Trang chủNewsThời sựSự lãnh đạo của Đảng là nhân tố tiên quyết, đột phá

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố tiên quyết, đột phá


Trao đổi với Báo Giao thông, Phó giáo sư (PGS) Nguyễn Viết Thảo, nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ở thời điểm này là rất logic, khách quan, là kết quả tất yếu của những bước đi thành công trước đây. Nhìn nhận như vậy để thấy rằng, một kỷ nguyên mới đã thật sự mở ra cho dân tộc chúng ta.

Kỷ nguyên mới đã thật sự mở ra cho dân tộc

Vừa qua Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đưa ra thông điệp chính thức về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Vậy nội hàm của kỷ nguyên vươn mình là gì, thưa ông?

Thời gian qua, trong nhiều bài viết, bài phát biểu tại các hội nghị, diễn đàn trong nước và quốc tế, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh khái niệm “khởi điểm mới”, “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. 

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố tiên quyết, đột phá- Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.

Thông điệp này cũng là định hướng lớn đã được Hội nghị Trung ương 10 thống nhất trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng.

Chúng ta có thể hiểu một số nội dung rất cơ bản của khái niệm này.

Kỷ nguyên vươn mình đánh dấu thời kỳ phát triển mới của mỗi quốc gia dân tộc, phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Đặc biệt phải phù hợp với quá trình phát triển của quốc gia dân tộc đó, tạo thành những dấu mốc rất rõ rệt, điển hình.

Đối với Việt Nam, từ khi có Đảng lãnh đạo năm 1930 đến nay, chúng ta thấy rất rõ sự xuất hiện của các kỷ nguyên.

Sau 15 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, đến năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Từ đây, bắt đầu một trang sử mới của đất nước, trang sử mà nhân dân lao động đứng lên làm chủ vận mệnh của mình dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiếp đó, chúng ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, vừa chống thực dân đế quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đến năm 1975, chúng ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Kỷ nguyên tiếp theo là cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bắt đầu từ năm 1986, chúng ta tiến hành đổi mới. Đổi mới tư duy nhận thức về chủ nghĩa xã hội và đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Sau 10 năm đổi mới, đến năm 1996, nước ta cơ bản đã khắc phục được cuộc khủng hoảng về kinh tế – xã hội, bước vào thời kỳ mới của sự phát triển – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Và đến năm 2010 thì chúng ta đã thoát khỏi tình trạng chậm phát triển để đứng vào danh sách các nước có thu nhập trung bình trên thế giới.

Như vậy, kể từ năm 2010, chúng ta đã bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên tạo tiền đề cho sự phát triển của Việt Nam trong thế giới mới, trong thời đại mới.

Sau những cột mốc ấy cho đến nay, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Cơ đồ, vị thế, uy tín, sức mạnh đất nước chưa bao giờ có được như bây giờ. Chính những thành công trong kỷ nguyên tạo tiền đề này cho phép chúng ta bắt đầu nói đến một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Tôi cho rằng, kỷ nguyên vươn mình này nó rất logic, khách quan, là kết quả tất yếu của những bước đi thành công trước đây. 

Nhìn nhận như vậy để thấy rằng, một kỷ nguyên mới đã thật sự mở ra cho dân tộc chúng ta – kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ, phấn đấu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào giữa thưa thế kỷ 21.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố tiên quyết, đột phá- Ảnh 2.

PGS Nguyễn Viết Thảo, nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Đẩy mạnh công cuộc đổi mới để phát triển

Vậy, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đặt trong bối cảnh thế giới có gì khác so với những kỷ nguyên trước đây và chúng ta đứng trước những cơ hội, thách thức gì, thưa ông?

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển động mang tính thời đại, tức là những chuyển động tầm cỡ thời đại, tác động trong dài hạn đến an ninh và phát triển của tất cả các quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam.

Thứ nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra một thời đại kinh tế mới – kinh tế số. Khi kinh tế bước vào thời đại mới thì tất cả các lĩnh vực từ xã hội, văn hóa, an ninh chính trị đều phải có những chuyển động sâu sắc. Cuộc cách mạng công nghiệp chắc chắn sẽ tạo ra những vận động mang bước ngoặt của lịch sử toàn thế giới.

Chuyển động mang tính thời đại thứ hai, đó là toàn cầu hóa. Nó đã diễn ra trong những thập kỷ trước kia nhưng hiện nay và trong những thập kỷ tới, nó sẽ phong phú, mạnh mẽ và đương nhiên ngày càng phức tạp.

Một chuyển động mang tính toàn cầu sâu sắc nữa mang tính thời đại, đó là cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới với những thành công của Trung Quốc, Việt Nam, Lào, sự hiên ngang sáng tạo của Cuba… Chúng ta khẳng định rằng, chủ nghĩa xã hội vẫn là một thực thể không thể bỏ qua, một thực thể tham gia định hình thế giới hiện đại.

Điều đó không chỉ giúp chúng ta vững tin mà còn gợi mở cho chúng ta những nội dung và phương hướng, nhiệm vụ để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đi đến mục tiêu cao cả mà chúng ta vạch ra cho giữa thế kỷ 21 là một quốc gia phát triển, có thu nhập cao.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố tiên quyết, đột phá- Ảnh 3.

Một kỷ nguyên mới đã thật sự mở ra cho dân tộc chúng ta – kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ, phấn đấu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào giữa thế kỷ 21.

Tìm ra con đường, mô hình công nghiệp hóa phù hợp

Đứng trước, bối cảnh như thế chúng ta cần có những đột phát gì để gặt hái được những thành công trong kỷ nguyên mới này?

Để nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức giúp dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với những thành công và thắng lợi thì phải có những đột phá mang tính chiến lược.

Đột phá trước tiên là sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta là Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền, phải xây dựng kịp thời và sáng tỏ tầm nhìn mới – tầm nhìn của một quốc gia vươn mình trong thế giới đang thay đổi.

Tầm nhìn này cực kỳ quan trọng. Đại hội XIII mới vạch ra những phác thảo về Việt Nam đến giữa thế kỷ 21. Đó là phác thảo và cần phải cụ thể hóa hơn để toàn Đảng, toàn dân dốc sức thực hiện.

Đột phá thứ hai là phải có những tư duy chiến lược, được thực hiện bằng những chiến lược quốc gia. Tư duy chiến lược của Đảng lãnh đạo, cầm quyền nhất thiết phải kịp thời, sáng tỏ, đúng đắn, phù hợp, khả thi.

Tư duy chiến lược đó cụ thể là gì, thưa ông?

Trước hết là chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh đã xuất hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Trong tư duy chiến lược, dứt khoát phải tìm ra con đường, mô hình công nghiệp hóa phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường công nghiệp hóa của nước đi sau như Việt Nam hiện nay gian nan lắm. Chúng ta có thể tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản, của Trung Quốc, mô hình của các nước Mỹ La tinh, các nước Đông Á.

Thứ hai là chiến lược phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Trước kia, Đảng đã xác định đường lối tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Ngày nay, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhất thiết phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Việt Nam phải có một số mũi nhọn khoa học công nghệ, nhất là khoa học ứng dụng và năng lực đổi mới sáng tạo. Tập trung vào một số mũi nhọn gì cụ thể? Đây là vấn đề cơ bản nhất, cần nghiên cứu thận trọng nhưng phải xác định kịp thời.

Thứ ba là chiến lược phát triển nhanh và bền vững. Phát triển nhanh đòi hỏi tốc độ cao trong tăng trưởng kinh tế, gia tăng sản xuất – kinh doanh, tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. 

Phát triển bền vững đòi hỏi hiệu quả và năng suất lao động cao, không tăng đầu tư, nguyên nhiên vật liệu, lao động… nhưng vẫn tăng nhanh sản lượng, chất lượng; không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, môi trường sinh thái lấy tăng trưởng kinh tế.

Xin cảm ơn ông!



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-su-lanh-dao-cua-dang-la-nhan-to-tien-quyet-dot-pha-192241011184215525.htm

Cùng chủ đề

Kích hoạt chính sách hình thành doanh nghiệp tỷ USD

LỜI TOÀ SOẠN Ngày 13/10/2024 là kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam. 20 năm qua là quãng thời gian đủ để khu vực doanh nghiệp tư nhân vươn mình trỗi dậy thành một thanh niên trẻ, tràn đầy khát khao và năng lượng để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự hưng thịnh của quốc gia.  Từ chỗ bị kỳ thị coi là giai cấp bóc lột trong quá khứ, giới doanh nhân đã chính thức có...

Vận hội và thách thức khi Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã nhiều lần bằng trí tuệ và sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị chủ động phân tích tình hình và dự báo chiến lược, tạo thời cơ, nắm vững vận hội mới, đồng thời nhận rõ những nguy cơ, thách thức mới nảy sinh, quyết định một cách sáng...

Đối thoại cần trở thành cách hành xử phổ biến

Kỷ nguyên vươn mìnhNhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm công du Mỹ: Trong những bước đi vào kỷ nguyên mới

Đây là lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào năm 1977, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam dự kỳ họp Đại hội đồng LHQ.   Đại sứ BÙI THẾ GIANG Chỉ riêng việc này đã khẳng định Việt Nam ngày càng coi trọng ngoại giao đa phương mà trong đó LHQ, với tư cách tổ chức liên chính phủ lớn nhất hành tinh, đóng vai trò trung tâm. Việc này còn đặc biệt...

Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh đoạn cao tốc Bến Lức

Khi đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến sẽ có nhiều tác động tích cực cho khu vực, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành; đặc biệt là giảm tình trạng ùn tắc giao thông. ...

“Đòn bẩy” phát triển giao thông đô thị tại Hà Nội

Phát biểu tại toạ đàm, Trưởng ban MRB Nguyễn Cao Minh bày tỏ, (TOD)...

Dẫn ví dụ siêu bão Yagi, Milton, Thủ tướng kêu gọi tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu

Phát huy vai trò và giá trị chiến lược của EASHội nghị Cấp cao...

Các tỉnh miền Trung kiến nghị bổ sung vốn nâng cấp nhiều tuyến quốc lộ

Giải ngân vốn đầu tư công còn khó khănNgày 11/10, tại Quảng Nam, Phó...

Xử lý hình sự cá nhân buôn bán thực phẩm bẩn

Trong chỉ thị, Thủ tướng giao Bộ Công an tăng cường công tác đấu...

Bài đọc nhiều

Người dùng Facebook Việt Nam sắp được sử dụng Meta AI

Chatbot của Meta AI sẽ hỗ trợ tiếng Việt trong vài tuần tới và được tích hợp sẵn vào các ứng dụng phổ biến như Facebook, Instagram. Meta vừa thông báo chatbot AI của họ sẽ có mặt tại 21 thị trường mới, sau khi thử nghiệm ở Mỹ và Úc. Người dùng tại Anh, Brazil, Bolivia, Guatemala, Paraguay và Philippines được trải nghiệm Meta AI ngay từ 9.10, trong khi Việt Nam và các quốc gia khác sẽ được...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...
14:50:58

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Du lịch thả ga, vé máy bay sẽ bớt “nóng”?

(Dân trí) - Nếu có đường sắt tốc độ cao thì thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Nghệ An, TPHCM... rút ngắn nhiều so với đi xe khách. Điều này giúp du khách có nhiều lựa chọn, từ đó lượng khách du lịch sẽ tăng lên. Du khách, đơn vị lữ hành hào hứng chờ viễn cảnh tàu cao tốc Bắc - Nam Mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến khởi công...

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho hay, năm 2024 Chính phủ xác định là năm bứt phá, năm bản lề cả nước và các địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Công Thương cũng đã tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, cụ thể ngay từ...

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024 Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhận định, với tiềm năng và thế mạnh sẵn có về biển đảo, cùng với sự nỗ...

Cùng chuyên mục

Chuyện của những ‘bà đỡ’ doanh nhân đưa nông sản ra nước ngoài

Ngày Doanh nhân VN đang đến gần, đứng sau những thành tích xuất khẩu và sự khởi sắc của nhiều gia đình nông dân, nhiều doanh nhân vẫn đang nhiệt thành với “nghiệp” nâng danh tiếng và chất lượng nông sản VN khi ra thế giới. Nhiều doanh nhân Việt đầu tư lớn, nỗ lực đưa nông sản đất nước ra thế giới - Ảnh: QUANG ĐỊNH Nói đến nâng cao chất lượng nông sản, ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế,...

Chủ nhân Nobel hóa học 2024 từng đến Việt Nam nhận giải thưởng VinFuture

Một trong 3 chủ nhân của giải Nobel hóa học 2024 đã từng đến Việt Nam năm 2022 để nhận giải thưởng VinFuture. Từ Hà Nội, ông đã gửi lời nhắn tới sinh viên Việt Nam hãy dám mơ những điều lớn lao giống như chính ông thời trẻ. Nhà khoa học 8x dễ thương ở Hà Nội Mới đây, trên trang cá nhân của mình, TS Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH VinUni đã chia sẻ bức ảnh...

60 hoạt động trong 4 ngày bận rộn của Thủ tướng ở “đất nước triệu voi”

(Dân trí) - Theo ông Bùi Thanh Sơn, với lịch hoạt động dày đặc trong 4 ngày, Thủ tướng đã có hơn 60 hoạt động cả song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam vừa kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội...

Việt Nam khẳng định không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế

Việt Nam luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển, với tư cách là chủ thể, động lực và người thụ hưởng; khẳng định Việt Nam không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế. Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, khóa họp lần thứ 57 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 11/10 đã kết thúc tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc, khép lại 3 Khóa họp thường kỳ và...

TP.HCM kêu gọi đầu tư 2.352 tỉ đồng xây dựng các dự án văn hóa, thể thao

UBND TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư 5 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư gần 2.352 tỉ đồng. Ngày 11.10, Sở VH-TT TP.HCM cho biết sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao năm 2024 ngày 15.10 tại hội trường Thành ủy TP.HCM. Theo Sở VH-TT, mục đích...

Mới nhất

Hoà Phát đã nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 65% cùng kỳ năm ngoái

Hoà Phát đã nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 65% cùng kỳ năm ngoáiCác công ty thành viên đóng góp nhiều nhất trong số nộp ngân sách này là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh Hòa Phát, Xây dựng & Phát triển Đô thị...

60 hoạt động trong 4 ngày bận rộn của Thủ tướng ở “đất nước triệu voi”

(Dân trí) - Theo ông Bùi Thanh Sơn, với lịch hoạt động dày đặc trong 4 ngày, Thủ tướng đã có hơn 60 hoạt động cả song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt...

Hàn Quốc và Thái Lan tiếp cận sức mạnh mềm phát triển công nghiệp văn hoá

Bên cạnh những thành công lớn của ngành công nghiệp văn hoá tại Hàn Quốc, một quốc gia châu Á khác là Thái Lan gần đây cũng có những định hướng nhất định để phát triển văn hóa nhằm duy trì sức...

triệu chứng nhận diện và cách thức chẩn đoán

Bệnh tim thiếu máu cục bộ gây nên các triệu chứng làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể biến chứng ảnh...

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam – Châu Âu

Ngày 11/10/2024, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam – Châu Âu”. Lao động Việt Nam được chào đón tại các địa phương Nhật Bản ...

Mới nhất