Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi'

‘Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi’


Có phần không đồng tình với đề xuất Bộ GD&ĐT đưa ra, cô Nguyễn Thị Hoài An, giáo viên một trường THCS tư thục ở Cầu Giấy, Hà Nội băn khoăn vì sao cứ phải đưa ra lý do sợ học sinh học tủ, học lệch để không cố định môn thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thật ra chương trình học hiện nay quá nặng, không cần thiết, áp lực phải đạt (chứ chưa phải giỏi) tất cả các môn, khiến nhiều học sinh căng thẳng và sợ thi cử.

Học lệch, tại sao không?

“Phần lớn học sinh xưa nay có tư duy đối phó, học là phải thi, còn không thi thì sẽ không học. Đây mới là nguyên nhân sâu xa nhất của việc học lệch, học tủ”, cô An nói.

Nhiều người đồng tình với quan điểm học sinh không nhất thiết phải giỏi đều các môn. (Ảnh minh hoạ)

Nhiều người đồng tình với quan điểm học sinh không nhất thiết phải giỏi đều các môn. (Ảnh minh hoạ)

Có kinh nghiệm hơn 11 năm học ở Pháp từ bậc THCS, THPT đến hết đại học, cô An cho biết, hệ thống giáo dục ở Pháp định hướng phân luồng mạnh mẽ khi chuyển từ THCS lên THPT. Học sinh sẽ được chọn học theo các seri khác nhau phù hợp với khả năng của bản thân. Dĩ nhiên sẽ có các kỳ thi khác nhau tùy theo seri học sinh đăng kí, tất cả đều được lên lớp, đi học theo lựa chọn, không có chuyện môn thi kiểu đồng phục như ở Việt Nam.

Không chỉ ở Pháp mà hầu hết các nước châu Âu đều đang áp dụng cách học, cách thi cử này, coi học sinh là trung tâm, cho các em quyền lựa chọn phù hợp với bản thân.

Các nhà hoạch định giáo dục cần hiểu rõ rằng: “Học sinh không phải siêu nhân, không ai có thể học giỏi được tất cả các môn, giỏi một môn cũng là giỏi, dù bất kể môn đó có là gì đều được nhà trường, thầy cô coi trọng và khuyến khích theo đuổi”.

Với kinh nghiệm 6 năm dạy học ở Việt Nam, cô An nhận thấy, dù ở trường công lập hay tư thục, học sinh vẫn đang có tâm thế học để vượt qua kỳ thi và quên đi những đam mê thực sự phù hợp với bản thân. Các em biến thành thợ cày chính hiệu, học từ 7h sáng đến 10h đêm với đủ các lớp học thêm, học chính. 

“Một sự thật cay đắng rằng, hằng đẳng thức đáng nhớ ở bậc phổ thông không giúp một nhà thiết kế thời trang, hay bác sĩ giỏi hơn khi đi làm. Ở bậc phổ thông, bạn có giỏi tính toán tới đâu thì lên đại học, ra đời đi làm sẽ không được áp dụng”, nữ giáo viên thẳng thắn. Mỗi ngành thì cũng chỉ áp dụng và phát triển tiếp được vài môn, thế lúc đó có phải là học lệch không? Và nếu đó là bậc đại học học lệch, thì tại sao lại sợ học sinh phổ thông học lệch.

Việc người Việt vẫn giữ quan niệm Toán, Lý, Hóa hay Toán, Văn, Anh là những môn học chính trong chương trình giáo dục phổ thông như hiện nay là có phần lệch lạc. Chính quan niệm đó dẫn đến thực trạng học sinh phổ thông hay coi thường các môn học khác, coi đó chỉ làm môn phụ, dù thực tế chúng cũng quan trọng không kém như Đạo đức, Văn học, Thể dục.

Điều đó vô tình gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các môn học, các giáo viên bộ môn, đồng thời làm phát sinh một số lượng không nhỏ những giáo viên luyện thi – mầm mống của nhiều tiêu cực trong giáo dục.

“Tôi cho rằng, cần cải cách mạnh mẽ nền giáo dục, sao cho giảm lượng kiến thức giải Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh cho học sinh phổ thông. Thay vào đó, chúng ta cần tăng khả năng ứng dụng thực tế, thực hành, đồng thời tăng lượng kiến thức về xã hội cho các em”, cô đề xuất.

Chuyện tổ chức thi lớp 10, thi đại học cũng vậy, nên nghiên cứu lại cách ra đề, bởi hiện nay học sinh ở bậc phổ thông vẫn chủ yếu đầu tư cho Toán, Văn, Anh nhằm mục đích đạt điểm thi cao, chứ không phải xuất phát từ niềm yêu thích, đam mê.

Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Hệ thống trường quốc tế Á Châu (TP.HCM) cho rằng, áp lực học lệch đôi khi đến từ phụ huynh. “Tâm lý so sánh ‘con nhà người ta’ khiến nhiều phụ huynh tạo áp lực cho chính con mình, muốn con mình phải giỏi tất cả các môn mà không biết khả năng của con mình là gì”, ông nói.

Theo ông Tư, nhiều phụ huynh thấy “con nhà người ta” được 10 điểm môn Toán trong khi con mình 7-8 điểm là lại càm ràm, mà không để ý rằng con được điểm 10 môn Âm nhạc, môn Cong nghệ, Khoa học. 

“Vì thế, cha mẹ cho con đi học thêm đến 21-22h đêm để đạt được mong muốn đó, mà không hề biết rằng mỗi đứa trẻ có thế mạnh nhất định. Nhìn ra điểm mạnh của con, khai thác cá tính, tạo điều kiện cho con phát triển thế mạnh là điều còn thiếu ở phụ huynh”, ông Tư nhấn mạnh.

Giỏi một môn cũng là giỏi

Nếu Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT quy định về điểm trung bình học các môn để lấy căn cứ xếp loại học lực học sinh trong học kỳ và cả năm, thì ở Thông tư 22 năm 2024, quy định này đã không còn. Điểm trung bình học kỳ và năm học chỉ được tính của riêng cho từng môn học.

Thay vì xếp loại học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như Thông tư 58, thì Thông tư 22 đánh giá sự phát triển năng lực của người học theo yêu cầu cần đạt của chương trình, nên đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức “tốt, khá, đạt, chưa đạt”.

'Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi' - 2

Giải thích về việc này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT từng cho biết, quy định này thể hiện quan điểm coi các môn học công bằng như nhau, không có môn nào là môn chính hay môn phụ, không phải cứ giỏi Toán, Văn mới là học sinh giỏi.

Thông tư 22 cũng bỏ việc tính một điểm số trung bình chung cho tất cả các môn như quy định hiện hành, do đó sẽ không có tình trạng môn học này có thể gánh điểm cho môn học kia để dẫn đến học lệch.

Việc các môn học được coi trọng như nhau cũng giúp học sinh có thể thỏa sức phát huy hết khả năng của mình ở môn học mà các em có năng khiếu, theo sở thích riêng và được nhìn nhận, đánh giá công bằng.

Từ đó, khi chuyển từ bậc THCS lên THPT, tính phân hoá, hướng nghiệp cao hơn, học sinh sẽ có thiên hướng học nhiều hơn, tốt hơn ở các môn phù hợp với tố chất và định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Điều này thể hiện đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo dục hướng tới cá nhân hóa, để các em có thể phát huy hết năng lực của mình ở mọi lĩnh vực và được đánh giá công bằng như nhau.

Qua đó có thể thấy, ngay trong cách đánh giá, xếp loại học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã áp dụng quy chuẩn đánh giá xếp loại mới để học sinh phát huy hết khả năng cá nhân, giỏi một môn cũng được coi là giỏi, không nhất thiết chỉ chăm chăm các môn chính như trước đây. Liệu quy định này có thiếu đồng nhất với phát ngôn của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng mới đây khi lo ngại học sinh sẽ học lệch nếu quy định môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học tới, nên đưa ra phương án bốc thăm.

Minh Khôi



Nguồn: https://vtcnews.vn/hoc-sinh-chi-can-gioi-the-duc-cung-la-gioi-ar900874.html

Cùng chủ đề

Tuyển sinh lớp 10: TP.HCM muốn được chủ động chọn môn thi thứ ba

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi vào lớp 10. Chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi năm tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến các Sở về dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển...

Bốc thăm môn thứ 3 vào lớp 10: Gia tăng tình trạng học thêm, dạy thêm?

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xin ý kiến các địa phương về dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT.Theo đề xuất của Bộ, kỳ thi vào lớp 10 tại các tỉnh thành sẽ thi 3 môn gồm toán, ngữ văn và một môn do Sở GD&ĐT tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn học còn lại thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới.Môn thi được bốc thăm công...

Bộ GD-ĐT tính chấm dứt việc mỗi địa phương một kiểu quy định thi vào lớp 10

Quy định về môn thi tuyển sinh vào lớp 10 trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế thông tư hiện hành. Nội dung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đang được gửi các sở giáo dục và đào tạo lấy ý kiến rộng rãi.Thi hoặc xét...

Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 năm 2025

Nội dung trên nằm trong dự thảo thông tư Quy chế tuyển sinh THCS và THPT mới, đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến.Quan điểm của bạn về việc bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10?Theo đó, Bộ đưa ra hai phương án tuyển sinh vào lớp 10: Xét tuyển hoặc thi tuyển. Nếu xét tuyển, các địa phương căn cứ vào học bạ THCS. Trường hợp thi tuyển, kỳ thi diễn ra với ba môn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kẻ thách thức nhà vô địch bị đấm lệch hàm, gục ngã sau 3 phút

Tâm điểm sự kiện vô địch quyền Anh hạng nặng là cuộc tái đấu giữa nhà vô địch Fabio Wardley và kẻ thách thức Frazer Clarke. Ở trận đấu hồi tháng 3, Frazer Clarke dù thi đấu nỗ lực, nhưng không thể tạo bất ngờ trước Wardley. Trận đấu kết thúc với kết quả hòa, sau quyết định đồng thuận của các trọng tài.Cả hai hẹn tái đấu tại sự kiện tranh đai rạng sáng 13/10, diễn ra...

Xác định 8 đội bóng vào tứ kết cúp C1 nữ châu Á 2024/2025

Trên sân nhà, TP.HCM tiếp đón Urawa Red Diamonds khi cả 2 đội đều chắc chắn vượt qua vòng đấu bảng. Có được tâm lý thoải mái, các học trò của HLV Đoàn Thị Kim Chi thi đấu sòng phẳng với ứng viên vô địch của giải. Dù bị đối thủ ép sân, TP.HCM vẫn bình tĩnh phòng ngự và tung ra nhiều pha phản công đáng chú ý.Dù vậy, sự sắc sảo là điều làm nên khác...

Văn Quyết từ giã đội tuyển Việt Nam: ‘Thể trạng không còn đáp ứng’

"Tôi muốn tham dự thêm giải đấu lớn cùng tinh thần và quyết tâm. Nhưng giờ thể trạng tôi không tốt nữa rồi, không đáp ứng được", Văn Quyết giải thích quyết định chia tay đội tuyển Việt Nam.Tiền đạo của Hà Nội vừa trở lại đội tuyển quốc gia sau 1 năm vắng mặt. Anh chơi tốt sau khi vào sân ở hiệp 2 trận gặp Ấn Độ. Tuy nhiên, Văn Quyết khiến người hâm mộ bất...

Quế Ngọc Hải mắc lỗi, HLV Kim Sang-sik ‘sẽ nói chuyện thêm’

Tối 12/10, đội tuyển Việt Nam có trận hòa 1-1 với Ấn Độ trên SVĐ Thiên Trường. Đây là kết quả đáng tiếc với người hâm mộ Việt Nam, bởi đội tuyển Việt Nam đã có thể dẫn 2-0 sau hiệp 1, nếu Quế Ngọc Hải không bỏ lỡ quả penalty.Sang hiệp 2, đội trưởng tuyển Việt Nam mắc thêm một sai lầm khi không theo sát Farukh Haji từ đường chuyền dài của đối phương. Cầu thủ...

Bài toán khiến ‘94% người Mỹ bó tay’ nhưng lại quá dễ với học sinh Việt

SAT là bài thi phổ sát hạch học sinh, sinh viên trong các kỳ thi tuyển sinh vào hệ đại học, cao đẳng tại Mỹ. Ngày nay nhiều học sinh Việt Nam đã sử dụng kết quả của bài thi này để đi du học hoặc xét tuyển vào các trường trong nước.Trước khi tham gia kỳ thi, học sinh Việt Nam thường có thói quen tìm kiếm các đề thi trước đó để thử sức. Có một...

Bài đọc nhiều

Sau 3 năm cấm dạy thêm, Bộ GD Trung Quốc: ‘Tiếp tục siết chặt tránh biến tướng’

Tại cuộc họp ngày cuối tháng 9 vừa qua, với chủ đề Thúc đẩy phát triển chất lượng cao do Văn phòng Báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc tổ chức, đại diện Bộ Giáo dục nước này cho biết, kết quả sau 3 năm thực hiện chính sách "giảm kép" khả quan.  "Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy thêm tránh biến tướng xảy ra", ông Vương Gia Nghị - Thứ...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Sau vụ suất ăn Đại học Bách khoa Hà Nội “có vấn đề”, Bộ GDĐT chỉ đạo nóng

Bộ GDĐT vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và vệ sinh, an toàn thực phẩm cho sinh viên.Theo đó, Bộ...

Cùng chuyên mục

Sáng nay diễn ra chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

4 thí sinh góp mặt tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 gồm: Trần Trung Kiên (học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên) nhất Quý 1 với 235 điểm; Nguyễn Quốc Nhật Minh (học sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) nhất Quý 2 với 250 điểm; Võ Quang Phú Đức (học...

Hàng chục học sinh khóc như mưa khi biết tin thầy giáo chuyển trường

Mới đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoạn clip xúc động ghi lại cảnh hàng chục học sinh khóc nức nở khi biết tin thầy giáo của mình chuyển trường về thành phố sau 13 năm gắn bó. Thầy giáo trong clip là thầy Nguyễn Ngọc Duy (38 tuổi), giáo viên Trường Phổ thông DTBT Tiểu học và THCS Sơn Liên (huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi). Thầy Duy sẽ chính thức chuyển công tác về Trường...

Thầy giáo một tay thành tiến sĩ ở tuổi 68

Tôi có được ngày hôm nay tất cả là nhờ ơn của thầy Nhuận. Ngoài là thầy, tôi luôn xem thầy là ân nhân của đời mình vì đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo, khuyên nhủ tận tình. Ngày nhà tôi bắt tôi đi lấy chồng, tôi lo lắm vì ước mơ của tôi là được tiếp tục đi học. Lúc...

Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh

Ngày 12/10, gần 150 học sinh của Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Chư Păh đã được nghe tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thống. ...

Mới nhất

Bạc trong nước và thế giới duy trì đà tăng

Giá bạc hôm nay tiếp tục nối đà tăng. Giá bạc được niêm yết ở mức 942.000 đồng/lượng mua vào và 968.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn ở mức 944.000 đồng/lượng mua vào và 970.000 đồng/lượng bán ra. Giá bạc...

Huỳnh Như tạm chia tay 3 ngoại binh và HLV trưởng của đội nữ TPHCM

(Dân trí) - Sau vòng bảng AFC Women's Champions League (giải vô địch các CLB nữ châu Á) 2024-2025, Huỳnh Như sẽ tạm chia tay 3 ngoại binh người Mỹ và HLV Nguyễn Hồng Phẩm của CLB nữ TPHCM.   Bản thân tiền đạo Huỳnh Như cũng chưa chắc chắn tham dự vòng tứ kết của AFC Women's Champions League 2024-2025. Hợp đồng...

Mới nhất