Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy trẻ không ăn hiếp người khác và không sợ người khác...

Dạy trẻ không ăn hiếp người khác và không sợ người khác ăn hiếp để tránh bạo lực học đường


Phải dạy trẻ không có tâm sân và tâm sợ mới dẹp tận gốc bạo lực học đường - Ảnh 1.

Tranh minh họa: DAD

Như Tuổi Trẻ Online thông tin: Ngày 8-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết đang củng cố hồ sơ, xử lý vụ cố ý gây thương tích giữa hai nữ sinh Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc (phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên).

Điều đáng nói là nữ sinh lớp 10 dùng dao đâm bạn trọng thương ngay giữa lớp học.

Đến khi nào chúng ta mới thôi không còn thấy những câu chuyện đau lòng về bạo lực học đường? Đâu là nguyên nhân của bạo lực học đường? Làm thế nào để phòng tránh bạo lực học đường từ gốc?

Nhằm góc thêm góc nhìn, dưới đây là chia sẻ của bạn đọc Lương Đình Khoa xung quanh vấn đề này.

Bạo lực học đường đến từ tâm sân và tâm sợ

Tôi có tham gia cộng đồng “Dạy con trong hạnh phúc” với gần 300.000 thành viên trên Facebook. Đây là không gian sinh hoạt dành cho các cha mẹ trao đổi, thảo luận về các vấn đề dạy con, với sự đồng hành của chính các cha mẹ, thầy cô giáo có kinh nghiệm và tâm huyết.

Tôi nhớ trong một buổi chia sẻ về dạy con cho các cha mẹ, thầy giáo Dương Quang Minh (Cần Thơ) – người sáng lập cộng đồng này – đã chỉ ra nguồn gốc của bạo lực học đường xuất phát từ tâm sân và tâm sợ.

“Tâm sân là xu hướng muốn tấn công người khác, còn tâm sợ sẽ tạo ra nạn nhân. 

Vậy nên bạo lực học đường tưởng như vấn đề của nhà trường cần giải quyết, nhưng sự thực đó chỉ là phần ngọn. Phần gốc cần xử lý vẫn là từ chính cách nuôi dạy con, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong các gia đình” – thầy Dương Quang Minh giải thích.

Theo thầy Minh, trong các tình huống ứng xử giữa cha mẹ và con cái, nếu không cẩn thận sẽ đẩy con vào một trong hai hướng: Các cháu sẽ trở thành kẻ tấn công người khác hoặc bị người khác tấn công.

Khi cha mẹ tạo ra sự chèn ép, áp đặt lên các con thì thường sẽ xuất hiện 2 nhóm phản ứng: Một nhóm bị dồn nén cảm xúc, tỏ vẻ ngoan ngoãn lắng nghe. Nếu chúng ta cứ lặp đi lặp lại chuyện này và muốn con mình là một đứa nhỏ phục tùng 100% thì nó sẽ trở thành một đứa cam chịu.

Nhóm còn lại sẽ có xu hướng bung ra, trút sự ấm ức lên đồ vật hoặc bạn bè trong lớp.

Có một thực tế là không ít cha mẹ mắc sai lầm trong việc nuôi dạy con, đó là khi thấy con sợ cái gì thì thường né nó ra một bên, không cho con tiếp xúc. Thành ra nỗi sợ của con vẫn còn nguyên, không được giải tỏa, vượt qua. Tâm sợ chỉ có thể được giải quyết bằng cách đối diện.

Cách hành xử thiếu tinh tế trong mỗi gia đình cũng là nguồn cơn khiến trẻ sinh ra cam chịu, sợ sệt trước cuộc sống. Ví dụ nếu ở nhà bố mẹ mắng vì con lười học, học dốt thì khi đến lớp, đám đông bạn bè xúm lại nói: “Mày là đồ học dốt, tao không chơi với mày”.

Đứa trẻ ấy đang bị bạo lực về tinh thần. Cháu sẽ không dám nói với cô giáo, bố mẹ vì tâm lý sợ mình học dốt, nói ra sẽ bị mắng nữa.

Tình trạng bạo lực tinh thần cứ kéo dài, đứa trẻ cứ cam chịu như vậy sẽ ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề. Như vậy nhìn lại thì sẽ thấy chính chúng ta dạy cho các cháu nhỏ sợ sệt và cam chịu như vậy bởi những lời nói, hành xử thiếu khéo léo, thiếu kiên nhẫn, thiếu bình tĩnh ngay trong gia đình.

Sợ cha, sợ mẹ cũng là nguyên nhân mà nhiều trẻ em bị xâm hại nhưng không chịu nói ra ngay khi gặp chuyện.

Cha mẹ phải là người đầu tiên không “ăn hiếp” con cái

Tôi có quen với một số tổng phụ trách và giáo viên làm công tác tham vấn học đường. Các thầy cô đều cho biết trong trường, những bạn bị tấn công thường hay là những bạn nhút nhát, thu mình, ít có bạn thân hay các đội nhóm. Vì nếu có nhiều, thì chắc chắn đã được bạn bè, đội nhóm đứng ra bảo vệ.

Cha mẹ cần nuôi dạy làm sao để con mình không có nhu cầu đi ăn hiếp ai cả và cháu cũng đủ vững mạnh bên trong để không ai ăn hiếp được mình.

Có những bé gái khi bị người khác xúc phạm mình đã nhìn thẳng vào mắt đối phương với sự nghiêm nghị, có sức mạnh bên trong khiến người nói xấu phải lúng túng, bối rối và lảng tránh. Còn nếu khi bị tấn công mà con chỉ cúi người nhìn xuống đất thì sẽ có khuynh hướng trở thành nạn nhân.

Nếu đã lỡ để con rơi vào tình trạng bị ức hiếp, bị trêu chọc trong lớp rồi, thì cha mẹ rất cần kết nối và lắng nghe con, để con nói ra hết những cảm xúc trong con.

Cha mẹ tuyệt đối không nên lớn tiếng đổ lỗi cho con: Tại sao không lên tiếng sớm, tại sao lại để bị bắt nạt? Làm như vậy chỉ càng tạo thêm nỗi sợ cho con, khiến con cảm thấy bị cô lập và lần sau chắc chắn sẽ không chia sẻ gì với cha mẹ.

Như vậy để có thể dạy con không muốn ăn hiếp ai và cũng không ai ăn hiếp được, thì việc đầu tiên cha mẹ cần phải thực hành là: Không biến chính mình thành người ăn hiếp con cái trong gia đình, không nên mang quyền làm cha mẹ ra để chèn ép con.

Tất cả các cha mẹ đều có niềm tin: Nếu con mình làm cái cháu muốn – thì cháu sẽ hạnh phúc. Thực tế cháu chỉ hạnh phúc khi nó được làm điều cháu muốn. Vậy nên cha mẹ rất cần để con được là chính con.

Điều nên dạy cho con là biết phân biệt đúng sai và biết sợ cái sai, thấy điều gì sai thì cần tránh xa, chứ không phải dạy để con trẻ phải sợ cha mẹ.

KIểm soát được cảm xúc sẽ không sinh ra bạo lực

Khi một người có hành vi lệch chuẩn, nghĩa là bên trong họ đang gặp bế tắc về cảm xúc. Hãy thử hình dung chúng ta 3 ngày không tắm đã thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu để cảm xúc bị tắc nghẽn trong thời gian dài mà chưa được “vệ sinh” thì rất nguy hiểm.

Những cảm xúc không tích cực bị ứ dồn ấy có thể dễ dàng bùng cháy bất cứ khi nào, tạo nên nhiều sự căng thẳng, mệt mỏi, tổn thương cho chính mình và những người xung quanh.

Đáng ngại hơn nữa, chúng có thể dẫn đến những hành vi hủy hoại sức khỏe, tính mạng của mình và người khác. Đó là lý do mỗi người cần được thực hành về trí tuệ cảm xúc (EQ).

Chỉ khi con người nhận diện, xử lý, kiểm soát được mọi cảm xúc của bản thân mới không sinh ra bạo lực, mà chỉ sinh ra trí tuệ và tình yêu thương để sống một cuộc đời tốt đẹp và bình yên hơn.

Thầy giáo Dương Quang Minh



Nguồn: https://tuoitre.vn/day-tre-khong-an-hiep-nguoi-khac-va-khong-so-nguoi-khac-an-hiep-de-tranh-bao-luc-hoc-duong-20241009104157993.htm

Cùng chủ đề

Nhiều món quà ý nghĩa đến với học sinh nghèo Thanh Hóa

Chiều 12/10, Quỹ Bảo trợ trẻ em thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa phối hợp với nhà tài trợ tổ chức Chương trình trao tặng học bổng và quà tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Nga Sơn.Tại xã Nga Thiện, đại diện lãnh đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em trao 10 suất học bổng và 200 chiếc ba lô đến học sinh thuộc hộ nghèo,...

Nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ

TPO - Cơ quan công an đang điều tra, làm rõ vụ việc một nữ sinh trên địa bàn huyện Nông Cống bị đánh hội đồng, dẫn đến bị đa chấn thương, phải nhập viện điều trị. Theo thông tin ban đầu, chiều 5/10, trên đường đi học về đến xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, L.V.G.N (16 tuổi, là học sinh lớp 11A6, Trường THPT Nông Cống 2) ở thôn Thanh Sơn, xã Trung Chính,...

Hà Nội chấn chỉnh việc cho học sinh dùng điện thoại trong trường

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Hiệu trưởng các trường trực thuộc, về việc nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại, các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

10 doanh nhân Việt giàu nhất sàn chứng khoán đang sở hữu bao nhiêu tài sản?

Những tập đoàn, doanh nghiệp mà các doanh nhân này điều hành cũng đều nằm top những đơn vị nộp thuế lớn nhất cả nước, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế.Khát vọng những doanh nhân giàu nhất sànVị trí top 1 tiếp tục thuộc về doanh nhân Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Vingroup (VIC), với...

Phú Đức giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2024

Nguyên Phú sau đó đã nhanh chóng bấm chuông trả lời đúng câu hỏi về "IUU fishing" - đánh bắt cá trái phép và giành được 30 điểm. Từ đó, nâng tổng số điểm Phú dành được là 215 điểm. Không khí trường quay đang rất sôi động, khi Nguyên Phú đang cách Phú Đức - thí sinh tạm dẫn đầu 20 điểm....

Chủ tịch DNSE giải mã chuyện GDP cao ‘bất ngờ’ nhưng VN-Index vẫn khó vượt 1.300

Mức tăng trưởng kinh tế rất cao trong quý 3 và 9 tháng đầu năm nay, công lớn nhờ xuất khẩu, FDI. Một số nhóm cổ phiếu xuất khẩu đã có định giá tốt. Nếu rổ hàng hóa có nhiều các cổ phiếu từ doanh nghiệp FDI, tôi nghĩ điểm số vừa qua có thể sẽ khác.Nhìn sang Mỹ, thị trường có nhiều...

Văn Quyết giã từ đội tuyển Việt Nam: Chia tay một tài năng bóng đá

Đúng thời điểm người hâm mộ Việt Nam đặt kỳ vọng, tiền đạo Nguyễn Văn Quyết đã bất ngờ nói lời chia tay đội tuyển Việt Nam sau trận giao hữu hòa Ấn Độ 1-1 tối 12-10. Văn Quyết ở trận đấu cuối cùng khoác áo đội tuyển Việt Nam trong trận gặp Ấn Độ - Ảnh: HOÀNG TÙNG FIFA Days tháng 10 là lần đầu tiên Văn Quyết lên khoác áo đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang Sik. Tất...

Thầy giáo một tay thành tiến sĩ ở tuổi 68

Tôi có được ngày hôm nay tất cả là nhờ ơn của thầy Nhuận. Ngoài là thầy, tôi luôn xem thầy là ân nhân của đời mình vì đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo, khuyên nhủ tận tình. Ngày nhà tôi bắt tôi đi lấy chồng, tôi lo lắm vì ước mơ của tôi là được tiếp tục đi học. Lúc...

Bài đọc nhiều

Sau 3 năm cấm dạy thêm, Bộ GD Trung Quốc: ‘Tiếp tục siết chặt tránh biến tướng’

Tại cuộc họp ngày cuối tháng 9 vừa qua, với chủ đề Thúc đẩy phát triển chất lượng cao do Văn phòng Báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc tổ chức, đại diện Bộ Giáo dục nước này cho biết, kết quả sau 3 năm thực hiện chính sách "giảm kép" khả quan.  "Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy thêm tránh biến tướng xảy ra", ông Vương Gia Nghị - Thứ...

Sau vụ suất ăn Đại học Bách khoa Hà Nội “có vấn đề”, Bộ GDĐT chỉ đạo nóng

Bộ GDĐT vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và vệ sinh, an toàn thực phẩm cho sinh viên.Theo đó, Bộ...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Xây dựng Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành cơ sở giáo dục có uy tín cao trong khu vực và thế giới

Sáng 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới. Cùng dự lễ khai giảng có Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo một số Bộ...

Cùng chuyên mục

Nhà trường nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học?

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép. Trước Hà Nội, một số địa phương trên cả nước cũng đã ban hành quy định cấm học sinh sử...

Lương giáo viên hiện nay rất cao; đề xuất chi 9.200 tỷ miễn học phí cho con nhà giáo

TPO - Đề xuất bốc thăm chọn môn thi thứ ba; Đề xuất chi 9.200 tỷ miễn học phí cho con nhà giáo; 582 người đạt tiêu chuẩn xét giáo sư, phó giáo sư 2024;... là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua. Đề xuất chi 9.200 tỷ miễn học phí cho con nhà giáo: Đại diện Bộ GD&ĐT nói gì? Giáo viên, quản lý trường học cho rằng, đề xuất miễn học...

Sáng nay diễn ra chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

4 thí sinh góp mặt tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 gồm: Trần Trung Kiên (học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên) nhất Quý 1 với 235 điểm; Nguyễn Quốc Nhật Minh (học sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) nhất Quý 2 với 250 điểm; Võ Quang Phú Đức (học...

Hàng chục học sinh khóc như mưa khi biết tin thầy giáo chuyển trường

Mới đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoạn clip xúc động ghi lại cảnh hàng chục học sinh khóc nức nở khi biết tin thầy giáo của mình chuyển trường về thành phố sau 13 năm gắn bó. Thầy giáo trong clip là thầy Nguyễn Ngọc Duy (38 tuổi), giáo viên Trường Phổ thông DTBT Tiểu học và THCS Sơn Liên (huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi). Thầy Duy sẽ chính thức chuyển công tác về Trường...

Mới nhất

Hé lộ thông tin đầu tiên về Redmi Note 14 Pro 4G

Hiện Redmi Note 14 series bao gồm 3 model Note 14 5G, Note 14 Pro 5G và Note 14 Pro Plus 5G. Và dường như, Xiaomi sẽ bổ sung thành viên thứ 4 Note 14 Pro 4G cho thị trường toàn cầu. Thông tin này xuất phát từ một báo cáo từ XiaomiTime. Theo đó, Redmi Note 14 Pro...

Những nẻo đường thu sang

Những nẻo đường thu sang luôn mê hoặc lữ khách tới nhiều vùng đất mà ở đó cây lá chuyển sắc vàng quyện cùng màu nắng như rót mật. Nhưng có một vùng đất xa xôi nơi đất trời biên viễn, thu sang là mùa hoa lau nở khoác lên núi đồi một màu trắng muốt như chiếc áo...

10 doanh nhân Việt giàu nhất sàn chứng khoán đang sở hữu bao nhiêu tài sản?

Những tập đoàn, doanh nghiệp mà các doanh nhân này điều hành cũng đều nằm top những đơn vị nộp thuế lớn nhất cả nước, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế.Khát vọng những doanh nhân giàu...

Đội ngũ doanh nhân – Lực lượng quan trọng trong xây dựng đất nước hùng cường

Thực hiện đường lối đổi mới kể từ năm 1986 đến nay, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần...

Mới nhất

Cơn đau đầu thoáng qua?