Trang chủKinh tếNông nghiệpVùng đất phèn Sóc Trăng, dân liều trồng quýt đường, cây đặc...

Vùng đất phèn Sóc Trăng, dân liều trồng quýt đường, cây đặc sản, trái ra quá trời, cả làng phục lăn


Cây quýt đường dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, do đó nhiều nông dân trên địa bàn 2 xã Long Hưng và Hưng Phú, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) đã mở rộng diện tích trồng, thay thế dần các loại cây trồng kém hiệu quả như: cây mía, cây tràm… 

Dẫn chúng tôi thăm vườn quýt đường của gia đình, ông Nguyễn Minh Thê, xã Hưng Phú (huyện Mỹ Tú) bộc bạch: ”Đây là vườn quýt đang cho thu hoạch lứa trái đầu tiên, với diện tích 0,6ha. Toàn bộ khu vườn quýt trước đây là đất trồng tràm, do hiệu quả kinh tế cây tràm đem lại thấp, nên tôi quyết định chuyển sang trồng quýt đường, nâng tổng diện tích vườn quýt lên 2ha”.

Ông Minh Thê chia sẻ thêm: “Cây quýt sau 3 năm trồng đã thu hoạch trái. Quýt có trái quanh năm và khi cây được 5 năm tuổi trở về sau thì năng suất trái càng cao, bởi cây có nhiều cành, nhánh, tán lá rộng nên cho trái nhiều. 

Thu hoạch quýt rộ là vào tháng 3 – 4 âm lịch và tháng 9 âm lịch đến tháng giêng. Thường giá quýt cao trong những tháng mùa khô, từ 20.000 – 22.000 đồng/kg; còn các tháng mùa mưa, giá từ 16.000 – 18.000 đồng/kg. 

Vườn quýt của gia đình tôi thu hoạch 5 đợt/năm, tổng sản lượng 20 tấn, trừ các khoản chi phí đầu tư mùa vụ lợi nhuận hơn 300 triệu đồng/năm. Số tiền trên cao hơn gấp nhiều lần so với canh tác mía và cây tràm”.

img

Ông Nguyễn Minh Thê, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) bên vườn quýt của gia đình cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm/2ha. Ảnh: THÚY LIỄU

“Diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn xã Hưng Phú gần 440ha, trong đó diện tích quýt đường hơn 325ha. Cây quýt đã phát triển trên địa bàn xã Hưng Phú hơn 20 năm qua. Nhà vườn trồng quýt hầu hết đều có đời sống khá giả, sung túc. 

Hiện tại, xã đang có 1 tổ hợp tác trồng quýt đường và đang tiếp tục phát triển thêm 1 tổ hợp tác, tiến tới thành lập hợp tác xã trồng quýt đường để kết nối tiêu thụ với các công ty, doanh nghiệp thu mua, phục vụ thị trường trong nước, kể cả xuất khẩu. 

Cùng với đó, xã đã có 30ha quýt đường được ngành chuyên môn cấp mã số vùng trồng. Xác định cây quýt đường là cây trồng chủ lực của địa phương, trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục vận động nông dân mở rộng trồng cây quýt đường”, đồng chí Trần Văn Cần – Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Phú (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) cho biết.

Hơn 20 năm gắn bó cùng cây quýt đường, ông Nguyễn Hưng Ban, xã Hưng Phú cho biết: “Mặc dù là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, nhưng nhà vườn phải quan tâm đến việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. 

Nhờ tìm hiểu các đặc tính của cây, vườn quýt 4ha của tôi canh tác đã qua 20 năm cây vẫn cho năng suất tốt. Tôi trồng quýt chỉ sử dụng phân hữu cơ. Phân được làm từ rơm rạ và phân bò được ủ mục. Trước khi bón phân cho cây, tôi tiến hành xới đất quanh gốc cây cho tơi xốp mới bón phân vào gốc, thời điểm bón phân là đầu và cuối mùa mưa. 

Khi cây lớn dần, tôi cắt bỏ các cành cây đã bị khô, tỉa bớt tán lá rậm rạp quanh gốc cây, tạo sự thông thoáng cho cây ra hoa kết trái đạt năng suất. Thời điểm cây cho trái nên loại bỏ bớt trái trên cành, để số trái vừa phải, nhằm giúp trái có độ lớn đồng đều và đạt chất lượng tốt nhất. 

Ngoài ra, cần phải chú ý các loại sâu hại tấn công trên lá, trên trái như: sâu xanh, sâu vẽ bùa, ruồi vàng, nhện đỏ… kịp thời phòng trị. 

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong canh tác vườn quýt nên năng suất khu vườn quýt sẽ được duy trì hằng năm là 10 tấn/ha. Tổng sản lượng quýt sau thu hoạch là 40 tấn/4ha/năm, giá bán bình quân 18.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận hơn 600 triệu đồng/năm”.

Đầu ra của trái quýt đường sau thu hoạch khá tốt, thương lái đến tận nhà vườn thu mua. Hiện nay, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) định hướng sẽ phát triển vùng trồng cây ăn trái tập trung trên địa bàn 2 xã này, trong đó sẽ phát triển 2 loại cây trồng chính là vú sữa tứ quý và cây quýt đường, bởi các loại cây này phù hợp vùng đất, cho sản lượng và chất lượng trái ngon, thị trường ưa chuộng.

“Để phát triển tốt vùng trồng cây ăn trái của huyện, huyện sẽ tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả kinh tế sang trồng vú sữa tứ quý và cây quýt đường. 

Cùng với đó, huyện sẽ có những hỗ trợ về kỹ thuật trồng, hướng dẫn cách chăm sóc cây trong suốt quá trình sinh trưởng của cây và có những chính sách hỗ trợ phù hợp đến hộ dân trong chuyển đổi cây trồng…”, đồng chí Nguyễn Thanh Điền – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) cho biết.





Nguồn: https://danviet.vn/vung-dat-phen-soc-trang-dan-lieu-trong-quyt-duong-cay-dac-san-trai-ra-qua-troi-ca-lang-phuc-lan-20241012003957964.htm

Cùng chủ đề

Cây thanh trà, cây đặc sản Vĩnh Long quả ngon, vị ngọt, đẹp nhất dáng nhì da, hễ bẻ là bán hết veo

Từ thành công này, ông Cập đã thành lập Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ cây giống - quả thanh trà ngọt Đông Thành, thu hút 11 thành viên tham gia. Để nâng cao giá trị, ông Cập còn phối hợp với một số viện,...

Nông dân một huyện của Hà Nội nuôi con đặc sản, trồng cây đặc sản kiểu gì mà giàu lên?

Liên kết với HTX trồng cây dược liệuTrong buổi giao lưu với 2 nữ nông dân tiêu biểu đến từ Mỹ do Bộ NNPTNT phối hợp Đại sứ quán Mỹ tổ chức tại xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) mới đây, bà Nguyễn Thanh...

Vịt trời, con động vật hoang dã bay tài bay giỏi này nuôi thành công ở Sóc Trăng, là con đặc sản

Khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Mỹ Phước (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) ăn nên làm ra với mô hình nuôi vịt trời. Đây là loài thủy cầm trong tự nhiên đã qua thuần chủng nên việc chăm sóc...

Nuôi hươu, con động vật hoang dã chân dài tới nách, vợ chồng Sóc Trăng khá giả mấy hồi

Từ ý chí và quyết tâm làm giàu, vợ chồng bà Sơn Thị Nê, ngụ ấp Trà Lây 2, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã bỏ công sức tìm hiểu, tích lũy kiến thức qua các kênh thông tin về mô hình...

Nuôi ba ba đặc sản bò dày đặc, đẻ la liệt trứng, nông dân Sóc Trăng chán vì giá bán giảm 50%

Giá ba ba giảm là vấn đề mà nhiều hộ dân ở huyện Mỹ Tú (thủ phủ của mô hình nuôi ba ba ở tỉnh Sóc Trăng, với khoảng 200 hộ dân nuôi) đã và đang lo lắng. Bởi với giá ba ba hiện nay, người nuôi ba ba không có lời, thậm chí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cà na, bình bát, trái giác rừng, nhãn chài, vô số quả dại ở Tây Ninh, xưa ăn vui, nay nhà giàu thèm

Ðứa nào “mạnh tay, mạnh chân” thì leo lên cây, lựa những nhánh nhiều trái chín đen hái thả xuống.Cây bình bát nặng oằn trái.Khi tôi còn nhỏ, trái cây rất hiếm có. Hồi đó, ở quê tôi, những nhà khá giả, có đất vườn thì...

Khát vọng nâng tầm nông nghiệp Việt

Đại diện cho cộng đồng doanh nhân tại sự kiện, Anh hùng Lao động Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH, đã có bài phát biểu sâu sắc, chia sẻ về khát vọng và tầm nhìn chiến lược cho tương lai của...

Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam 5 lần đoạt giải Nhất tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia

10 năm hành trình hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp của Học viện Nông nghiệp Việt NamPhát biểu tại Hội nghị, PGS.TS.Vũ Ngọc Huyên, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ - Phó Chủ tịch phụ trách Hội đồng Học viện - Phó Giám...

Bài đọc nhiều

Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế – xã hội

Các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa, thông tin tuyên truyền vùng đồng bào DTTS được quan tâm đẩy mạnh, gìn giữ gắn với phát triển du lịch. Từ việc tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các Chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân ở các xã,...

Từ thu hút nhân tài toàn cầu đến “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

Masan với nguồn nhân lực đa dạng, bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau: Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ… mang trong mình nhiều khác biệt nhưng đều cùng chung một khát vọng – phụng sự người tiêu dùng và kiến tạo giá trị cho nền kinh tế, cho môi trường và xã hội. Masan cam kết, tạo ra môi trường đa dạng để thấm nhuần văn hóa hòa nhập và mang lại cơ hội bình đẳng cho...

Người dân Đà Nẵng giao nộp diều hâu, tê tê Java, chim cát bụng trắng, toàn con động vật hoang dã cho kiểm lâm

Ngày 10/10, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng Đà Nẵng cho biết, đã bàn giao 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm cho Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng theo dõi sức khỏe.Theo đó, ba cá thể động vật...

Thả 6 con động vật này vô vườn ớt chuông, dân một thôn ở Lâm Đồng liền thấy điều bất ngờ

HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phi Liêng được thành lập năm 2020, với những thành viên là người nông dân thôn Trung Tâm, xã Phi Liêng. Ngay từ ban đầu, HTX đã định hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cung ứng những...

Một hồ nước nhân tạo đẹp như phim ở Đắk Nông, cứ gọi là hồ Tây, dân câu cá to bự nơi hồ núi...

Gương soi giữa lòng đô thịHồ Tây Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) chính thức được đầu tư xây dựng từ năm 1982. Do nằm ở phía Tây huyện Đắk Mil nên người dân địa phương đã lấy đó để gọi tên hồ Tây.Từ năm 2023, hồ...

Cùng chuyên mục

Cà na, bình bát, trái giác rừng, nhãn chài, vô số quả dại ở Tây Ninh, xưa ăn vui, nay nhà giàu thèm

Ðứa nào “mạnh tay, mạnh chân” thì leo lên cây, lựa những nhánh nhiều trái chín đen hái thả xuống.Cây bình bát nặng oằn trái.Khi tôi còn nhỏ, trái cây rất hiếm có. Hồi đó, ở quê tôi, những nhà khá giả, có đất vườn thì...

Chuyện về những cây sầu riêng trăm tuổi

Từ cây trồng phụ, sầu riêng trở thành cây trồng chủ lực. Hiện nay, huyện Krông Pắc có diện tích sầu riêng lớn nhất tỉnh Đắk Lắk với hơn 7.000ha, trong đó, 2.015ha sầu riêng được cấp mã vùng trồng xuất khẩu, tổng số 34 mã. Trên địa bàn huyện hiện có 13 cơ sở đóng gói các loại trái cây tươi xuất khẩu đã được cấp mã số hoạt động.Bí thư Huyện ủy Krông Pắc Trần...

Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh...

Hiện nay, thương mại trên không gian mạng đang phát triển rất mạnh mẽ. TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh liên kết phải tính toán, đẩy mạnh hợp tác, liên kết các hệ thống thương mại trên không gian mạng bởi vì trong tương lai thương mại không gian mạng sẽ quyết định. “Chúng ta cố gắng làm sao giữa thành phố và các tỉnh vùng Duyên hải khi doanh nghiệp đến làm việc, đầu từ thì quy...

Nhiều tập thể, cá nhân tích cực đổi mới công tác thi đua khen thưởng

Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024) và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đến dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Thị Lan Hương cùng nhiều lãnh đạo, đại diện các tổ chức đoàn thể. Liên hoan không chỉ là dịp giao lưu văn nghệ mà còn là cơ hội...

Khát vọng nâng tầm nông nghiệp Việt

Đại diện cho cộng đồng doanh nhân tại sự kiện, Anh hùng Lao động Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH, đã có bài phát biểu sâu sắc, chia sẻ về khát vọng và tầm nhìn chiến lược cho tương lai của...

Mới nhất

TP.HCM kêu gọi đầu tư 2.352 tỉ đồng xây dựng các dự án văn hóa, thể thao

UBND TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư 5 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư gần 2.352 tỉ đồng. Ngày 11.10, Sở VH-TT TP.HCM cho biết sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh...

Đội hình dự kiến Việt Nam vs Ấn Độ: Quang Hải đá chính, Tiến Linh dự bị

Tối 12/10, đội tuyển Việt Nam có trận giao hữu duy nhất trong quãng thời gian FIFA Days tháng 10/2024 gặp đội tuyển Ấn Độ. Đây là cuộc đọ sức có ý nghĩa lớn về mặt chuyên môn với đội tuyển Việt Nam. Do đội tuyển Lebanon không tham dự giải đấu như dự kiến ban đầu, HLV...

Đặc sản ‘tốn cơm’ chế biến kỳ công ở Vĩnh Phúc, khách khó tính cũng khen ngon

Cá thính (hay còn gọi là cá ủ thính, cá muối chua) là một trong những món ăn nổi tiếng của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Vào thời điểm cấy lúa chiêm, nước trong các ao đầm cạn dần, người dân địa phương sẽ đi bắt cá về làm món ăn. Ban đầu, người dân đem cá ủ...

Mới nhất