Trang chủNewsThế giớiNhững "nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki" làm nên...

Những “nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki” làm nên kỳ tích

Chiều 11/10 (giờ Hà Nội), tại thủ đô Stockholm, Hội đồng Nobel của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2024.

Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024: Những 'nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki' làm nên kỳ tích
Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024 là tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản. (Nguồn: Nobel Prize)

Theo thông cáo đăng tải trên trang web chính thức Nobel Priza, giải thưởng Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản, một phong trào cơ sở của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8/1945, còn được gọi là Hibakusha.

Tiếng vọng từ quá khứ

Thông cáo nêu rõ, Nihon Hidankyo được trao giải thưởng vì những nỗ lực của họ nhằm đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân và thông qua lời kể của các nhân chứng sống của thảm họa để thể hiện rõ rằng, vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng nữa.

Một phong trào toàn cầu đã nổi lên sau các cuộc tấn công bằng bom nguyên tử năm 1945, trong đó, các thành viên đã làm việc không biết mệt mỏi để nâng cao nhận thức của thế giới về hậu quả thảm khốc của việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Dần dần, quốc tế đã hình thành và phát triển một chuẩn mực mạnh mẽ, trong đó, coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Chuẩn mực này được gọi là “điều cấm kỵ về hạt nhân”.

Lời chứng của Hibakusha chính là lời của những người sống sót sau vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki, mang tính lịch sử nhất và chân thật nhất.

Những nhân chứng lịch sử này đã giúp tạo ra và củng cố sự phản đối rộng rãi đối với vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới bằng cách dựa trên những câu chuyện cá nhân, tạo ra các chiến dịch giáo dục dựa trên trải nghiệm của chính họ và đưa ra những cảnh báo khẩn cấp về việc phổ biến cũng như sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hibakusha giúp thế giới mô tả những điều không thể diễn tả, suy nghĩ những điều không thể nghĩ tới và bằng cách nào đó nắm bắt được nỗi đau và sự đau khổ không thể hiểu nổi do vũ khí hạt nhân gây ra.

Thông cáo của Ủy ban Nobel Na Uy nhấn mạnh, với giải thưởng năm nay, ủy ban muốn nhấn mạnh một sự thật đáng khích lệ: Đã không có vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong chiến tranh trong gần 80 năm.

Tổ chức Nihon Hidankyo, hay còn gọi là Hibakusha, một phong trào cơ sở của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8/1945.

Theo đó, chính những nỗ lực phi thường của tổ chức Nihon Hidankyo cùng những đại diện khác của Hibakusha đã đóng góp rất lớn vào việc thiết lập “điều cấm kỵ hạt nhân”, và dó đó, thật đáng báo động khi ngày nay, “điều cấm kỵ” chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân này đang chịu áp lực.

Lời cảnh tỉnh cho thế giới hiện đại

Theo Ủy ban Nobel Na Uy, các cường quốc hạt nhân đang hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí của họ, các quốc gia mới dường như đang chuẩn bị sở hữu vũ khí hạt nhân và những lời đe dọa đang được đưa ra để sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột.

Vào thời điểm hiện nay trong lịch sử loài người, chúng ta nên nhắc nhở bản thân về vũ khí hạt nhân: thứ vũ khí hủy diệt nhất mà thế giới từng chứng kiến!

Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024: Những 'nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki' làm nên kỳ tích
Năm 2025 đánh dấu 80 năm kể từ khi 2 quả bom nguyên tử của Mỹ giết chết khoảng 120.000 cư dân Hiroshima và Nagasaki. (Nguồn: Kukufm)

Năm 2025 sẽ đánh dấu 80 năm kể từ khi hai quả bom nguyên tử của Mỹ giết chết khoảng 120.000 cư dân Hiroshima và Nagasaki. Một số lượng tương đương đã chết vì bỏng và thương tích do bức xạ trong những năm tháng sau đó.

Ngày nay, vũ khí hạt nhân thậm chí có sức hủy diệt lớn hơn nhiều. Chúng có thể giết chết hàng triệu người và sẽ tác động thảm khốc đến khí hậu. Một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể hủy diệt nền văn minh của nhân loại.

Ủy ban Nobel Na Uy cho rằng, những người sống sót sau thảm họa Hiroshima và Nagasaki dường như đã bị lãng quên từ lâu và giải Nobel Hòa bình năm nay sẽ vinh danh tất cả những người sống sót, những người, bất chấp nỗi đau về thể xác và ký ức đau thương, đã chọn sử dụng trải nghiệm đau thương của mình để vun đắp hy vọng và cuộc chiến vì hòa bình.

Năm 1956, các hiệp hội Hibakusha địa phương cùng với các nạn nhân của các cuộc thử vũ khí hạt nhân ở Thái Bình Dương đã thành lập Liên đoàn các tổ chức của những người chịu ảnh hưởng của bom A và bom H Nhật Bản và sau đó rút ngắn thành Nihon Hidankyo, tổ chức Hibakusha lớn nhất và có ảnh hưởng nhất tại Nhật Bản.

Nihon Hidankyo đã cung cấp hàng ngàn lời khai của nhân chứng, ban hành các nghị quyết và lời kêu gọi công khai, đồng thời cử các phái đoàn hàng năm tới Liên hợp quốc và nhiều hội nghị hòa bình để nhắc nhở thế giới về nhu cầu cấp thiết phải giải trừ vũ khí hạt nhân.

Một ngày nào đó, Hibakusha sẽ không còn ở giữa chúng ta như những nhân chứng của lịch sử nữa, nhưng tin rằng, Nhật Bản, với một truyền thống lưu giữ văn hóa mạnh mẽ và sự cam kết tiếp nối, những thế hệ mới sẽ tiếp tục hành trình mang theo kinh nghiệm và thông điệp của các nhân chứng để truyền cảm hứng tới mọi người trên khắp thế giới, giúp duy trì “điều cấm kỵ hạt nhân” – một điều kiện tiên quyết cho một tương lai hòa bình của nhân loại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chu-nhan-giai-nobel-hoa-binh-2024-nhung-nhan-chung-song-cua-tham-hoa-hiroshima-va-nagasaki-lam-nen-ky-tich-289725.html

Cùng chủ đề

Nobel Hòa bình vinh danh tổ chức chống vũ khí hạt nhân

Chiều 11-10 , Ủy ban Nobel Na Uy đã công bố Giải Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo (Nhật Bản) vì những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Ông Jorgen Watne Frydnes, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, nhấn mạnh, Nihon Hidankyo được trao Giải Nobel Hòa vì những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí...

Cặp đôi hoàn hảo đưa nhau vào lịch sử

Chiều 8/10, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm đã công bố chủ nhân của giải Nobel Vật lý 2024.

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel - Giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được công bố hàng năm kể từ 1901 để vinh danh các cá nhân và tổ chức đạt được những thành tựu lớn lao trong lĩnh vực: y học, vật lý, hóa học, kinh tế, văn học và hòa bình - theo ý nguyện của nhà phát minh lừng danh Alfred Nobel.

Giải Nobel Y sinh 2024 được trao cho hai nhà khoa học Mỹ vì phát hiện ra microRNA

Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska, đơn vị trao giải thưởng, cho biết khám phá của hai nhà khoa học này "có tầm quan trọng cơ bản đối với cách thức phát triển và hoạt động của các sinh vật". "Khám phá mang tính đột phá của họ đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn cấp về tình hình Lebanon

Ngày 10/10, các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã kêu gọi tăng cường sức mạnh cho quân đội Lebanon cũng như thực thi nghị quyết năm 2006 của HĐBA về việc phi vũ khí tại khu vực biên giới nước này và Israel.

Bộ Ngoại giao thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 11/10, tại Trụ sở Bộ, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Việt Nam-Algeria cùng tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên phát triển

Ngày 11/10, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đón tân Đại sứ Algeria tại Việt Nam Sofiane Chaib.

Trao giải Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024

Sáng 11/10, tại Hà Nội, trong không khí chúc mừng kỉ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam đã diễn ra Chương trình trao giải Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cự tuyệt đề nghị tái đấu, ông Trump nói ‘quá muộn’, bà Harris cho thấy là ‘thỏi nam...

Ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa tiếp tục từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ.   Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc tranh luận tại Philadelphia, Pennsylvania, ngày 10/9. (Nguồn: Reuters) Kênh Fox News dự kiến tổ chức một cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai...

Bài đọc nhiều

Ukraine “mất đà”, quân đội Nga giải phóng thêm nhiều khu vực ở vùng Kursk

Bộ Quốc phòng Nga thông báo hôm thứ Tư (ngày 9/10) rằng quân đội Nga đã giải phóng hai ngôi làng ở vùng Kursk.Lực lượng Ukraine đã bị đẩy lùi khỏi Novaya Sorochina, cách thị trấn Sudzha 15km về phía bắc. Quân đội Nga cũng đã...

Rộ tin Nga triển khai tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31K tới Belarus

Trang Militarnyi của Ukraine hôm 9/10 dẫn nguồn dự án Belaruski Hajun, – một dự án OSINT giám sát hoạt động quân sự của quân đội Nga và Belarus trên lãnh thổ Belarus – cho biết, Nga đã triển khai một máy bay đánh chặn MiG-31K...

Cùng chuyên mục

Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn cấp về tình hình Lebanon

Ngày 10/10, các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã kêu gọi tăng cường sức mạnh cho quân đội Lebanon cũng như thực thi nghị quyết năm 2006 của HĐBA về việc phi vũ khí tại khu vực biên giới nước này và Israel.

Nobel Hòa bình vinh danh tổ chức chống vũ khí hạt nhân

Chiều 11-10 , Ủy ban Nobel Na Uy đã công bố Giải Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo (Nhật Bản) vì những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Ông Jorgen Watne Frydnes, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, nhấn mạnh, Nihon Hidankyo được trao Giải Nobel Hòa vì những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí...

Lần hiếm hoi Nga-Mỹ chung tiếng nói, cùng cản Israel làm một việc với nơi này ở Iran

Giữa lúc tình hình Trung Đông căng thẳng với các cuộc tấn công trả đũa nhau ở biên giới phía Bắc Israel và ở Dải Gaza, cộng đồng quốc tế còn lo lắng về nguy cơ Israel sẽ có hành động nhắm vào các cơ sở hạt nhân của Iran.

Phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô 2024 tới cán bộ, công chức và viên chức

“Do có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù và quy định mới, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần triển khai khối lượng công việc rất lớn và phức tạp. Các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức của Thành phố phải nắm vững tư tưởng, quan điểm, các quy định cụ thể cũng như mối quan hệ giữa các quy định của Luật", Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu. ...

Mới nhất

Hội thảo Giới thiệu một số mô hình và tiến bộ kỹ thuật trong ngành Nông nghiệp và Phát triển…

Hội thảo có sự tham gia của Lãnh đạo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, các cán bộ làm công tác nghiên cứu và thông tin thư viện của các Trung tâm, Viện nghiên cứu và các Trường thuộc Bộ NN&PTNT và đại diện Nhà xuất bản nông nghiệp. Là đơn vị tiếp nhận các...

Thuốc dạ dày Nexium 40mg và 6 thông tin cần biết trước khi sử dụng

Thuốc dạ dày Nexium 40mg chứa thành phần chính là hoạt chất Esomeprazole. Loại thuốc này thường được dùng cho người gặp vấn đề về dạ dày do dư thừa lượng axit tiết ra....

Tạo điều kiện tốt nhất để phụ nữ Quân đội cống hiến

Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Quốc phòng; Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Phó trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ...

Hoài Vũ Bender: Từ Limburg tới Hà Nội “xa quen gần lạ”

VOV.VN - Cô là nhiếp ảnh gia đã giành nhiều giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế như Giải xuất sắc hạng mục ảnh bầu 2020, 2021,2022 của AFNS; Giải nhất hạng mục ảnh nghệ thuật chân dung trẻ em của hệ thống giải thưởng AFNS 2021, 2022 vv…   Nhiếp ảnh gia Hoài Vũ Bender được khán giả và cộng đồng nhiếp...

Mới nhất

Chiến lược & Lộ trình