Trang chủNewsThời sựChống lãng phí

Chống lãng phí

(Dân trí) – Báo Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm về chống lãng phí.

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả.

Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng phòng, chống lãng phí. Bác căn dặn “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ1; Người chỉ rõ “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí rất phổ biến…”2“Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”3;

Người nhiều lần nhấn mạnh “Phải quý trọng của công: Tất cả cái ăn, cái mặc, cái dùng của các cô, các chú là mồ hôi nước mắt của đồng bào. Phải tiết kiệm, giữ gìn, không được lãng phí 4; “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”.

Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, chiến sĩ và nhân dân phải hăng hái tham gia phong trào ấy”5.

Không chỉ là thường xuyên căn dặn, nhắc nhở, bàn luận về tiết kiệm, chống lãng phí dưới góc độ lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đã truyền cảm hứng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua, huy động, hội tụ tiềm lực, sức mạnh chiến thắng thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí.

Ngày 21/8/2006, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ngày 25/5/2012, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Kết luận số 21-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương (khóa X); ngày 21/12/2012, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ngày 25/12/2023, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí… chưa có chuyển biến rõ rệt… phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế… Tham nhũng, lãng phí… vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp… ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”6.

Thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998; Quốc hội đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và năm 2013; Hiến pháp năm 2013 quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước”7.

Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hiến pháp và quy định của pháp luật, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã xác định rõ hơn trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác, sử dụng các nguồn lực của đất nước được nâng lên.

Ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ từ  khâu lập đến chấp hành dự toán và quyết toán; mua sắm, trang bị, quản lý và sử dụng tài sản, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc trong các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách thực hiện theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định; công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn, tài sản nhà nước có chuyển biến tích cực.

Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước được triển khai; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, ý thức tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.

Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã góp phần đưa công cuộc đổi mới đạt những thành tựu vĩ đại; đạt và vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội qua các nhiệm kỳ, kể cả trong bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ như dịch bệnh, thiên tai; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.

Bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển.

Trong đó, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế – xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.

Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực.

Chống lãng phí - 1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (Ảnh: Tiến Tuấn).

Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt. Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm; do chất lượng, năng suất lao động thấp.

Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội hầu hết rất chậm.

Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của Nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức.

Ngoài những nguyên nhân dẫn đến từng dạng thức lãng phí, còn do thực thi các nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về phòng, chống lãng phí trong thực tế vẫn còn hạn chế; hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ, một số chưa phù hợp thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; xử lý lãng phí chưa được đề cao, thường gắn với xử lý tham nhũng như hệ lụy kéo theo.

Chưa tạo được phong trào thi đua rộng khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí. Việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức.

2. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là thời điểm để định hình tương lai của chúng ta.

Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới; chú trọng một số giải pháp trọng tâm, sau đây:

Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực công, khu vực tư về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có lãnh đạo, có chỉ tiêu cụ thể, tiến hành thường xuyên, triệt để. Xây dựng, triển khai thiết thực các cuộc vận động, phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ hai, tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công.

Ban hành quy định của Đảng nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí.

Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí; xây dựng cơ chế thực sự hữu hiệu cho giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân.

Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.

Thứ ba, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo Nhân dân và phát triển đất nước.

Trọng tâm là: (i) Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí. Trong đó, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không cầu toàn, không nóng vội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế – kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.

Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí.

(ii) Cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; chống bệnh quan liêu.

(iii) Sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; tăng cường tính bền vững, tối ưu hóa quy trình làm việc; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém.

Sớm hoàn thành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Tổng kết, nhân rộng kinh nghiệm triển khai dự án đường dây 500kv mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) – Phố Nối (Hưng Yên) để rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa.

(iv) Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới. Có các giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị lao động Việt Nam trong giai đoạn mới.

Thứ tư, xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”.

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích Nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của Nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân; coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật.

V.I. Lênin nói “Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta.

Chúng ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã để lại đầy rẫy8; Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu nhấn mạnh “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải khắc phục khuyết điểm, tức là phải tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công”9; để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, nhất định chúng ta phải quyết tâm phòng, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

                          TÔ LÂM

                Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

                                         Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

———————

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.357

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.345

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.357

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.221

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.362

[6] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t1, tr.92, 93

[7] Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.12

[8] V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.45, tr.458, 459

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.110

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chong-lang-phi-20241013102423085.htm

Cùng chủ đề

Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu phát triển đất nước

Tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm, được thành lập năm 1956, là cơ sở đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp của Việt Nam, trải qua 68 năm xây dựng và phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã vươn lên tầm cao mới, phát huy tự chủ đại học; với 68 năm phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đào tạo 69...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: “Tự chủ đại học như luồng gió mới”

Trên đây là ý kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại lễ khai giảng và khánh thành dự án "Tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ", của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, diễn ra sáng nay (12/10).Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi lời chúc mừng tới Học viện, đồng thời chỉ đạo thầy trò nhà trường trong thời gian tới.Theo Tổng...

Khát vọng nâng tầm nông nghiệp Việt

Đại diện cho cộng đồng doanh nhân tại sự kiện, Anh hùng Lao động Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH, đã có bài phát biểu sâu sắc, chia sẻ về khát vọng và tầm nhìn chiến lược cho tương lai của...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Hà Nội phải làm thế nào để trở thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa; phải làm thế nào để xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước. Sáng 10/10,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ...

Sớm xây dựng “Thủ đô ta” trở thành “Thủ đô xã hội chủ nghĩa” hình mẫu trên thế giới

Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại, năng động, sáng tạoSáng nay (10/10),...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nón lá rợp trời quảng trường Ngọ Môn trong trận chung kết Olympia

(Dân trí) - Tại điểm cầu quảng trường Ngọ Môn, hàng ngàn học sinh đội nón lá Huế tạo thành điểm nhấn đặc biệt, tiếp sức cho thí sinh Võ Quang Phú Đức giành vòng nguyệt quế Olympia năm thứ 24. Thời điểm thí sinh Võ Quang Phú Đức, học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế bấm nút giành quyền trả lời cuối cùng trong phần thi về đích của thí sinh Trần Trung Kiên, cũng là lúc điểm...

Quán quân Oympia 2024: “Gan lì đã giúp em chiến thắng”

(Dân trí) - Quán quân Oympia 2024 Võ Quang Phú Đức tự nhận định chính sự gan lì và chiến thuật thông minh đã giúp em giành vòng nguyệt quế. Chiến thắng của Võ Quang Phú Đức mang đến cảm xúc bùng nổ cho người dân Huế khi đây là lần thứ 3 địa phương này có quán quân Olympia. Điều này cũng đồng nghĩa, Quảng Ninh không còn là tỉnh duy nhất sở hữu 3 vòng nguyệt quế nữa. Võ...

Nam sinh Quốc học Huế vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

(Dân trí) - Võ Quang Phú Đức đã giành vòng nguyệt quế Olympia năm thứ 24 và mang ngôi vị Quán quân lần thứ 3 về cho Trường THPT Chuyên Quốc học Huế. Võ Quang Phú Đức đã giành chiến thắng thuyết phục với số điểm 220, chính thức trở thành chủ nhân chiếc vòng nguyệt quế mạ vàng và phần thưởng trị giá 50.000 USD, tương đương khoảng 1,2 tỷ đồng. Ngôi vị á quân thuộc về Nguyễn Nguyên Phú...

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên “chất” Vinamilk

(Dân trí) - Bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô Vinamilk, khi nhiều triết lý của nữ tướng này đã trở thành "chất" của doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), cùng điểm lại những phát ngôn ấn tượng, truyền cảm hứng của bà Mai Kiều Liên - người vừa được vinh danh trong "100 Phụ nữ quyền lực nhất châu Á" (Fortune's Most...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam. Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Ảnh: Thành Đông) Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Lý Cường thăm...

Bài đọc nhiều

60 hoạt động trong 4 ngày bận rộn của Thủ tướng ở “đất nước triệu voi”

(Dân trí) - Theo ông Bùi Thanh Sơn, với lịch hoạt động dày đặc trong 4 ngày, Thủ tướng đã có hơn 60 hoạt động cả song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam vừa kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội...

Cặp vợ chồng suýt bị bố mẹ từ mặt vì bỏ phố về quê làm nông nghiệp sạch

(Dân trí) - Bỏ phố về quê làm nông trên mảnh đất khô cằn nên có lần anh Lê Phú Thanh ở tỉnh Thanh Hóa suýt bị bố mẹ từ mặt. Sau nhiều năm, vợ chồng anh đã biến vùng đất hoang ấy thành nông trại rau sạch.   Biến cố gia đình tạo nên cơ duyên với nông nghiệp sạch Nông trại chuyên sản xuất thực phẩm sạch rộng hơn 1ha của gia đình anh Lê Phú Thanh (SN 1987) ở...

Những chatbot AI miễn phí thông minh nhất hiện nay

(Dân trí) - Với những chatbot AI miễn phí được giới thiệu dưới đây, bạn sẽ có thêm những trợ thủ đắc lực để hỗ trợ cho công việc, học tập cũng như dễ dàng tìm câu trả lời cho những thắc mắc cần giải đáp.   "Sự trỗi dậy" của các chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Cuối tháng 1/2023, ChatGPT - chatbot (phần mềm chat tự động) tích hợp trí tuệ nhân tạo - đã vụt sáng trở...

Chủ nhân Nobel hóa học 2024 từng đến Việt Nam nhận giải thưởng VinFuture

Một trong 3 chủ nhân của giải Nobel hóa học 2024 đã từng đến Việt Nam năm 2022 để nhận giải thưởng VinFuture. Từ Hà Nội, ông đã gửi lời nhắn tới sinh viên Việt Nam hãy dám mơ những điều lớn lao giống như chính ông thời trẻ. Nhà khoa học 8x dễ thương ở Hà Nội Mới đây, trên trang cá nhân của mình, TS Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH VinUni đã chia sẻ bức ảnh...

Bộ GTVT nói gì về kiến nghị thay đổi phương án phân luồng cao tốc Cam Lộ

Theo cử tri Quảng Trị, hiện nay TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chưa...

Cùng chuyên mục

Hành trình đến ngôi vị Quán quân Đường lên đỉnh Olympia

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024 Võ Quang Phú Đức - Trường THPT Chuyên Quốc học Huế bật mí về chiến thuật giành chiến thắng trong trận chung kết. Đài Truyền hình Việt Nam

Ukraine tuyên bố giữ vững trận địa ở Kursk; Donbass nguy kịch

Quân đội Nga đã cố gắng đẩy lùi các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) ở khu vực Kursk, đó là tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky trên trang telegram cá nhân. “Về chiến dịch Kursk: Nga đã cố gắng đẩy lùi vị trí của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn giữ được những ranh giới nhất định ở đó”, Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố....

Nón lá rợp trời quảng trường Ngọ Môn trong trận chung kết Olympia

(Dân trí) - Tại điểm cầu quảng trường Ngọ Môn, hàng ngàn học sinh đội nón lá Huế tạo thành điểm nhấn đặc biệt, tiếp sức cho thí sinh Võ Quang Phú Đức giành vòng nguyệt quế Olympia năm thứ 24. Thời điểm thí sinh Võ Quang Phú Đức, học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế bấm nút giành quyền trả lời cuối cùng trong phần thi về đích của thí sinh Trần Trung Kiên, cũng là lúc điểm...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

(Chinhphu.vn) - Sáng 13/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường đang thăm chính thức Việt Nam.   Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trước hội đàm - ẢNh: VGP/Nhật Bắc Tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Lễ đón trọng thể Thủ tướng Lý Cường. Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng...

Từ 3,5 điểm đến 9,5, nam sinh Sơn La chiến thắng bản thân khi bố mắc u não

25 điểm tốt nghiệp khối C00 nhưng chàng trai Sơn La không có tiền học đại học. Bố Việt phải mổ khối u trong não. Việt đi làm thuê, góp từng đồng chạy chữa cho bố và dành dụm để học cao đẳng. Một ngày nào đó Việt sẽ thực hiện ước mơ làm luật sư Cả nhà làm thuê chạy chữa cho bố bị ung thư Chỉ vài ngày sau khi Phạm Hoàng Việt ở thị trấn Hát Lót, huyện...

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

(Chinhphu.vn) - Sáng 13/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường đang thăm chính thức Việt Nam.   Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trước hội đàm - ẢNh: VGP/Nhật Bắc Tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm...

Từ 3,5 điểm đến 9,5, nam sinh Sơn La chiến thắng bản thân khi bố mắc u não

25 điểm tốt nghiệp khối C00 nhưng chàng trai Sơn La không có tiền học đại học. Bố Việt phải mổ khối u trong não. Việt đi làm thuê, góp từng đồng chạy chữa cho bố và dành dụm để học cao đẳng. Một ngày nào đó Việt sẽ thực hiện ước mơ làm luật sư Cả nhà làm thuê...

Độc đáo đặc sản An Giang có nguồn gốc từ Campuchia phải ăn bằng tay không mới ngon

Gà đốt lá chúc (gà đốt Ô Thum) là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia, du nhập vào An Giang từ lâu và dần trở thành đặc sản vang danh khắp chốn.

Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ em

56,7% trẻ em được cha mẹ lắng nghe và tôn trọng ý kiếnCon số này được đề cập...

Mới nhất

Nổi hạch ở trước tai