Trang chủKinh tếNông nghiệpNam Định: Điểm tựa cất cánh nông thôn mới

Nam Định: Điểm tựa cất cánh nông thôn mới


10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW không phải là dài trong hành trình thực hiện các chính sách tín dụng xã hội tại Nam Định. Song sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động được toàn hệ thống chính trị xã hội tham gia triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. Vì thế dòng vốn tín dụng chính sách không chỉ gia tăng về độ phủ mà còn cả chiều sâu trở thành một trợ lực giúp Nam Định trở thành tỉnh đầu tiên về đích nông thôn mới của cả nước, và tiếp tục trợ lực Nam Định hướng tới những mục tiêu xa hơn không chỉ là nông thôn mới kiểu mẫu, mà trở thành một trong những trung tâm phát triển quan trọng của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng vào năm 2030.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy khát vọng thoát nghèo ở Mù Cang Chải Huyện đảo Bạch Long Vĩ: Tín dụng chính sách xã hội đồng hành cùng ngư dân bám biển, bám đảo
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW tại tỉnh Nam Định
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW tại tỉnh Nam Định

Những ngày người dân xã Giao Long hân hoan trong niềm vui khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Trong hành trình đó, không thể thiếu sự góp công của nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ người nghèo và đối tượng chính sách vay vốn đầu tư vào các lợi thế kinh tế của xã ven biển. Ngay cả những người không thể bám biển vươn lên, cơ hội cải thiện đời sống, phát triển kinh tế cũng không vì thế mà đóng lại.

Như gia đình chị Trần Thị Lan, xóm 3, xã Giao Long, huyện Giao Thủy. Vốn chỉ trông vào việc đồng áng, lại thêm chồng chị thường xuyên đau yếu, 3 con nhỏ, dù chị tần tảo lam lũ, song cái nghèo vẫn vây bám gia đình chị nhiều năm. Cả gia đình 5 người sống trong căn nhà chật chội, dột nát, cho đến năm 2014 được vay số tiền là 30 triệu đồng từ chương trình Hộ nghèo phát triển kinh tế. Nhận đấu thầu gần 2 ha, cải tạo thành đầm nuôi cá truyền thống và xây dựng chuồng trại chăn nuôi vịt đẻ siêu trứng, gà thịt, lợn nái, lợn thịt, nhưng vì đồng vốn còn hạn hẹp lại chưa có kiến thức, kinh nghiệm vì thế gia đình chị sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, cung cấp cho thị trường trong xã, thu nhập bấp bênh, cuộc sống vẫn rất khó khăn.

Bởi vậy, năm 2019 chị tiếp tục được vay 50 triệu đồng từ chương trình Hộ cận nghèo, cộng thêm chút vốn ít ỏi đã dành dụm được, chị đầu tư cải tạo đầm nuôi tôm thẻ chân trắng, cá trắm, cá chép. Từ đó, trung bình một vụ 6 tháng gia đình chị thu hoạch được 6 tạ tôm, 25 tấn cá các loại, sau khi trừ chi phí thu nhập của gia đình được 12 triệu đồng/tháng. Và chỉ sau 3 năm gia đình chị đã trả hết nợ và tiết kiệm được gần 100 triệu đồng.

Tiến xa thêm một bước để chặn đứng con đường tái nghèo, năm 2022, chị tiếp tục vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn hộ mới thoát nghèo thuê thêm 01 ha đầm và đầu tư mua thêm con giống tôm, cá. Kết quả là cứ 6 tháng gia đình chị thu hoạch được hơn 1 tấn tôm và 47 tấn cá sau khi trừ chi phí, thu nhập của gia đình được 21 triệu đồng/tháng. Lợi nhuận thu được hàng năm cũng là nền tảng để chị có điều kiện nuôi con ăn học, hiện cháu thứ nhất đang học Đại học Nông nghiệp năm thứ 3, cháu thứ 2 đang học lớp 11, cháu thứ 3 đang học lớp 4, các cháu đều chăm ngoan học giỏi. Gia đình cũng đã xây được ngôi nhà 55 m² khang trang tại xóm 3, xã Giao Long.

Giao Thủy là huyện đầu tiên của tỉnh Nam Định được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023
Giao Thủy là huyện đầu tiên của tỉnh Nam Định được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023

Với ông Nguyễn Văn Đồng, hiện cư trú xóm Gò, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu tương lai tươi sáng của vợ chồng ông đã được thắp lên không chỉ từ việc phát triển kinh tế mà quan trọng hơn nguồn vốn cho HSSV của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã trở thành “cứu cánh” giúp các con ông không phải bỏ dở giấc mơ học hành. Ông kể “gia đình tôi thuộc diện khó khăn của xã. Đời sống cả gia đình đều phụ thuộc vào nghề sản xuất miến dong gia truyền, thu nhập không nhiều lại phải nuôi 6 con ăn học. Cứ mỗi khi sắp bước vào năm học mới, nhìn các con háo hức chuẩn bị đi học, thì vợ chồng tôi lại trăn trở lo lắng, có lúc vợ chồng đã bàn bạc đến chuyện phải cho các cháu nghỉ học sớm để phụ giúp công việc gia đình. Bởi vậy việc tiếp cận được nguồn vốn HSSV giúp 3 con hoàn thành các chương trình học đại học, ra trường có việc làm ổn định, hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ.

Bên cạnh đó, gia đình ông còn được vay 100 triệu đồng chương trình Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, đầu tư máy móc hiện đại, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm miến dong, từ đó có nguồn thu ổn định và xây dựng được cơ ngơi khang trang.

Còn với anh Bùi Văn Hướng trú tại tổ dân phố Sơn Hoà, thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thuỷ, vốn tín dụng chính sách là điểm tựa để anh có thêm niềm tin trong cuộc sống, quyết tâm phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội. Anh kể: trải qua khoảng thời gian lầm lỡ của cuộc đời, sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, ban đầu bản thân tôi còn nhiều mặc cảm, sợ mọi người để ý về những sai phạm của mình trước đây. Chưa hết, cuộc sống kinh tế thì rất khó khăn, không việc làm, không có phương tiện sản xuất. May mắn cho tôi, ngày trở về đã nhận được sự quan tâm của gia đình, chính quyền địa phương, đặc biệt chị Phạm Thị Thu tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc Hội Phụ nữ của tổ dân phố Sơn Hoà, các đồng chí Công an thị trấn Ngô Đồng cùng các ban ngành địa phương và cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội tuyên truyền về nguồn vốn cho vay hỗ trợ tín dụng ưu đãi đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ. Tôi đã bàn với gia đình mạnh dạn đăng ký và cử vợ tôi là người đại diện làm thủ tục hồ sơ đứng tên vay vốn Ngân hàng, đã được Tổ tiết kiệm bình xét cho vay 100 triệu đồng, thời hạn trong 5 năm để đầu tư kinh doanh dịch vụ ăn uống.

“Tôi vô cùng vui mừng, phấn khởi và gia đình đã bắt tay vào sửa chữa cửa hàng, mua sắm đồ dùng dụng cụ. Từ đây ước mơ của tôi đã trở thành hiện thực, tôi đã có một công việc ổn định để cùng gia đình kiếm chút thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và trở thành người có ích cho xã hội”, anh Hướng chia sẻ.

Đây chỉ là một vài nét trong bức tranh tín dụng chính sách xã hội sau 10 năm triển khai Chỉ thị 40-CT/TW. Với việc các cấp ủy, tổ chức đảng của tỉnh Nam Định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội; xác định tín dụng chính sách là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Từ đây nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác ngày một tăng mạnh. Đến ngày 30/6/2024, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác đạt 121,4 tỷ đồng, tăng 115,4 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, đưa tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 4.546,2 tỷ đồng, tăng 118,5% so với năm 2014. Tín dụng chính sách ngày càng đi sâu vào đời sống, giúp nhiều hộ vay vốn mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh.

Cán bộ NHCSXH tỉnh Nam Định hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ vay vốn tín dụng chính sách xã hội
Cán bộ NHCSXH tỉnh Nam Định hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ vay vốn tín dụng chính sách xã hội

Thông kê cho thấy sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, trên địa bàn tỉnh Nam Định vốn tín dụng chính sách đã giải ngân cho 290.877 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với doanh số cho vay đạt 9.704,3 tỷ đồng, góp phần giúp 46.880 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho 21.834 lao động, 48 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn hòa nhập cộng đồng; 8.805 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 323.156 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; 469 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, 493 căn nhà cho người thu nhập thấp…

Những thành quả này đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội góp phần hỗ trợ Chương trình mục tiêu Quốc gia đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo và đạt các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Cuối năm 2023, số hộ nghèo của tỉnh chỉ còn 7.041 hộ, chiếm 1,09% tổng số hộ; hộ cận nghèo 17.803 hộ, chiếm 2,76% tổng số hộ. Đến nay, toàn tỉnh có 197/204 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 96,6%) và 34/188 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 18%).

Tuy nhiên, để duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và xa hơn đưa Nam Định trở thành tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, bền vững, là tỉnh phát triển khá của cả nước, một trong những trung tâm phát triển quan trọng của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng vào năm 2030 cần tiếp tục phát huy vai trò “bà đỡ” về vốn cho người nghèo và đối tượng chính sách khác có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Nguồn vốn tín dụng chính sách được giải ngân kịp thời cho bà con vay vốn
Nguồn vốn tín dụng chính sách được giải ngân kịp thời cho bà con vay vốn

Những động năng mới trong việc triển khai tín dụng chính sách đã mở ra, khi Tỉnh ủy đặt mục tiêu hàng năm tiếp tục cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; phấn đấu nguồn vốn ủy thác đầu tư từ ngân sách địa phương hàng năm chiếm 15%-20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của NHCSXH và đến năm 2030 nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm 15%/tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH. Tỉnh cũng kêu gọi Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục đẩy mạnh triển khai mở rộng cuộc vận động “Vì người nghèo”, xem xét gửi các quỹ, các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi vào NHCSXH. Đồng thời hướng tới huy động các tổ chức, cơ quan, đoàn thể thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc mở tài khoản tiền gửi, gửi các khoản tiền từ các quỹ tại NHCSXH nhằm tăng cường nguồn lực cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội để hỗ trợ, chăm lo cho người nghèo vươn lên thoát nghèo góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/nam-dinh-diem-tua-cat-canh-nong-thon-moi-156549.html

Cùng chủ đề

Những sự kiện tác động lên thị trường chứng khoán nửa cuối tháng 10

Sau thời gian thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới, nửa cuối tháng 10, thị trường chứng khoán sẽ có những thông tin từ các sự kiện vĩ mô trong nước và thế giới. ...

GDP tăng vượt dự báo, thu nhập người lao động nông thôn và thành thị ra sao?

Nguồn: https://tuoitre.vn/gdp-tang-vuot-du-bao-thu-nhap-nguoi-lao-dong-nong-thon-va-thanh-thi-ra-sao-20241013130140434.htm

Hội Nông dân Sơn La tập huấn, bỗi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nông thôn mới

Clip: Nông dân Sơn La tích cực tham gia xây dựng nông thôn mớiTích cực thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mớiTriển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng...

Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở một xã vùng cao, có thế mạnh về nông nghiệp tại Yên Bái

Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất nông nghiệpHưng Khánh là xã vùng cao nằm ở phía tây huyện Trấn Yên, có địa hình đồi núi cao, cách trung tâm huyện 32 km. Toàn xã có 11 thôn, dân số 1.828 hộ...

Vì sao doanh nghiệp khó tuyển lao động phổ thông?

Theo các doanh nghiệp, hiện việc tuyển dụng lao động phổ thông ở Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn. Ngoài thay đổi các chính sách tuyển dụng, doanh nghiệp cũng mong muốn chính quyền hỗ trợ, có chính sách thu hút nguồn nhân lực hiệu quả. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất, nhập khẩu Việt Nam năm 2024: Hướng tới kỷ lục mới

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2024 đã đạt 578,47 tỷ USD, mở ra khả năng lớn xác lập kỷ lục mới trong năm nay. Tuy nhiên, giữa lúc xuất, nhập khẩu đang “thăng hoa” xác lập kỷ lục mới thì những bất định mới cũng phát sinh hoặc có tín hiệu phát sinh theo chiều hướng khó khăn hơn. Tín dụng xuất nhập khẩu kỳ vọng tăng...

Đề xuất quy định báo cáo tình hình hoạt động đấu thầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định, kiểm tra, báo cáo tình hình hoạt động đấu thầu. Quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất...

Duyên hải Trung bộ cần bắt tay để thu hút đầu tư

Tiềm năng của các địa phương trong khu vực Duyên hải Trung bộ là rất rõ ràng. Song, để phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế đó, các địa phương trong khu vực còn nhiều việc phải làm. Một trong số đó là phải tìm được lời giải cho bài toán liên kết khu vực...Khu vực tiềm năng thu hút đầu tư Duyên hải Trung bộ gồm các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận,...

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Thực hiện Quyết định số 2831/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/8/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 gắn với Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Bài đọc nhiều

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trên 3,7 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp mong muốn được xuất khẩu sang đất nước 1,4 tỷ...

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của rau quả Việt NamTheo số liệu của Bộ NNPTNT, trong 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Toàn ngành...

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng hóa sinh kế, để giảm nghèo bền vững

Từ năm 2023 đến tháng 9/2024, MTTQ các cấp ở Yên Sơn đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội gần 3,4 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ này và sự hỗ trợ trực tiếp của các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm, Huyện đã có 453 hộ nghèo được hỗ trợ làm mới nhà ở và 48 hộ nghèo được hỗ trợ sửa chữa nhà ở; hỗ trợ sinh kế cho...

Dự án SAHEP-VNUA mang đến sự đổi thay như thế nào cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Hôm nay, ngày 12/10, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 và khánh thành "Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ" từ vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.Trao đối với...

Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Hà Nội

Sáng 12/10, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức hội nghị Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2024); biểu dương nông dân Thủ đô xuất sắc năm 2024, đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực...

Cầu nối giữa nông dân, doanh nghiệp, HTX với Chính phủ

Trước thềm Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói diễn ra vào sáng 14/10 tại Hà Nội, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức, phóng viên Dân Việt đã có cuộc trò chuyện cùng Chủ...

Cùng chuyên mục

Nông dân xứ Thanh khẳng định vai trò nòng cốt trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn

Hộ nông dân Bùi Văn Soạn (SN 1961), dân tộc Mường, thôn Hoàng Vĩnh, xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy cũng là một điển hình trong việc đưa nông nghiệp lên bước tiến mới. Những năm qua, ông nông dân Bùi Văn Soạn đã chủ động xây dựng mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Theo đó, với diện tích 90ha trồng keo giấy...

Một ông nông dân Hậu Giang liều trồng nhãn Ido, cây thấp tè đã ra trái đặc sản, hễ bán là hết veo

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Tuấn, nông dân ngụ ấp Khánh Hội, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là một trong những...

Sâu chít, con động vật chưa chịu chuyển kiếp nằm trong thân cây, lôi ra là thành đặc sản Lào Cai

Con sâu chít là loại ấu trùng sống trong thân cây chít - đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Lào Cai. Thoạt nhìn, sâu chít có hình dáng giống nhộng tằm nhưng nhỏ và dài hơn. Theo kinh nghiệm của người...

Bảo vật quốc gia ở Bình Thuận là một cái linga Champa bằng vàng ròng sáng rực hiếm có khó tìm

 Đồng bào Chăm là một cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống rất lâu đời ở Bình Thuận. Trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang bản sắc riêng biệt, đặc sắc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Bình Thuận và đất nước. Mới đây, khi Linga vàng được công nhận là Bảo vật quốc gia lại càng làm...

Mới nhất

Họp tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao...

(MPI) - Nhằm chuẩn bị, hoàn thiện các nội dung trình Hội đồng thẩm định nhà nước, ngày 11/10/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra cuộc họp Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc -...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Thống đốc tỉnh Gunma, Nhật Bản

(MPI) - Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản đang ở thời điểm hết sức tốt đẹp mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư, trong đó có các doanh nghiệp của tỉnh Gunma; đồng thời cho biết, Việt Nam luôn coi trọng, đánh giá cao các doanh nghiệp Nhật Bản và...

Kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

(MPI) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 455/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp Tổ Công tác số 3 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. ...

Bắt giữ ô tô vận chuyển 12.000 con gà giống lậu ở Quảng Ninh

Ngày 13/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biên giới, tổ tuần tra kiểm soát của Đồn Biên phòng Quảng Đức (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) đã phát hiện, bắt giữ một đối tượng sử dụng ô tô vận chuyển trái phép...

Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay, nông - thủy sản phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Yên là...

Mới nhất