Trang chủNewsThế giớiMối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng Nguyên thủ các nước SNG. Sự kiện được báo chí các nước khu vực và phương Tây rất quan tâm, theo dõi và đánh giá về vai trò của SNG và Nga trong không gian hậu Xô Viết hiện nay.

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên
Lãnh đạo các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tại Hội nghị Moscow, ngày 8/10. (Nguồn: News Centre Asia)

Tạo luồng sinh khí mới

Dấu ấn nổi bật nhất của Hội nghị thượng đỉnh SNG tại Moscow lần này là nguyên thủ các nước SNG đã tề tựu đông đủ tại thủ đô Moscow, bất chấp những diễn biến ngày càng căng thẳng xoay quanh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, cũng như tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan liên quan đến khu vực Nagorno-Karabakh chưa tìm được tiếng nói đồng thuận.

Hình ảnh các nhà lãnh đạo SNG cùng nhau dạo chơi, tham quan trên các con phố Moscow vào tiết trời se lạnh cuối thu được đăng tải đậm nét trên các phương tiện thông tin đại chúng Nga cho thấy Hội nghị lần này là cơ hội tốt để lãnh đạo các nước tìm ra tiếng nói chung nhằm tăng cường hợp tác trong khối và giải quyết những vấn đề nổi cộm trong khu vực.

Hội nghị đã thông qua Thông điệp gửi nhân dân các nước SNG và cộng đồng thế giới nhân dịp kỷ niệm 80 năm Chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941–1945. Thông điệp kêu gọi người dân các nước SNG và các dân tộc trên thế giới ngăn chặn sự hồi sinh của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quốc xã, chủ nghĩa quân phiệt và các mưu toan gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Đồng thời, các nguyên thủ SNG cũng đã nhất trí thông qua Công ước về địa vị pháp lý của các phái đoàn được gửi đến các nước SNG và sửa đổi Hiệp ước về tìm kiếm người xuyên bang ngày 10/12/2010; Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phi cực đoan hóa giai đoạn 2025–2027; Tuyên bố về phát triển hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vì mục đích dân sự. Mặc dù các văn kiện này không liên quan đến những lĩnh vực hợp tác trọng yếu trong SNG nhưng đây là một nỗ lực đáng khen ngợi của nước chủ nhà Nga trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới và khu vực hết sức phức tạp và khó lường hiện nay.

Tại Hội nghị, nước Nga nhận được sự ủng hộ chân thành và thân thiện từ các nước SNG như Kazakhstan, Azerbaijan… Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuyên bố: “Chúng ta phải bảo vệ Khối thịnh vượng chung của mình và vì những mục đích này, hãy thực hiện các biện pháp hiệu quả nhất để củng cố niềm tin lẫn nhau, kiềm chế các cuộc tấn công chỉ trích công khai ở cấp nguyên thủ quốc gia”. Nhà phân tích tài chính và kinh tế Nga Alexander Razuvaev cho rằng, phát biểu của Tổng thống Kazakhstan là “một cuộc tấn công nhẹ nhàng đối với Thủ tướng Armenia Pashinyan, người đã đưa ra những tuyên bố rất gay gắt chống lại Tổng thống Belarus”, cũng như cách ứng xử trong quan hệ với Moscow.

“Những làn gió ngược” trong Hội nghị

Theo hãng thông tấn Armenpress (Armenia), Yerevan đã từ chối ký thông qua hai tuyên bố chung tại hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao SNG, diễn ra một ngày trước Hội nghị các nhà lãnh đạo SNG.

Tuyên bố đầu tiên tập trung vào các nguyên tắc hợp tác nhằm đảm bảo an ninh ở khu vực Á-Âu, và kêu gọi “thích ứng cấu trúc hợp tác Á-Âu trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế, văn hóa, cũng như các lĩnh vực khác với xu hướng đa cực trên thực tế”. Tuyên bố thứ hai về việc không chấp nhận sử dụng các biện pháp hạn chế đơn phương trong quan hệ quốc tế, khuyến nghị các quốc gia thành viên kiềm chế không áp dụng, mở rộng hoặc thực hiện các biện pháp như vậy.

Một số hãng tin phương Tây cho rằng việc Armenia từ chối không thông qua hai tuyên bố chung nói trên phản ảnh mức độ căng thẳng ngày càng tăng giữa Nga và Armenia sau nhiều động thái chống Moscow của quốc gia này. Hiện tại, quan hệ giữa Nga-Armenia đã và đang ở trạng thái “rơi tự do”, xuống mức “thấp nhất trong lịch sử hai nước” kể từ năm 2022, khi Armenia tẩy chay hầu hết các phiên họp của SNG và Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO).

Tờ Politico (Mỹ) nhận định mặc dù là đồng minh truyền thống của Nga trong nhiều thập kỷ, nhưng Armenia đang chuyển hướng về phương Tây để tìm kiếm các mối quan hệ đối tác mới sau khi cáo buộc Moscow đã không làm gì để ngăn chặn cuộc tấn công chớp nhoáng của Azerbaijan vào Nagorno-Karabakh tháng 9/2023. Armenia cũng đã bắt đầu cung cấp các loại vũ khí từ thời Liên Xô cho Ukraine. Vào cuối tháng 9 năm nay, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã “bóng gió” về khả năng Armenia liên kết với Tehran trục xuất lực lượng Nga ra khỏi biên giới Armenia-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran.

Các nhà phân tích chính trị phương Tây nhận định mặc dù hết sức nỗ lực vận động các ‘đồng minh chủ chốt trong SNG” nhưng ngoài những tiếng nói ủng hộ của Belarus, Kazakhstan và Azerbaijan về việc kỷ niệm 80 năm Chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, đẩy mạnh tuyên truyền tiếng Nga và văn hóa Nga trong không gian SNG … Nga cũng đã không thuyết phục được lãnh đạo nhiều nước SNG “bênh vực” mình trong cuộc xung đột tại Ukraine. Bên cạnh đó, Mowcos cũng không có được sự ủng hộ của tất cả trong việc phê phán các chính sách cấm vận toàn diện của Mỹ và phương Tây đối với Nga hiện nay và tìm những cách thức phù hợp và hiệu quả để thúc đẩy hợp tác về kinh tế-thương mại, đầu tư trong khuôn khổ SNG thời gian tới.

Lãnh đạo các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tại Hội nghị Moscow, ngày 8/10. (Nguồn: News Centre Asia)
Nguyên thủ 10 nước SNG tề tựu tại thủ đô Moscow, ngày 8/10. (Nguồn: News Centre Asia)

Những nỗ lực của Kazakhstan

Tổng thống Kazakhstan Jomart-Kassym Tokayev khẳng định tại Hội nghị: “Cộng đồng các quốc gia độc lập đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi là một tổ chức khu vực hiệu quả, đóng góp đáng kể vào quá trình hợp tác và phát triển toàn cầu” và nhấn mạnh quyền lực của tổ chức trên trường thế giới đang ngày càng tăng. Tổng thống Jomart-Kassym Tokayev lưu ý rằng đối với Kazakhstan, việc tăng cường hơn nữa tiềm năng của SNG với tư cách là một tổ chức quốc tế có thẩm quyền được thành lập trên cơ sở của Tuyên bố Alma-Ata năm 1991 là một ưu tiên tuyệt đối và ông đề xuất thiết lập định dạng SNG+.

Nhà phân tích Alexander Razuvaev cho rằng, sắp tới Mông Cổ sẽ tham gia định dạng SNG+, còn Gruzia sẽ quay lại SNG vì mối quan hệ giữa Gruzia và Nga đã trở nên rất nồng ấm và họ luôn có quan hệ rất tốt với Azerbaijan về đầu tư…

Cũng tại Hội nghị lần này, Tổng thống Tokayev đề xuất triển khai Chương trình “Hội chợ Khối thịnh vượng chung”, trong khuôn khổ các sự kiện thương mại sẽ được tổ chức hàng năm tại nhiều thành phố khác nhau của các nước SNG với sự tham gia của các nghệ nhân và nông dân từ toàn khu vực Á-Âu. Ông Tokayev cho biết Kazakhstan sẵn sàng tổ chức Hội chợ này lần đầu tiên tại một trong những thành phố lâu đời nhất ở Kazakhstan là Taraz, nơi từng là ngã ba quan trọng của Con đường tơ lụa huyền thoại.

Liên quan duy trì ổn định và an ninh khu vực Á-Âu, Kazakhstan hoan nghênh các bước đi chung của Azerbaijan và Armenia nhằm ký kết Hiệp định hòa bình và vui mừng ghi nhận tiến bộ đáng kể trong việc phân định biên giới giữa Tajikistan và Kyrgyzstan. Tổng thống Kazakhstan tuyên bố sẵn sàng cung cấp “sân chơi” cho các cuộc đàm phán về các cuộc xung đột trong không gian hậu Xô Viết. Ông Alexander Razuvaev cho rằng, không loại trừ khả năng trong tương lai sẽ có các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Astana.

Nhiều nhà phân tích chính trị ở Trung Á cho rằng, những nỗ lực của Kazakhstan trong vai trò làm “trung gian hòa giải” cho các cuộc xung đột ở khu vực và trên thế giới thời gian qua trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, SNG, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Liên minh Kinh tế Á-Âu, Tổ chức về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), Tổ chức các nước nói tiếng Thổ đã và đang tăng cường tiếng nói và uy tín của nước này, biến Kazakhstan trở thành “cường quốc bậc trung” có ảnh hưởng quan trọng trong chương trình nghị sự của khu vực và thế giới hiện nay.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thuong-dinh-sng-moscow-moi-quan-tam-den-a-au-dang-tang-len-289880.html

Cùng chủ đề

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bà Harris và dự định bất ngờ với Nga

GD&TĐ -Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bày tỏ lập trường về khả năng đàm phán với Tổng thống Putin, điều ông Zelensky không muốn thực hiện. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng viên Tổng thống đại diện Đảng Dân chủ có thể thúc đẩy cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga - Ukraine?   Trong bối cảnh Nga liên tục báo tin chiến thắng từ tiền tuyến ở mặt trận Ukraine, một giải pháp giải quyết cuộc xung đột...

Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp Thượng đỉnh BRICS+, cơ hội gia nhập đã tới rất...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, ông sẽ gặp người đồng cấp Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS+ cuối tháng này, sau một cuộc điện đàm vừa được thực hiện giữa hai nhà lãnh đạo.

Nga bí mật phát triển vũ khí thế hệ mới

Truyền thông Nga đưa tin, Moskva đang bí mật phát triển thế hệ thiết bị bay không người lái (UAV) mới để thay thế các loại thiết bị bay trinh sát Orlan-10 và Orlan-30 trên chiến trường.

Nga nói có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, phương Tây cảnh báo Ukraine rằng Moscow “đang chuẩn bị”

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia (Hạ viện) LB Nga, ông Andrei Kartapolov, ngày 28/9 tuyên bố việc phương Tây cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa sâu trong lãnh thổ Nga có thể là cơ sở cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân theo học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tàu ngầm diesel điện vừa mới hạ thủy của Nga ‘có khả năng giải quyết mọi nhiệm vụ’?

Tàu ngầm diesel điện lớn của Nga, lớp Varshavyanka, thuộc Dự án 636.3 được hạ thủy ngày 11/10 tại Xưởng đóng tàu Admiralty ở thành phố St. Petersburg.

Trưng bày gần 40 bức tranh của các nghệ sĩ đương đại tiêu biểu của Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc)

Chiều 11/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam - Hong Kong (Trung Quốc) do Hội Nghệ sĩ trẻ quốc tế Hong Kong (HIYA) tổ chức.

Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt Iran, nhiều rủi ro về nguồn cung năng lượng

Sau cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel hôm 1/10, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/10 tuyên bố mở rộng các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực dầu mỏ và hóa dầu của Tehran.

Mỹ cam kết “tham gia mạnh mẽ” để ngăn chặn xung đột rộng lớn hơn trong khu vực

Ngày 11/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định nước này sẽ tiếp tục tham gia mạnh mẽ thông qua giải pháp ngoại giao tại Lebanon để ngăn chặn xung đột rộng lớn hơn trong khu vực.

Người dân không tiếp cận được viện trợ lương thực thiết yếu

Người dân Gaza không nhận được thực phẩm viện trợ trong tháng này do hạn chế về tiếp cận nguồn cung, các tuyến đường cứu trợ quan trọng đã bị cắt đứt.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia tiết lộ lợi ích chiến lược Nga-Mỹ ở Bắc Cực

Tiến sĩ kinh tế Alexey Fadeyev, Phó Chủ tịch Hội đồng công cộng thuộc Ủy ban các vấn đề Bắc Cực của thành phố St. Petersburg, ngày 10/10 cho biết, Mỹ lo ngại về năng lực ngày càng tăng của Nga ở Bắc Cực, xem khu vực này như điểm nóng tiềm năng cho các cuộc đối đầu địa chính trị và các hoạt động quân sự, nhưng khó có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự công khai.

Điện Kremlin bình luận về thông tin Ukraine sẵn sàng ngừng bắn

Ngày 10-10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với RIA Novosti rằng Nga chưa nhận được bất kỳ tín hiệu nào từ Ukraine cho thấy Kiev sẵn sàng ngừng bắn. Ông Dmitry Litvin, cố vấn truyền thông cho nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky, cũng phủ nhận thông tin trên khi phát biểu với truyền thông Ukraine. “Chúng tôi có 'công thức hòa bình' nêu rõ những gì Ukraine coi là hòa bình công bằng”, vị...

Châu Âu siết quy trình bay qua không phận Israel

Ngày 10-10, Cơ quan An toàn hàng không Liên minh châu Âu (EASA) đã yêu cầu các hãng hàng không phải có quy trình giám sát rủi ro nghiêm ngặt đối với các chuyến bay trong không phận của Israel, trong bối cảnh quan ngại về các hành động đáp trả của Tel Aviv đối với đợt tấn công tên lửa hồi tuần trước từ Iran. Tuần trước, EASA cũng...

Cùng chuyên mục

Mỹ cam kết “tham gia mạnh mẽ” để ngăn chặn xung đột rộng lớn hơn trong khu vực

Ngày 11/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định nước này sẽ tiếp tục tham gia mạnh mẽ thông qua giải pháp ngoại giao tại Lebanon để ngăn chặn xung đột rộng lớn hơn trong khu vực.

Litva thử nghiệm lớp phòng thủ mới dọc biên giới với vùng Kaliningrad của Nga

Video về các chướng ngại vật chống tăng này đã được cơ quan dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Litva (Lithuania) công bố, trang tin quân sự Militarnyi của Ukraine cho biết hôm 10/10.Độ chắc chắn của lớp rào chắn mới đã được thử...

Mới nhất

Dấu ấn chuyên môn ấn tượng của Hệ thống Y tế MEDLATEC tại hội nghị tập huấn Bắc Giang

Thành công của Hội nghị tập huấn "Cập nhật giá trị của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị” do Hệ thống Y tế MEDLATEC tại Bắc Giang tổ chức tại Trung tâm...

Khách Ấn Độ đến Đà Nẵng nườm nượp

12/10/2024 | 14:44 TPO - Bà Nguyễn Thị Hoài An - Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng - cho hay, trong 9 tháng đầu...

HTX Bình Minh ở Đắk Nông đưa giải pháp ổn định giá cà phê, hồ tiêu

HTX Bình Minh thành lập năm 2017, tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút (Đắk Nông). Sau hơn 6 năm hoạt động, HTX đã đạt nhiều...

Ông Trump, bà Harris ngang ngửa ở các bang chiến trường

Một cuộc thăm dò gần đây của tờ Wall Street Journal cho thấy bà Harris và ông Trump đang có tỉ lệ ủng hộ ngang nhau ở 7 bang chiến trường. Phó tổng thống Kamala Harris và cựu tổng thống Donald Trump đang cân sức ở các bang chiến trường - Ảnh: BLOOMBERG/GETTY IMAGES Cuộc thăm dò trên được báo Wall Street...

Sôi động Ngày hội việc làm năm 2024 tỉnh Bắc Giang

Nhân dịp này, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐTBXH), Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp và đại diện các doanh nghiệp đã ký thỏa thuận hợp tác đào tạo và cung ứng nhân lực. Tìm kiếm cơ hội việc làm trong Ngày hội việc làm Pháp - Việt 2023 Nguồn: https://baodantoc.vn/soi-dong-ngay-hoi-viec-lam-nam-2024-tinh-bac-giang-1728730111975.htm

Mới nhất