Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp



Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đại học và cao đẳng”. Thạc sĩ Lê An Na cũng là đại diện duy nhất đến từ Việt Nam tham gia phát biểu tại sự kiện này.

Hội nghị UNESCO-APEID lần thứ 10 về giáo dục khởi nghiệp với chủ đề “Tương lai của thanh niên và giáo dục khởi nghiệp” diễn ra từ ngày 9-12/10 tại Đại học Alfraganus, Tashkent, Uzbekistan. Hội nghị thu hút sự tham gia của các nhà lãnh đạo, nhà giáo dục, nhà hoạch định chính sách, doanh nhân và nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới.

Trong bài phát biểu của mình, thạc sĩ Lê An Na tập trung vào việc chia sẻ những thách thức, cơ hội và các sáng kiến đã được thực hiện nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong giáo dục Việt Nam.

Theo bà, chưa bao giờ phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam lại trở nên phát triển như bây giờ với sự vào cuộc của hầu hết các Bộ ban ngành, đoàn thể, địa phương. Để phát triển được phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thanh niên và trí thức, Việt Nam có chính sách đặc biệt riêng. Nhà nước hiểu được rằng thanh niên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sẽ bắt đầu từ tầng lớp sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Chính vì vậy nhiều chính sách được ban hành nhằm khuyến khích sự sáng tạo, đặc biệt là các tài năng trẻ từ các trường đại học, viện nghiên cứu, cũng như có chính sách đặc biệt để hỗ trợ họ phát triển ý tưởng sáng tạo trở thành sản phẩm thương mại hóa.

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp- Ảnh 1.

Thạc sĩ Lê An Na dự và phát biểu tại Hội nghị UNESCO-APEID.

Cũng theo bà, việc phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp và các trường đại học với sự tham gia của sinh viên, giảng viên sẽ là một phương thức phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam một cách toàn diện.

Để thực hiện điều này thì vai trò tiên phong của các trường đại học thực hiện sứ mệnh đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp nhằm cung cấp cho xã hội những nhân tố được trang bị tư duy và kỹ năng cần thiết cùng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng giải quyết các bài toán cụ thể cho thị trường, mang lại giá trị cho xã hội phải được chú trọng hơn bao giờ hết.

Trong bài phát biểu của mình, thạc sĩ Lê An Na cũng chỉ ra hướng đi cho giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam. Bà cho rằng việc đổi mới chương trình đào tạo tại các trường đại học là rất cần thiết. Chương trình học cần được thiết kế lại để tích hợp các hoạt động thực hành, như dự án thực tế và các buổi thực tập, nhằm cung cấp cho sinh viên những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức áp dụng được trong môi trường khởi nghiệp. Các cơ sở giáo dục cần chủ động kết nối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm thực tế qua các hoạt động ngoại khóa.

Việc xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn thiện cần được chú trọng. Các cơ quan chính phủ và tổ chức tài chính phải tập trung vào việc đầu tư vào hạ tầng cần thiết cho khởi nghiệp hơn nữa, bao gồm các trung tâm ươm tạo và các quỹ đầu tư mạo hiểm. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các startup, giúp họ có nguồn lực tài chính để phát triển và mở rộng quy mô hoạt động.

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp- Ảnh 2.

Hội nghị UNESCO-APEID ự kiện thường niên được tổ chức với mục đích thúc đẩy phát triển tinh thần khởi nghiệp, tư duy sáng tạo.

Cuối cùng, việc thay đổi nhận thức xã hội và xây dựng văn hóa khởi nghiệp là một yếu tố không thể thiếu. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường thuận lợi cho khởi nghiệp mà còn giúp xây dựng một nền văn hóa khởi nghiệp mạnh mẽ và bền vững trong cộng đồng.

Hội nghị UNESCO-APEID lần thứ 10 về giáo dục khởi nghiệp được tổ chức bởi Mạng lưới giáo dục khởi nghiệp UNESCO (EE-Net). Đây là sự kiện thường niên được tổ chức với mục đích thúc đẩy phát triển tinh thần khởi nghiệp, tư duy sáng tạo, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và công nghệ thông qua các sáng kiến do thanh niên lãnh đạo. Qua nhiều hoạt động và nhiều kênh khác nhau, EE-Net đã và đang tiếp tục tạo cơ hội cho các bên tham gia thảo luận, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.

Hội nghị lần này tập trung vào bốn chủ đề chính gồm: chính sách của Chính phủ và các hoạt động, chương trình hành động, vận động hiệu quả cho giáo dục khởi nghiệp dành cho thanh thiếu niên; tính ứng dụng thực tế tốt nhất từ các sáng kiến giáo dục khởi nghiệp; khởi nghiệp do thanh niên lãnh đạo để giải quyết các vấn đề đổi mới xã hội, môi trường và công nghệ; xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp của thanh thiếu niên.

Thạc sĩ Lê An Na là một chuyên gia, đang hoàn thành luận án tiến sĩ về văn hóa và giao tiếp liên văn hóa, đồng thời là Phó Giám đốc Tổ chức kết nối và phát triển nguồn nhân lực văn hóa và giáo dục Việt Nam (ORCCED). Bà cũng là giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng là nhà sáng lập Học viện phong thái và nghi thức Việt Nam – Protocol Academy Vietnam – PAVI.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/nu-thac-si-nguoi-viet-chia-se-tai-su-kien-toan-cau-ve-giao-duc-khoi-nghiep-20241011160829852.htm

Cùng chủ đề

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu thảo luận chuyên đề Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Để “nuôi dưỡng” một doanh nghiệp...

Chiều 15/9, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 đã tiến hành phiên thảo luận chuyên đề thứ hai về Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Qua thảo luận tại hội nghị cho thấy có nhiều điểm chung giữa các quốc gia trong việc nhìn nhận tầm quan trọng của hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp, vai trò của Quốc hội/Nghị viện trong việc hoàn thiện thể chế...

Tăng cường kết nối Nghị sỹ trẻ để thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Tại phiên thảo luận chuyên đề về "Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp" diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, các nghị sĩ trẻ mong muốn cần khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Muốn vậy, cần tăng cường tương tác giữa nghị sĩ trẻ và những người hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo...

Việt Nam cần vượt qua thách thức để trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Video TS. Nguyễn Khánh Linh, Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ về thực tế khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam: Chiều 15/9, bên lề phiên thảo luận chuyên đề 2 "Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp" của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Khánh Linh, Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc...

Nghị sĩ nước ngoài mong muốn điều gì tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu?

Chia sẻ với Thanh Niên, nhiều nghị sĩ nước ngoài bày tỏ mong muốn qua Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sẽ rút ra được những kinh nghiệm, kiến thức để áp dụng vào đất nước của mình. Ngày 15.9, tại Hà Nội đã diễn ra phiên khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, với chủ đề "Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

AEON Việt Nam đẩy mạnh mô hình bán lẻ, liên tiếp mở trung tâm mới trong năm 2024

Năm 2024, bên cạnh AEON Huế và AEON Tạ Quang Bửu (TPHCM) vừa khai trương, AEON Việt Nam sắp ra mắt thêm Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON Xuân Thủy (Hà Nội) trong Quý...

Phụ nữ Cảnh sát biển trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Kỷ niệm 94 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, ngày 10/10, Liên hội phụ nữ cơ quan Bộ tư lệnh Cảnh sát biển tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trao học bổng...

Sẵn sàng, tự tin bước vào vòng chung kết cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024

Hồi hộp, lo lắng song cũng rất tự tin, sẵn sàng thuyết trình trực tiếp ý tưởng, dự án khởi nghiệp trước Hội đồng Ban giám khảo là tâm trạng của nhiều ứng viên tham dự vòng thuyết...

Nữ sinh lớp 6 Hà Nội truyền thông điệp tốt đẹp về tình bạn qua cuốn tiểu thuyết xuất bản trên toàn cầu

Cuốn tiểu thuyết Magic Runs Wild (Phép thuật hoang dại) được viết bằng tiếng Anh của Nguyễn Khánh Chi (lớp 6, trường Quốc tế Dewey, Hà Nội) vừa được Nhà xuất bản Ukiyoto tại Canada phát hành toàn...

Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam trao tặng 7 mái ấm và hàng trăm suất quà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó...

Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam vừa tổ chức thăm và tặng quà, trao tặng Mái ấm tình nghĩa cho người dân của 4 tỉnh, thành: Hưng Yên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hải Phòng với tổng trị...

Bài đọc nhiều

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về thu quỹ phụ huynh để tặng quà giáo viên

Tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TPHCM chiều nay (10/10), đại diện Sở GD-ĐT cho biết đã yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM và Sở GD-ĐT về thu, sử dụng học phí và quản lý các khoản thu, vận động đóng góp khác. Theo đại diện Sở GD-ĐT, các văn bản này đã được ban hành vào đầu năm học....

Bộ GD-ĐT nêu lý do đề xuất miễn học phí cho con giáo viên kể cả khi lương không thấp

Dự thảo Luật Nhà giáo với đề xuất miễn học phí từ mầm non đến đại học cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của giáo viên đang trong thời gian công tác thu hút sự quan tâm của dư luận. Với đề xuất này, căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà...

Báo Tuổi Trẻ và Trường đại học Công nghiệp TP.HCM ký kết hợp tác

Cũng theo hiệu trưởng Phan Hồng Hải, với việc hợp tác chia sẻ cơ sở vật chất cùng báo Tuổi Trẻ, nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy cho sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM tại cơ sở số 10 Nguyễn Văn Dung (quận Gò Vấp, TP.HCM)."Chúng tôi đang nỗ lực để tạo dựng môi trường học tập tốt nhất...

Cùng chuyên mục

Việt Nam giành 159 Huy chương Olympic quốc tế

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2020-2024, Việt Nam có 173 lượt thí sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế, mang về 159 huy chương các loại. Trong số này, có 54 HCV, 60 huy chương bạc (HCB), 45 huy chương đồng (HCĐ) và 14 bằng khen. Về số lượng HCV, năm 2022, Việt Nam giành nhiều...

Hà Nội cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp

Chiều 11/10 của Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản về việc quản lý, sử dụng điện thoại trong nhà trường. Theo đó, văn bản nêu, qua theo dõi thực tế, phản ánh của các cơ quan báo chí và dư luận xã hội về việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học...

Học sinh lớp 11 ở TP.HCM mất liên lạc đã về với gia đình

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chị Lê Thị Bích Thảo - cô ruột của học sinh L.T.M.T (sinh năm 2008), đang học lớp 11 tại Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8) - xác nhận em đã được cơ quan chức năng đưa về nhà an toàn vào khoảng 3h sáng nay 11-10.Gia đình T. đang ngụ tại phường Bình Trị Đông...

Mới nhất

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cự tuyệt đề nghị tái đấu, ông Trump nói ‘quá muộn’, bà Harris cho thấy là ‘thỏi nam...

Ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa tiếp tục từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ.   Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc tranh...

Giá trị thương hiệu FPT xấp xỉ 1 tỷ USD

Với giá trị thương hiệu xấp xỉ 1 tỷ USD, FPT được vinh danh Top 5 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, Top 10 công ty gia tăng giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam, Top 12 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam tại Lễ vinh danh “100 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam...

Nobel Hòa bình vinh danh tổ chức chống vũ khí hạt nhân

Chiều 11-10 , Ủy ban Nobel Na Uy đã công bố Giải Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo (Nhật Bản) vì những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Ông Jorgen Watne Frydnes, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, nhấn mạnh,...

Mới nhất