Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNgười gieo chữ trên mây

Người gieo chữ trên mây


Nguyễn Văn Dành (sinh năm 1976) là thầy giáo đã gắn bó 20 năm tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú – Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Ngà, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tinh Lai Châu. Thầy là một trong rất nhiều thầy cô giáo miền xuôi sẵn lòng mang thanh xuân, nhiệt huyết của mình đi “gieo chữ trên mây”, đem ánh sáng tri thức đến nơi rẻo cao.

Người gieo chữ trên mây- Ảnh 1.

Ảnh chụp năm 2016 tại một điểm học trong bản

Ý chí của thầy giáo trẻ

Sinh ra và lớn lên tại Hoà Bình, sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Giáo dục tiểu học, thầy Nguyễn Văn Dành đã trở thành giáo viên tại địa phương. Trong suốt một năm làm việc tại quê nhà thầy vẫn luôn đau đáu muốn làm một điều gì đó thật ý nghĩa. Được gia đình ủng hộ, động viên, các thầy cô đi trước truyền cảm hứng, thầy Dành đã quyết định nộp đơn lên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu. Tháng 10.2004, thầy Dành có quyết định điều động đến nhận công tác tại điểm trường số 2 Tà Tổng (nay là Nậm Ngà), xã Tà Tổng, huyện Mường Tè.

Mặc dù đã chuẩn bị trước tinh thần nhưng thầy Dành vẫn cảm thấy “choáng ngợp” trước vất vả, khó khăn trăm bề nơi đây. Ngày ấy, từ cầu Pô Lếch, thầy Dành phải tiếp tục đi bộ vào điểm trường chính. Đường đi nhỏ hẹp, khi thì dốc lên dốc xuống khi thì trơn trượt, vô cùng nguy hiểm. Người dân ở đây thường gọi đó là “đường trâu bò đi”. Đi từ sáng nhưng tới 17 giờ mới tới Tà Tổng 1. Suốt chặng đường đi thầy Dành được thầy Vũ Đình Vang (quê Hải Dương) là hiệu phó lúc bấy giờ dẫn đường, động viên chia sẻ. Nghỉ chân ở Tà Tổng 1, thầy Vang hướng dẫn chuẩn bị đồ ăn thức uống để vào Tà Tổng 2. Đường đi chặng đầu đã khó chặng sau còn khó hơn. Ba lô đang dùng phải thay bằng ba lô bộ đội để đảm bảo độ chắc chắn, tiện dụng. Đoạn đường ngày hai ngắn hơn nhưng khi phải đi mà như bò, phải leo dốc, phải gồng cả người để bấu víu vào bất cứ điểm nào có thể, vì vậy mãi chập tối mới đến nơi.

Người gieo chữ trên mây- Ảnh 2.

Trường năm 2016

Bữa tối hôm ấy với thầy Dành là bữa tối mà cả đời này có lẽ thầy sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, thầy Dành ăn cơm cùng các thầy tại Tà Tổng 2, ai cũng ấm áp chân tình. Các thầy vừa nhìn thầy Dành vừa thương, vừa lo lắng, sợ thầy còn trẻ vậy không biết có ở lại được nơi đây không? Có thầy hỏi: “Ở đây cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chỉ có vách gỗ, vách nứa ghép tạm thế này, sóng điện thoại không có, bất đồng ngôn ngữ và vô vàn khó khăn khác, thầy có ở nổi không?”.

“Bây giờ nghĩ lại bỏ về thì có xứng là nam nhi không? Tại sao các thầy ở đây có thể gắn bó nhiều năm như vậy mà mình lại không?”… Thầy Dành cứ trăn trở như vậy, quyết tâm bằng mọi giá bản thân phải làm được, không thể để phụ lòng tin tưởng của các thầy cô đã dìu dắt, gia đình đã động viên.

Những lúc nhớ nhà nhất là ngày lễ tết, người cứng cỏi thường hay cười như thầy cũng phải rơm rớm nước mắt. Tháng đầu xa nhà, thư ngày nào cũng viết nhưng nhiều khi không thể gửi vì không có người đi ra xã. Điện báo từ ngoài vào có bận một tháng mới tới nơi. Không biết bao lần thầy Dành phải tự động viên mình kiên gan bền chí. Thấy các em nhỏ bé xíu vượt bao đèo bao suối đến lớp vẫn cười tươi, thấy các đồng nghiệp kiên nhẫn từng chút một chỉ bảo học sinh dù bất đồng ngôn ngữ, thầy Dành lại nâng cao quyết tâm gắn bó bám bản bám trường.

Gieo chữ trên mây

Thầy Dành khi mới lên Tà Tổng chưa biết tiếng dân tộc nên 6 năm đầu thầy làm việc tại điểm trường chính. Sau đó lần lượt thầy đi điểm bản Pa Khà, U Na và đến năm 2023 thầy tiếp tục công tác tại Nậm Ngà.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú – Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Ngà có học sinh đều là con em của đồng bào Mông và Hà Nhì ở các bản Nậm Ngà, U Na, Tia Ma Mủ, Pà Khá, Nậm Dính, Xế Ma, Cao Chải. Những năm đầu, thầy Dành công tác tại đây, trường học chủ yếu là vách nứa, vách củi, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vì chưa có điện. Nhiều năm trời cả thầy trò đều vất vả “đánh vật” với nắng gió để mang “cái chữ” rọi đường tương lai.

Người gieo chữ trên mây- Ảnh 3.

Trung thu năm 2023

Điểm trường trung tâm Nậm Ngà năm 2010 bắt đầu có đường vào tận nơi, năm 2016 có điện. Các thầy cô không phải dùng máy phát điện chạy tua bin cắm ở các con suối nữa, cuộc sống của cả thầy và trò dần được cải thiện. Năm 2018, hình ảnh thầy trò trường Nậm Ngà khai giảng bên bờ suối trên báo chí được cộng đồng mạng chia sẻ từng khiến không ít người ngậm ngùi, xót xa. Ở những điểm trường lẻ thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú – Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Ngà, rất nhiều em học sinh vẫn phải học trong những phòng học tạm.

Năm 2020 các em học sinh tại điểm trường chính đã có khu bán trú khang trang do được nhà nước, chính quyền tạo điều kiện, các nhà hảo tâm, đơn vị tài trợ chung tay.

Các thầy cô giáo nơi đây tâm niệm học sinh đã vượt cả hàng chục km đến với mình, đồng bào tin tưởng mình, là người giáo viên phải hết lòng cống hiến để không cảm thấy hổ thẹn với nghề. Thầy Dành cũng như bao thầy cô đang ngày đêm miệt mài gieo những con chữ trên núi cao cầm phấn, tối chăm lo từ bữa ăn đến tắm giặt cho các em. Các thầy cô vừa làm mẹ, vừa làm cha, vừa làm thầy không nề hà bất cứ việc gì.

Thương các em bữa cơm trắng, mèn mén không ấm bụng, các thầy kết hợp với các đơn vị tình nguyện cải thiện bữa ăn cho các em. Những luống rau xanh, những đàn lợn đàn gà được thầy trò cùng nhau chăm bẵm nuôi ước mơ tương lai ngày một tốt hơn.

Chữ trên mây sẽ hóa cầu vồng

20 năm gắn bó tại Nậm Ngà, thầy Dành đã chứng kiến sự đổi thay của mảnh đất nơi đây, sự trưởng thành của từng lứa học sinh. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, của Sở Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô đi trước mà con đường mang cái chữ tới từng điểm bản xa xôi được tiếp thêm động lực. Thầy Dành nói bản thân thầy thấy mình thật nhỏ bé, thầy cũng giống như các thầy cô giáo khác, những việc thầy làm là lương tâm nghề nghiệp mình phải có. Con đường thầy đi cũng không phải thầy đi một mình mà được sự ủng hộ của biết bao người từ các cấp chính quyền tới các đơn vị xã hội, bà con.

Người gieo chữ trên mây- Ảnh 4.

Thầy Dành – bìa phải

Người dân bản họ có cái chữ, học rồi dần dần sẽ bớt những hủ tục lạc hậu. Cuộc sống sẽ không chỉ quanh con suối, nương rẫy mà có thể đi xa hơn, vươn tới những vùng đất mới. Giờ đây đã có biết bao học sinh từ mái trường Nậm Ngà là sinh viên, là cán bộ, là giáo viên… Chính họ đang từng ngày đem lại sự thay đổi đầy hy vọng cho mảnh đất này.

Người gieo chữ trên mây- Ảnh 5.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nguoi-gieo-chu-tren-may-185241011143940896.htm

Cùng chủ đề

Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam: Doanh nhân đóng vai trò nòng cốt

(VTC News) - Với sức mạnh nội tại, đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp là lực lượng quan trọng, góp phần thúc đẩy Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới. Mới đây, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khóa XIII đã thống nhất khẳng định Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với mục tiêu tới năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập...

Tháp cổ hơn nghìn tuổi ở Quảng Nam, dáng vẻ huyền bí, kiến trúc hiếm có khó tìm

Tháp cổ Bằng An hơn 1.000 năm tuổi là tháp Chăm có kiến trúc hình bát giác độc đáo, hoàn toàn không giống bất cứ ngôi tháp nào còn tồn tại cho đến ngày nay tại Việt Nam. Tháp Bằng An tọa lạc tại phường Điện An (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), cách Hội An 14km và cách TP Đà Nẵng khoảng 27km. Theo các nhà nghiên cứu, tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ X, được dùng...

Nữ CEO và khát vọng hàng không chung ‘sử dụng cả bầu trời’

Bầu trời cũng quý giá như rừng vàng, biển bạc. Đây là lý do khiến CEO Hồ Thanh Hương “xuống tiền” mua lại Bluesky Airways khi hãng bay này bị khai tử, để hướng đến một ngách thị trường đầy tiềm năng: Hàng không chung. Doanh nhân Hồ Thanh Hương. Ảnh: Bluesky Airways Chúng ta mới chỉ sử dụng một góc của bầu trời Nói đến hàng không, nhiều người thường nghĩ đó là vận tải hàng không công cộng (hành khách,...

Mục tiêu xuất khẩu dệt may đạt 44 tỷ USD năm 2024 hoàn toàn khả thi?

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may tháng 9/2024 tăng 15,8% so với tháng 9/2023, đạt gần 2,98 tỷ USD. Tính chung cả 9 tháng đầu năm 2024 kim ngạch đạt trên 27,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với 9 tháng đầu năm 2023. Việt Nam hiện xuất khẩu hàng dệt may sang 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tận hưởng mùa thu cùng phong thái sang chảnh đặc trưng của set đồng bộ

Không phải ngẫu nhiên mà tiết trời mùa lạnh cuối năm lại trở thành bối cảnh lý tưởng...

Những doanh nhân yêu nước ‘đời đầu’

Ngày 13.10.2024 là tròn 20 năm chính thức có ngày Doanh nhân Việt Nam. Nhưng từ đầu thế kỷ 20, nước ta đã có những nhà tư sản dân tộc với tư duy kinh doanh nhạy bén và luôn một lòng vì dân tộc, đã hiến tặng cả cuộc đời và sản nghiệp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước. Ông bà Trịnh Văn Bô - "bà đỡ" tài chính cho chính quyền Cách mạng Nhà tư sản cách mạng...

Bài đọc nhiều

Ký ức Hà Nội qua di sản kiến trúc thời bao cấp

Chiều 11/10, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Hà Nội thời bao cấp: Ký ức qua di sản kiến trúc” với sự góp mặt của nhiều diễn giả trong lĩnh vực kiến trúc, văn hoá. Theo đánh giá của các chuyên gia, Hà Nội là một trong số...

Trao giải Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024

Sáng 11/10, tại Hà Nội, trong không khí chúc mừng kỉ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam đã diễn ra Chương trình trao giải Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Apple bị cấm bán iPhone 16, Samsung xin lỗi

Apple bị cấm bán iPhone 16 tại Indonesia iPhone 16 của Apple bị cấm bán tại Indonesia do các vấn đề liên quan đến cam kết đầu tư và giấy chứng nhận tỷ lệ nội địa hóa. Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita xác nhận, iPhone 16 bị cấm bán ở nước này cho đến khi Apple thực hiện các cam kết đầu tư và gia hạn giấy chứng nhận tỷ lệ nội địa hoá - TKDN. Trả lời...

Chuyển đổi số và AI sẽ là động lực phát triển mới của doanh nghiệp Việt Nam

Chiều ngày 11/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Tại buổi gặp mặt, trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Nhiều món quà ý nghĩa đến với học sinh nghèo Thanh Hóa

Chiều 12/10, Quỹ Bảo trợ trẻ em thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa phối hợp với nhà tài trợ tổ chức Chương trình trao tặng học bổng và quà tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Nga Sơn.Tại xã Nga Thiện, đại diện lãnh đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em trao 10 suất học bổng và 200 chiếc ba lô đến học sinh thuộc hộ nghèo,...

Khai hội chùa Keo mùa Thu năm 2024

Tối 12/10 (tức ngày 10/9 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, lễ hội chùa Keo mùa Thu năm 2024 đã chính thức khai mạc. Lễ hội chùa Keo mùa Thu năm nay diễn ra...

Dáng vẻ huyền bí, kiến trúc hiếm có của tháp cổ hơn nghìn tuổi ở Quảng Nam

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình. Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế...

Tâm sự của những ông bố có 2 con gái

Các ông bố thực sự nghĩ gì khi sinh hai con gái? Chia sẻ trên trang Sohu, Ông Vương, sống tại Trung Quốc cho biết: “Khi nhìn thấy con trai của người khác,...

Mới nhất

Nhiều món quà ý nghĩa đến với học sinh nghèo Thanh Hóa

Chiều 12/10, Quỹ Bảo trợ trẻ em thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa phối hợp với nhà tài trợ tổ chức Chương trình trao tặng học bổng và quà tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Nga Sơn.Tại xã Nga Thiện, đại diện lãnh đạo Quỹ...

Khai hội chùa Keo mùa Thu năm 2024

Tối 12/10 (tức ngày 10/9 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, lễ hội chùa Keo...

Bisoprolol là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng Bisoprolol đúng cách

Bisoprolol là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị chứng tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Muốn biết Bisoprolol có những tác dụng gì và cách sử...

Quà thu Hà Nội

Thu đã chạm phố Hà Nội với nắng vàng rót mật, heo may nồng nàn hương hoa cỏ cây dâng tràn bao cảm xúc yêu thương. Mùa đi ngang phố mang đến những thức quà thơm thảo của Hà Nội. Hãy cùng chia sẻ những thức quà thu Hà Nội qua chùm ảnh của nhiếp ảnh gia Vũ Minh Quân. Ở...

Nữ Giám đốc HTX đại điền mong quy hoạch đất đai rõ ràng

Chị Trần Thị Lanh là Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh nông sản Quang Lanh ở xã Bình Minh (huyện Kiến Xương, Thái Bình). HTX...

Mới nhất

Quà thu Hà Nội

Đêm Tây Đô !