Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếYếu tố quyết định chiều cao, thể lực khi trưởng thành

Yếu tố quyết định chiều cao, thể lực khi trưởng thành


Thành thị và nông thôn đều sẽ có bữa ăn học đường

Hôm nay 12.10, tại Hà Nội, hơn 300 đại biểu là các chuyên gia dinh dưỡng, nhà khoa học trong nước và chuyên gia đến từ Nhật Bản, Mỹ đã tham dự hội thảo quốc tế về dinh dưỡng học đường. Hội thảo do Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) và Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đồng tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn TH.

Dinh dưỡng học đường: Yếu tố quyết định chiều cao, thể lực khi trưởng thành- Ảnh 1.

Bữa ăn học đường cần đảm bảo dinh dưỡng theo khuyến nghị phù hợp lứa tuổi để ngừa suy dinh dưỡng, kiểm soát nguy cơ béo phì

Tại hội thảo, PGS-TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, đánh giá trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với 3 gánh nặng về dinh dưỡng: suy dinh dưỡng thể thiếu (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi), thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 18,2%. Gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở tất cả các đối tượng, trong đó thừa cân, béo phì ở trẻ 5 – 19 tuổi lên đến 19% vào năm 2020 (tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm).

Theo ông Dương, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030, với những mục tiêu cụ thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho toàn dân, đặc biệt là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên tuổi học đường.

Mục tiêu cơ bản của chiến lược bao gồm: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2030; kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em, đặc biệt là ở khu vực thành thị, với mục tiêu giữ tỷ lệ này ở mức dưới 19% cho trẻ từ 5 – 18 tuổi vào năm 2030.

Tăng cường giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường, với 60% trường học ở thành thị và 40% ở nông thôn sẽ tổ chức bữa ăn học đường, với thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị vào năm 2025; phấn đấu đạt tương ứng 90% và 80% vào năm 2030.

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cũng cho rằng, trong lĩnh vực dinh dưỡng học đường, để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi những giải pháp can thiệp mang tính toàn diện, liên tục, liên ngành, cần có sự tham gia của gia đình, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng. Phụ huynh cần được trang bị kiến thức dinh dưỡng để giúp con em mình duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cả ở trường và tại gia đình.

Dinh dưỡng học đường: Yếu tố quyết định chiều cao, thể lực khi trưởng thành- Ảnh 2.

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, khoảng 86% chiều cao tối đa khi trưởng thành được quyết định trong giai đoạn dưới 12 tuổi

Cần hoàn thiện về cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, để thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện, và đã đến lúc cần xây dựng luật Dinh dưỡng học đường.

PGS Dương nhấn mạnh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong giai đoạn dưới 12 tuổi, đây chính là thời điểm quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực. Ngoài ra, cần có những can thiệp dinh dưỡng hợp lý theo chu kỳ vòng đời.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc phát triển chiều cao phụ thuộc vào di truyền 20%, còn yếu tố dinh dưỡng, rèn luyện thể thao và môi trường chiếm 80%.

Dinh dưỡng học đường nâng cao tầm vóc

Tại hội thảo, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người, trong đó có 2 giai đoạn quan trọng là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời và kế tiếp là giai đoạn từ 2 – 12 tuổi, lứa tuổi học đường. Chính vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này, đặc biệt là dinh dưỡng học đường cần được nhận thức đầy đủ để có giải pháp thực thi hiệu quả.

Về những thành công của chương trình bữa ăn học đường với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tại Nhật Bản, GS Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản, chia sẻ năm 1954, Nhật Bản đã ban hành luật Bữa trưa học đường. Năm 2005, Chính phủ Nhật Bản ban hành luật Cơ bản về giáo dục thực phẩm và dinh dưỡng.

Theo GS Nakamura Teiji, luật vừa chuẩn hóa bữa ăn học đường vừa chú trọng phát triển giáo dục dinh dưỡng. Đến nay, 99% các trường tiểu học và 91,5% các trường trung học cơ sở tại Nhật Bản đã áp dụng chương trình này. Qua đó, tình trạng suy dinh dưỡng giảm đáng kể, tầm vóc, chiều cao trung bình đều tăng.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố năm 2023, chiều cao trung bình của người Nhật là: nam 1,72 m và nữ 1,58 m. Cách đây 50 năm, các con số này lần lượt chỉ là 1,5 m và 1,49 m.

Tại hội thảo, GS-TS – bác sĩ Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, cho rằng việc luật hóa dinh dưỡng học đường tại nước ta là vấn đề cấp thiết, để có giải pháp bền vững và đồng bộ.

Các hoạt động về dinh dưỡng học đường giúp chuẩn hóa bữa ăn cho học sinh, chuẩn hóa quy trình chế biến, tăng cường nhận thức dinh dưỡng lành mạnh để giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc các mạn tính liên quan đến dinh dưỡng sau này.

Luật cũng là căn cứ để quy định những người làm công tác dinh dưỡng học đường phải được đào tạo bài bản; đưa kiến thức dinh dưỡng vào các bài học chính khóa cho học sinh; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dinh-duong-hoc-duong-yeu-to-quyet-dinh-chieu-cao-the-luc-khi-truong-thanh-185241012164831824.htm

Cùng chủ đề

Trao giải Cuộc thi “Sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

Cuộc thi “Sức khỏe học đường, chất lượng nguồn nhân lực đất nước” được phát động nhằm hưởng ứng tinh thần thực hiện Quyết định số 1660/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/10/2021 về việc Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ...

Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm trong trường học

Đối với các nhà trường, công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tại buổi diễn tập, tình huống giả định được đặt ra là một trường học xảy ra ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc. Theo đó, ngay sau khi xảy ra sự việc, các đội cơ động điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm...

Đề xuất cần thiết phải có Luật riêng về dinh dưỡng học đường

Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các chuyên gia độc lập, tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển trên thế giới (Nhật Bản) để thực hiện “Mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên.” Mô hình điểm được triển khai thí điểm trong...

Bóc tách động mạch chủ nguy hiểm thế nào?

Tin mới y tế ngày 19/7: Bóc tách động mạch chủ nguy hiểm thế nào?Bóc tách động mạch chủ là bệnh lý ít gặp (tỷ lệ 5-30/1.000.000) nhưng rất nguy hiểm (nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong lên tới 50% trong 48 giờ đầu tiên khởi phát). Khi nào cần thực hiện kỹ thuật bóc tách động mạch chủ Anh Ph., 40 tuổi,...

Nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường cho trẻ em Việt Nam

Từ ngày 14-15/3, tại Vĩnh Phúc, Tổ chức cứu trợ Trẻ em (Save the Children) phối hợp với Quỹ Mars Wrigley tổ chức Hội thảo chia sẻ về công tác y tế trường học và tổng kết Dự án "Sức khỏe và dinh dưỡng học đường".

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đội tuyển Việt Nam – Ấn Độ: Cơ hội khẳng định mình cho nhân tố mới

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬNĐội tuyển Việt Nam sẽ đối đầu với đội tuyển Ấn Độ, đội hiện xếp hạng 126 trên bảng xếp hạng FIFA, thấp hơn 10 bậc so với thầy trò HLV Kim Sang-sik. Trong lần gặp gỡ gần nhất, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trên sân Thống Nhất. Đội tuyển...

Những chiếc áo khoác siêu nhẹ và sang trọng của ngày thu

Thực tế, linh hoạt và có thể gập lại, những chiếc áo khoác siêu nhẹ này được nhiều...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế

Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tếTại Hội thảo triển khai thi hành Luật đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế, nhiều vấn đề vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại cơ sở y tế được đưa ra bàn thảo. Theo thông tin từ...

Bộ Y tế đề xuất phương án làm giảm số người hút thuốc lá và chi phí bệnh tật

Theo bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), cả hai phương án đề xuất về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá đều thực hiện hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp và bao gồm việc tăng đều đặn về mức thuế tuyệt...

Khuyến cáo biện pháp phòng ngừa đột quỵ, xuất huyết não

Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa cấp cứu thành công bệnh nhân đột ngột giảm ý thức, xuất huyết cầu não nguy kịch. Nam bệnh nhân đột ngột suy giảm ý thức khi đang lao động và được đưa tới cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec. Nhờ sự xử trí, phối hợp nhanh nhạy của ekip bác sỹ, tình trạng nguy...

Cùng chuyên mục

Loạn thần ở người trẻ nguy hiểm thế nào?

Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bé gái 11 tuổi đột ngột rối loạn cảm xúc, lúc khóc lúc cười, hoang tưởng và được chẩn đoán loạn thần cấp. Người nhà cho hay em đột nhiên xuất hiện các triệu chứng bất thường như đứng dậy đi lại, chạy ra ngoài khi đang ngồi học ở lớp. Em...

“Thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” khám bệnh cho 1.200 người dân

Ngày 12/10, Hành trình "Thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" năm 2024 (hành trình số 30) do Thành đoàn – Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội đã diễn ra tại Cung Thiếu nhi Hà Nội. Tham dự có Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết. ...

Tự tin sống thọ đến 150 tuổi nhờ lịch sinh hoạt như thế này

Kayla Barnes-Lentz (33 tuổi), và Warren Lentz (36 tuổi) sống tại Cleveland (Mỹ) và đã kết hôn được một năm sau 9 tháng hẹn hò. Họ là những health coach có lượng người follow khá lớn trên các...

Bán hàng online, lo sửa thẩm mỹ hình hài cho đẹp đến mức nghiện

Làm nghề bán hàng online, chị L.T.D. (ngụ quận Long Biên, Hà Nội) luôn thấy bản thân chưa đủ đẹp. Trong hơn 3 năm qua, chị D. đã quyết định 5 lần đại phẫu thẩm mỹ và chục lần tiểu phẫu, tiêm cấy, căng da nhưng vẫn chưa đủ ưng ý.Năm 2021, chị D. nâng ngực và tạo hình thành bụng. Năm...

Ổ vi rút đáng sợ rất gần với bạn: vòi sen và bàn chải đánh răng

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện 614 loại vi rút sau khi kiểm tra các mẫu được thu thập từ 96 vòi sen và 34 bàn chải từ các nhà tắm của những người đồng ý tham gia nghiên cứu tại Mỹ, theo trang LiveScience.Đặc biệt, mỗi mẫu đều chứa các loại vi rút rất khác nhau, hiếm khi trùng nhau. "Mỗi...

Mới nhất

Nâng sai kết quả học tập cho học sinh, giáo viên vẫn được khen

Theo phản ánh của nhiều giáo viên, cuối năm học 2023-2024, học sinh L.G.H (lớp 5) Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (phường 1, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) cùng được 3 giáo viên các môn: tiếng...

7-Eleven đóng hơn 440 cửa hàng sau khi Circle K đưa ra đề nghị mua lại 47 tỷ USD

Lý do chính là doanh số bán hàng chững lại, lượng khách giảm và áp lực lạm phát kéo dài. Số cửa hàng bị đóng chiếm khoảng 3% trong 13.000 địa điểm mà 7-Eleven đang vận hành ở Mỹ và Canada. Seven&I Holdings - công ty mẹ của 7-Eleven - cho biết họ đối mặt với tình trạng chi tiêu...

Loạn thần ở người trẻ nguy hiểm thế nào?

Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bé gái 11 tuổi đột ngột rối loạn cảm xúc, lúc khóc lúc cười, hoang tưởng và được chẩn đoán loạn thần cấp. Người nhà cho hay em đột nhiên xuất hiện...

Làm sao để khách nhà giàu tới Việt Nam sẵn lòng “dốc cạn túi”?

(Dân trí) - Vị giám đốc kinh doanh một hệ thống khách sạn lớn nhận định, muốn dòng khách cao cấp tới Việt Nam sẵn lòng chi trả thì mọi trải nghiệm và dịch vụ cần chạm tới cảm xúc của khách. Đặc điểm của dòng khách du khách cao cấp Từ nhiều năm qua, những người làm du lịch luôn...

Mới nhất