa các dân tộc khác có liên quan qua sự tiếp biến, giao lưu văn hóa qua các thời kỳ. 

Đến nay, nơi đây lưu giữ hơn 1.500 hiện vật, cổ vật và 5 bộ thư tịch cổ có giá trị về niên đại lịch sử, phản ánh rõ nét đời sống tinh thần, vật chất của dân tộc Chăm xưa và nay.

Thời gian qua, Bình Thuận tập trung xây dựng tour, tuyến du lịch kết nối từ Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm gắn với các di tích, Kho mở Hoàng tộc Chăm, làng gốm Bình Đức với các danh lam thắng cảnh tạo sức hút mới thu hút du khách.

Bình Thuận tăng cường giới thiệu di sản văn hóa, văn nghệ dân gian tiêu biểu của người Chăm thông qua tổ chức trưng bày, giới thiệu chuyên đề văn hóa, di vật gắn với di tích, buổi biểu diễn nghệ thuật âm nhạc, dân vũ để giới thiệu rộng rãi tới công chúng, du khách. 

Đồng thời, tỉnh tạo điều kiện để đội ngũ trí thức, người có uy tín, nghệ nhân người Chăm tập trung nghiên cứu và phát triển tiếng nói, chữ viết, nghề truyền thống của đồng bào…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Chí Hoàng cho rằng, thời gian tới, Bình Thuận cần tiếp tục phát huy, làm bật lên giá trị đang có, để đón nhận sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng, không chỉ của nhà nghiên cứu mà còn là du khách trong và ngoài nước. 

Muốn như vậy, Bình Thuận cần có các giải pháp kết nối di sản, quan tâm khai thác công nghiệp văn hóa, đưa văn hóa trở thành động lực, trụ cột của sự phát triển…





Nguồn: https://danviet.vn/bao-vat-quoc-gia-o-binh-thuan-la-mot-cai-linga-champa-bang-vang-rong-sang-ruc-hiem-co-kho-tim-20241013173442938.htm

Cùng chủ đề

Khai quật khảo cổ một tháp Champa cổ ở Bình Định phát hiện gần 680 hiện vật cổ xưa kỳ lạ

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam công bố kết quả đợt khai quật khảo cổ lần 2 tại phế tích tháp Đại Hữu, thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh...

Di vật cổ của Phật giáo Champa ở Gia Lai, một kho thiêng chứa đá quý, vàng lá, thủy tinh

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, dấu ấn Phật giáo Champa ngày càng thể hiện rõ nét hơn thông qua các di tích, di vật được phát hiện trong thời gian qua.Trước tiên phải kể đến phù điêu Phật Champa Tây Nguyên đang được lưu giữ...

Đến Quần thể Di tích Cố đô Huế, khám phá loạt Bảo vật quốc gia quý giá

Là kinh đô của nhà Nguyễn (1802-1945) – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, Cố đô Huế ngày nay vẫn giữ trong mình những di sản vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về văn hóa, lịch sử, kiến...

Chất chứa la liệt đồ cổ, hiện vật cổ đếm vội chả xuể ở Vĩnh Phúc chính là ở nơi này

Với sự tỉ mỉ, kiên trì, cách làm việc khoa học, họ chính là những người thầm lặng giữ “linh hồn” cho từng hiện vật, góp phần lưu giữ những giá trị lịch sử địa phương, phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan của nhân...

Bình Thuận công bố bảo vật quốc gia Linga vàng của người Chăm

Từ sáng sớm, hàng vạn đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận đổ về tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết, để tham dự khai mạc lễ hội Katê năm 2024. Dịp này, cộng đồng người Chăm hân hoan, phấn khởi khi tận mắt chiêm ngưỡng bảo vật quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một ông nông dân Hậu Giang liều trồng nhãn Ido, cây thấp tè đã ra trái đặc sản, hễ bán là hết veo

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Tuấn, nông dân ngụ ấp Khánh Hội, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là một trong những...

Sâu chít, con động vật chưa chịu chuyển kiếp nằm trong thân cây, lôi ra là thành đặc sản Lào Cai

Con sâu chít là loại ấu trùng sống trong thân cây chít - đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Lào Cai. Thoạt nhìn, sâu chít có hình dáng giống nhộng tằm nhưng nhỏ và dài hơn. Theo kinh nghiệm của người...

Chăm chỉ, cố gắng ắt thành công

Bảng thành tích ấn tượng của thủ khoa chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế Mới đây, Vũ Như Hoàng Phú - sinh viên lớp Anh 02 Kinh doanh Quốc tế K59 trở thành người có điểm GPA cao nhất đợt xét tốt nghiệp đợt 1,...

Lạ miệng chưa, rau bắp cải xuất xứ châu Âu cuốn với quả nhót xanh chua dẳng-hóa đặc sản Điện Biên

Một món ăn lạ mắt, lạ miệng ở Điện Biên mà vừa chua, vừa cay, vừa chát, thêm chút ngọt cho tròn vị ấy vậy mà để lại một dấu ấn vị giác sâu sắc cho bất cứ thực khách nào. Đó là món rau bắp...

Bài đọc nhiều

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trên 3,7 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp mong muốn được xuất khẩu sang đất nước 1,4 tỷ...

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của rau quả Việt NamTheo số liệu của Bộ NNPTNT, trong 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Toàn ngành...

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng hóa sinh kế, để giảm nghèo bền vững

Từ năm 2023 đến tháng 9/2024, MTTQ các cấp ở Yên Sơn đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội gần 3,4 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ này và sự hỗ trợ trực tiếp của các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm, Huyện đã có 453 hộ nghèo được hỗ trợ làm mới nhà ở và 48 hộ nghèo được hỗ trợ sửa chữa nhà ở; hỗ trợ sinh kế cho...

Dự án SAHEP-VNUA mang đến sự đổi thay như thế nào cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Hôm nay, ngày 12/10, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 và khánh thành "Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ" từ vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.Trao đối với...

Cầu nối giữa nông dân, doanh nghiệp, HTX với Chính phủ

Trước thềm Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói diễn ra vào sáng 14/10 tại Hà Nội, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức, phóng viên Dân Việt đã có cuộc trò chuyện cùng Chủ...

Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Hà Nội

Sáng 12/10, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức hội nghị Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2024); biểu dương nông dân Thủ đô xuất sắc năm 2024, đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực...

Cùng chuyên mục

Nông dân xứ Thanh khẳng định vai trò nòng cốt trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn

Hộ nông dân Bùi Văn Soạn (SN 1961), dân tộc Mường, thôn Hoàng Vĩnh, xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy cũng là một điển hình trong việc đưa nông nghiệp lên bước tiến mới. Những năm qua, ông nông dân Bùi Văn Soạn đã chủ động xây dựng mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Theo đó, với diện tích 90ha trồng keo giấy...

Một ông nông dân Hậu Giang liều trồng nhãn Ido, cây thấp tè đã ra trái đặc sản, hễ bán là hết veo

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Tuấn, nông dân ngụ ấp Khánh Hội, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là một trong những...

Sâu chít, con động vật chưa chịu chuyển kiếp nằm trong thân cây, lôi ra là thành đặc sản Lào Cai

Con sâu chít là loại ấu trùng sống trong thân cây chít - đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Lào Cai. Thoạt nhìn, sâu chít có hình dáng giống nhộng tằm nhưng nhỏ và dài hơn. Theo kinh nghiệm của người...

Sắc vàng rực rỡ trên những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải

TPO - Đầu tháng 10, lúa chín trên các ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Yên Bái. Du khách tranh thủ tới đây tham quan, chụp ảnh check-in trước khi kết thúc mùa vàng. Vẻ đẹp của khu vực đồi Móng Ngựa, xã Mồ Dề và thung lũng ruộng bậc thang Lao Chải, xã Lao Chải. ...

Mới nhất

Bán đảo Triều Tiên liên tục “tăng nhiệt”, pháo binh Bình Nhưỡng gần biên giới với Seoul sẵn sàng khai hỏa

Căng thẳng leo thang trên Bán đảo Triều Tiên khi Bình Nhưỡng đe dọa hành động quân sự chống lại Seoul. Nguyên nhân xuất phát từ cáo buộc của Triều Tiên về việc Hàn Quốc đã điều máy bay không người lái bay qua thủ đô Bình Nhưỡng.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo...

Liệu cường kích Mirage 2000 có tăng cường sức mạnh cho không quân Ukraine?

Ukraine sẽ được nhận Mirage 2000 phiên bản hiện đại hóa Hồi tháng 6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hứa rằng những máy bay chiến đấu Mirage 2000...

Bí quyết dinh dưỡng vàng giúp bé phát triển toàn diện

Cá thu có mùi vị tanh nhẹ, đặc trưng của các loại cá biển. Tuy nhiên, không khó để giảm đi mùi tanh của cá thu và tạo nên món cháo cá thu cho...

Mới nhất