“Tôi vẫn nhớ những ngày đó. Tôi nghĩ điều còn thiếu khi đó là thảo luận nghiêm túc”, ông Peter Szijjarto nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Ngoại trưởng Hungary lưu ý, ông luôn tin tưởng vào thảo luận và đối thoại.
“Thật đáng tiếc, cuộc thảo luận này đã không diễn ra. Đã gần 3 năm trôi qua kể từ khi đó. Và có lẽ những gì tôi đang nói bây giờ không có ý nghĩa gì, nhưng tôi muốn những cuộc đối thoại này diễn ra. Bởi vì nếu chúng diễn ra, chúng ta có thể không thấy mình trong hoàn cảnh hiện tại”, ông Szijjarto nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: AP |
Trước đó, vào cuối năm 2021, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố các dự thảo thỏa thuận giữa Nga với Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh.
Theo Dự thảo thỏa thuận, các nước NATO cam kết loại trừ Ukraine gia nhập liên minh và mở rộng hơn nữa liên minh. Mỹ cần phải cam kết không mở rộng NATO hơn nữa về phía Đông và không kết nạp các quốc gia trước đây là thành viên của Liên Xô cũ. NATO không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào trên lãnh thổ Ukraine và các quốc gia khác ở Đông Âu, Ngoại Kavkaz và Trung Á.
Ngoài ra, Nga và NATO cam kết không tạo ra những điều kiện có thể bị phía bên kia coi là mối đe dọa. Bên cạnh đó, các bên xác nhận rằng không coi nhau là đối thủ. Các bên tham gia thoả thuận duy trì đối thoại và tương tác để cải thiện các cơ chế ngăn ngừa sự cố trên biển, trên không, trước hết là ở khu vực Baltic và Biển Đen.
Khoảnh khắc pháo tự hành Caesar Pháp nổ tung vì trúng hỏa lực của Nga. Video: Bộ Quốc phòng Nga
Để giải quyết các vấn đề và các sự cố, Nga và NATO sử dụng các cơ chế tham vấn khẩn cấp trên cơ sở song phương và đa phương, bao gồm cả Hội đồng Nga-NATO.
Đồng thời, các cũng bên loại trừ việc triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên mặt đất ở các khu vực có khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ của các bên khác trong hiệp ước.
Sau đó, vào đầu năm 2022, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố toàn bộ nội dung văn bản phúc đáp đối với Mỹ và NATO về nội dung dự thảo Hiệp ước giữa Moscow với Washington và NATO liên quan đến đảm bảo an ninh.
Trong văn bản này, Nga khẳng định phía Mỹ đã không đưa ra phản ứng mang tính xây dựng đối với các yếu tố cơ bản của dự thảo hiệp ước do Moskva chuẩn bị về đảm bảo an ninh.
Cụ thể là Mỹ đã bác bỏ đề nghị của Nga về những nội dung như: ngừng mở rộng NATO (rút lại “công thức Bucharest” rằng “Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên NATO”); không thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây nhưng không phải là thành viên của liên minh này; không sử dụng cơ sở hạ tầng của NATO để tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào, đồng thời quay trở lại biên giới của khối này vào năm 1997, khi Đạo luật thành lập Nga – NATO được ký kết.
“Những điều khoản này có tầm quan trọng đối với Nga”, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Nguồn: https://congthuong.vn/quoc-gia-chau-au-chi-trich-sai-lam-cua-nato-dan-den-xung-dot-o-ukraine-351963.html