Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLàm sao để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động...

Làm sao để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động đúng chức trách?


Ban đại diện cha mẹ học sinh đại diện cho ai? Kỳ cuối: Làm sao để hoạt động đúng chức trách? - Ảnh 1.

Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM đến trường từ 5h sáng để giám sát bữa ăn bán trú của học sinh, từ khâu tiếp phẩm đến quá trình chế biến thức ăn và tổ chức cho học sinh ăn trưa – Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh là rất cần thiết, không thể thiếu trong các nhà trường hiện nay.

Đầu năm học, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành các văn bản hướng dẫn về thu – chi. Nếu các nhà trường làm theo đúng các văn bản này thì sẽ không có chuyện lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để lạm thu

Ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Nhà trường phải định hướng

“Trên thực tế, ban đại diện cha mẹ học sinh ở nhiều trường, nhiều lớp đã và đang thực hiện rất tốt công tác phối hợp với nhà trường để giáo dục toàn diện học sinh.

Họ là những người nhiệt tình, trách nhiệm. Họ không chỉ đóng góp về vật chất mà còn dành thời gian, công sức, trí tuệ đồng hành với các hoạt động giáo dục học sinh, góp phần hỗ trợ nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ” – ông Quốc nói.

Ông Quốc cũng thừa nhận: “Tuy nhiên cũng có một số ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện thu – chi không đúng quy định, gây bức xúc cho phụ huynh và xã hội. Về vấn đề này, ban giám hiệu các nhà trường cần lưu ý, đẩy mạnh việc tuyên truyền để mỗi cha mẹ học sinh đều hiểu rõ, hiểu đúng về vai trò và nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Đầu năm học, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành các văn bản hướng dẫn về thu – chi. Nếu các nhà trường làm theo đúng các văn bản này sẽ không có chuyện lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để lạm thu”.

Theo ông Quốc: Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh đã quy định rõ về nhiệm vụ, về kinh phí hoạt động cũng như việc quản lý, sử dụng kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Trong đó, cần nhắc lại là ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh như:

Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh phụ thuộc vào ban giám hiệu

“Nhiều người cho rằng nên bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường vì không cần thiết, vì họ là ban thu tiền, là cánh tay nối dài của hiệu trưởng…Tôi thì cho rằng đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh mà những sai phạm của ban đại diện cha mẹ học sinh phải có sự liên đới trách nhiệm của ban giám hiệu nhà trường” – thầy N.H.D., giáo viên môn toán đã có kinh nghiệm 20 năm làm công tác chủ nhiệm ở TP.HCM, cho biết.

Thầy D. cho biết đã giảng dạy ở ba trường trung học khác nhau, đã từng làm việc với ban đại diện cha mẹ học sinh thuộc nhiều thành phần, tính cách khác nhau. Một điểm chung là đa số ban đại diện cha mẹ học sinh đều mong muốn làm được những điều tốt nhất cho con em của mình.

Thế nhưng ban đại diện cha mẹ học sinh có làm đúng với chức trách của mình hay không phụ thuộc vào ban giám hiệu các trường. Có trường khi ban đại diện cha mẹ học sinh đề nghị thì gật đầu ngay, mời họ vào giám sát bữa ăn bán trú. Nhưng cũng có trường, khi ban đại diện cha mẹ học sinh đề nghị thì hiệu trưởng tìm mọi cách gây khó dễ khiến họ nản chí.

Sau những trải nghiệm trên, thầy D. đúc kết: “Không có phụ huynh nào được đào tạo ra để làm ban đại diện cha mẹ học sinh. Vì vậy, ban giám hiệu trường nào cởi mở, thân thiện, làm việc lấy lợi ích của học sinh lên làm đầu thì ban đại diện cha mẹ học sinh trường đó không có điều tiếng gì, hoạt động rất hiệu quả và ngược lại”.

Tương tự, chị Th.D. – phụ huynh có con học lớp 8 ở một trường THCS trên địa bàn quận Tân Bình – kể: “Hồi con tôi học tiểu học, tôi đã từng làm ban đại diện cha mẹ học sinh nhưng vì ban giám hiệu trường không chịu lắng nghe phụ huynh để cải thiện những điều chưa tốt mà suốt ngày yêu cầu chúng tôi vận động phụ huynh để sửa cái này, mua sắm cái nọ.

Mà việc mua sắm cũng rất buồn cười, tiền của chúng tôi nhưng phải chọn nhà cung cấp quen biết với cô hiệu trưởng. Tôi tự thấy nếu cứ tiếp tục như thế thì không ổn, nản quá tôi rút tên, không làm ban đại diện cha mẹ học sinh nữa”.

Chị Th. chia sẻ thêm khi con lên THCS thì ban giám hiệu trường này lại rất khác. Đầu năm học 2024-2025, suất ăn bán trú ở trường của con chị Th. quá ít chất đạm, các con than rằng ăn không no, đồ ăn không ngon.

“Chúng tôi phản ảnh lên ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Ngay hôm sau, họ xin ban giám hiệu nhà trường vào giám sát bữa ăn bán trú của học sinh. Ban làm việc với trường và tự đi tìm hiểu về cơ sở cung cấp suất ăn cho học sinh; đến tận nơi chế biến thức ăn, chụp hình, quay clip…; liên hệ với cơ quan chức năng để xác định xem cơ sở này có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.

Nói chung, họ làm rất nhanh và chỉ vài ngày sau trường của con tôi đã phải thay đổi cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp khác. Và khi đã thay đổi rồi thì ban đại diện cha mẹ học sinh trường vẫn phân công người hằng ngày vào trường buổi trưa xem học sinh ăn uống như thế nào, chất lượng bữa ăn có được cải thiện không.

Tôi kể như thế để thấy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh quan trọng như thế nào” – chị Th. nói thêm.

Không nhập nhằng trong huy động kinh phí

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu ban giám hiệu các nhà trường cần sát sao hơn với hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.

“Không thể nhập nhằng trong việc huy động kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh với việc huy động phụ huynh tài trợ cho giáo dục.

Hơn thế nữa, cần hiểu rằng ban đại diện cha mẹ học sinh là những người tâm huyết, có mong muốn đóng góp cho giáo dục nhưng hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh cần sự định hướng và hỗ trợ từ nhà trường, trên cơ sở là làm những điều tốt nhất cho học sinh nhưng phải đúng quy định” – ông Quốc nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/lam-sao-de-ban-dai-dien-cha-me-hoc-sinh-hoat-dong-dung-chuc-trach-20241012084402996.htm

Cùng chủ đề

Nguyên hiệu trưởng hiến kế chống lạm thu bằng ‘bốn chữ C’

Mỗi dịp đầu năm học, vai trò của ban đại diện phụ huynh luôn trở thành chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cha mẹ học sinh và giáo viên. Liệu ban phụ huynh có thực sự đại diện cho tiếng nói của phụ huynh và làm đúng vai trò, nhiệm vụ của mình? Diễn đàn Vai trò của hội phụ huynh trong nhà trường do chuyên mục Giáo dục của VietNamNet mong muốn lắng...

Các trường ở Hà Nội siết chặt quản lý việc dùng điện thoại của học sinh trong lớp học

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các trưởng phòng giáo dục và đào tạo, giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, hiệu trưởng các trường trực thuộc yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiện nay,...

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu lên một số nhóm giải pháp tiêu biểu như xây dựng môi trường học tập và sử dụng tiếng Anh, đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục tiếng Anh. Theo ông Nguyễn Văn...

Học sinh lớp 11 ở TP.HCM mất liên lạc đã về với gia đình

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chị Lê Thị Bích Thảo - cô ruột của học sinh L.T.M.T (sinh năm 2008), đang học lớp 11 tại Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8) - xác nhận em đã được cơ quan chức năng đưa về nhà an toàn vào khoảng 3h sáng nay 11-10.Gia đình T. đang ngụ tại phường Bình Trị Đông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm theo đuổi cuộc cách mạng chuyển đổi số

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nhấn mạnh rằng chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Chuyển đổi số góp phần chống tham nhũng, tiêu cựcĐây cũng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, góp phần hiện thực hóa khát...

Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy

* Bên cạnh những chính sách đãi ngộ với nhà giáo, cũng cần có các quy định cụ thể và cập nhật với tình hình thực tế về trách nhiệm, đặc biệt là những việc giáo viên không được làm. Vậy quy định này trong dự thảo luật thế nào?- Dự thảo có quy định chung nhà giáo trong các cơ sở...

Chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Cần người trẻ tiên phong

Hiện TP đang hoàn thiện hồ sơ, cố gắng khởi công hai công trình Nhà văn hóa Thanh niên TP và Cung Thiếu nhi TP vào tháng 4-2025, chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước.Chủ tịch UBND TP.HCM PHAN VĂN MÃI ...

Chuyện của những ‘bà đỡ’ doanh nhân đưa nông sản ra nước ngoài

Ngày Doanh nhân VN đang đến gần, đứng sau những thành tích xuất khẩu và sự khởi sắc của nhiều gia đình nông dân, nhiều doanh nhân vẫn đang nhiệt thành với “nghiệp” nâng danh tiếng và chất lượng nông sản VN khi ra thế giới. Nhiều doanh nhân Việt đầu tư lớn, nỗ lực đưa nông sản đất nước ra thế giới - Ảnh: QUANG ĐỊNH Nói đến nâng cao chất lượng nông sản, ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế,...

Ông Trump được bảo vệ như tổng thống

Tổng thống Mỹ Biden cho phép ông Trump được bảo vệ như tổng thống đương nhiệm; Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt đối với các ngành dầu mỏ và hóa dầu của Iran; 6 người ở Brazil nhiễm HIV sau ghép tạng... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 12-10. Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump vận động tranh cử tại bang Colorado ngày 11-10 - Ảnh: REUTERS Ông Trump được bảo vệ như...

Bài đọc nhiều

Bộ GD-ĐT nêu lý do đề xuất miễn học phí cho con giáo viên kể cả khi lương không thấp

Dự thảo Luật Nhà giáo với đề xuất miễn học phí từ mầm non đến đại học cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của giáo viên đang trong thời gian công tác thu hút sự quan tâm của dư luận. Với đề xuất này, căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về thu quỹ phụ huynh để tặng quà giáo viên

Tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TPHCM chiều nay (10/10), đại diện Sở GD-ĐT cho biết đã yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM và Sở GD-ĐT về thu, sử dụng học phí và quản lý các khoản thu, vận động đóng góp khác. Theo đại diện Sở GD-ĐT, các văn bản này đã được ban hành vào đầu năm học....

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Cùng chuyên mục

Sau 3 năm cấm dạy thêm, Bộ GD Trung Quốc: ‘Tiếp tục siết chặt tránh biến tướng’

Tại cuộc họp ngày cuối tháng 9 vừa qua, với chủ đề Thúc đẩy phát triển chất lượng cao do Văn phòng Báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc tổ chức, đại diện Bộ Giáo dục nước này cho biết, kết quả sau 3 năm thực hiện chính sách "giảm kép" khả quan.  "Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy thêm tránh biến tướng xảy ra", ông Vương Gia Nghị - Thứ...

Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy

* Bên cạnh những chính sách đãi ngộ với nhà giáo, cũng cần có các quy định cụ thể và cập nhật với tình hình thực tế về trách nhiệm, đặc biệt là những việc giáo viên không được làm. Vậy quy định này trong dự thảo luật thế nào?- Dự thảo có quy định chung nhà giáo trong các cơ sở...

Lỗi tại ai, lỗi khâu nào?

Phụ huynh đã làm việc với lãnh đạo nhà trường và các bên liên quan. Thế nhưng, gia đình vẫn chưa nhận được bất kỳ lời xin lỗi nào từ đơn vị, cá nhân gây ra sai sót này. Vậy thực tế, vụ việc nhầm tăng...

Tâm tư người trong cuộc

Cần “thang đo” chuẩn Cô Nguyễn Thị Tươi - Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Vĩnh Trụ (Lý Nhân, Hà Nam) nhìn nhận, việc chia hạng như trong dự thảo...

Mới nhất

Cách làm vịt quay chao thơm lừng siêu đỉnh, giá trị dinh dưỡng cao khiến ‘vạn người mê’

Cách chọn vịt ngonVịt ngon là vịt lớn vừa đủ tuổi trưởng thành, không quá già và cũng...

Sau 3 năm cấm dạy thêm, Bộ GD Trung Quốc: ‘Tiếp tục siết chặt tránh biến tướng’

Tại cuộc họp ngày cuối tháng 9 vừa qua, với chủ đề Thúc đẩy phát triển chất lượng cao do Văn phòng Báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc tổ chức, đại diện Bộ Giáo dục nước này cho biết, kết quả sau 3 năm thực hiện chính sách "giảm kép" khả quan.  "Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng...

Cốm, thức quà thanh nhã cho thu Hà Nội

Nhưng có lẽ, cốm thu ngon hơn cũng là bởi nó “gặp” những thứ quà khác, cũng vào độ thu về này. Người Hà Nội có thói quen thưởng thức chuối tiêu cùng với cốm. Chuối tiêu cho quả quanh năm, nhưng cứ thu sang, chuối mới thơm ngon nhất. Và vào độ này, quả chuối chín kỹ, sẽ...

Mới nhất