Trang chủChính trịNgoại giaoThêm tình tiết mới ‘vạch mặt’ thủ phạm, Mỹ, Anh nói gì,...

Thêm tình tiết mới ‘vạch mặt’ thủ phạm, Mỹ, Anh nói gì, Liên hợp quốc đã ‘ra mặt’?

Hai năm sau vụ nổ đường ống Nord Stream (tháng 9/2022), Hội đồng Bảo an họp theo yêu cầu của Liên bang Nga, Moscow chỉ trích các cuộc điều tra quốc gia về vụ việc thiếu các phát hiện có tính kết luận, đồng thời thiếu hành động tập thể của cơ quan gồm 15 thành viên này.

Biển báo chỉ dẫn lối đến đường dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở Lubmin, Đức. (Nguồn: Reuters)
Biển báo chỉ dẫn lối đến đường dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở Lubmin, Đức. (Nguồn: Reuters)

Sau thời gian im lặng lạ thường, những ngày gần đây – đánh dấu mốc tròn 2 năm “ngủ yên”, Vụ nổ đường ống Nord Stream (dòng chảy phương Bắc) lại được “hâm nóng” trên truyền thông quốc tế, với những tình tiết mới.

Mỹ, Anh có liên quan?

Ngày 9/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bất ngờ công bố, Moscow có bằng chứng về sự tham gia của Mỹ và Anh trong vụ nổ đường ống Nord Stream năm 2022.

Nhấn mạnh rằng, Moscow đã nhiều lần đề nghị hợp tác với các bên liên quan trong cuộc điều tra nhưng không nhận được phản hồi. Vì vậy, “Nga sẽ công bố bằng chứng dựa trên những gì thực tế nhất và theo sát diễn biến tình hình xung quanh cuộc điều tra về vụ việc”, Người phát ngôn Zakharova lưu ý.

Trước đó, người đứng đầu Cơ quan tình báo đối ngoại Nga Sergei Naryshkin đã khẳng định, Mỹ và Anh có liên quan trực tiếp đến vụ nổ Nord Stream.

Tháng 9/2022, ba trong bốn nhánh của hai đường ống Nord Stream (1 và 2) vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến châu Âu đã bị vỡ trong một loạt vụ nổ bên dưới Biển Baltic gần Thụy Điển và Đan Mạch. Kể từ đó, các đường ống dẫn khí quan trọng này không còn hoạt động được. Thụy Điển, Đan Mạch và Đức đã gọi vụ việc là hành động phá hoại có chủ ý.

Các cuộc điều tra độc lập sau đó, do Đức, Đan Mạch và Thụy Điển khởi xướng đã loại trừ Nga khỏi danh sách thủ phạm, nhưng không đưa ra kết quả cụ thể nào. Năm 2024, trừ Đức, cả Thụy Điển và Đan Mạch đều tuyên bố kết thúc cuộc điều tra về vụ nổ đường ống Nord Stream.

Trong diễn biến đó, bổ sung thêm tình tiết mới liên quan nghi vấn thủ phạm phá hoại Nord Stream, tờ Politiken của Đan Mạch xuất bản vào ngày 26/9 và được người dùng mạng xã hội X đăng tải vào ngày 7/10 thông tin, các tàu chiến Mỹ đã hoạt động ở khu vực phía Đông đảo Bornholm (Đan Mạch) vài ngày trước vụ nổ với thiết bị liên lạc phát-đáp bị tắt.

Cho rằng tàu gặp nạn, một người quản lý ở cảng Christiano (Đan Mạch) gần đó, ông John Anker Nielsen và các đồng nghiệp đã triển khai nhiệm vụ cứu hộ. Tuy nhiên, khi đến hiện trường, họ thấy tàu của Hải quân Mỹ.

Chia sẻ với Politiken, ông Nielsen cho biết, không tin vào tuyên bố của phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin của tình báo Mỹ rằng – vụ Nord Stream bị phá hoại có liên quan Kiev – rằng một nhóm nhỏ người Ukraine được cho là sử dụng du thuyền Andromeda để thực hiện cuộc tấn công dưới biển sâu.

Nhưng ông Anker Nielsen tin vào nội dung liên quan do nhà báo Mỹ nổi tiếng, từng đoạt giải Pulitzer danh giá – Seymour Hersh cung cấp, bài viết từng gây chấn động vào đầu tháng 2/2023 – khẳng định Mỹ đã có ý định phá hoại Nord Stream từ cuối năm 2021. Theo thông tin từ nhà báo này, chất nổ được kích nổ vào ngày 26/9/2022 đã được thợ lặn Hải quân Mỹ cài vào đường ống Nord Stream từ tháng 6/2022 dưới vỏ bọc của cuộc tập trận NATO có tên là Baltops 22.

Nhà Trắng ngay sau đó đã phủ nhận cáo buộc, gọi đó là thông tin “hoàn toàn sai sự thật và hư cấu”.

Khi đó, Tổng thống Putin và các quan chức cấp cao Nga đã cáo buộc Washington là thủ phạm có thể đứng sau vụ nổ Nord Stream. Moscow cho rằng, Mỹ có đủ phương tiện kỹ thuật nhất để thực hiện các vụ nổ này và cũng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất.

Liên hợp quốc vào cuộc?

Ngày 4/10, thông cáo báo chí của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an về vụ phá hoại đường ống Nord Stream, nhiều diễn giả lên án các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng, nhấn mạnh nhu cầu giải trình.

“Stockholm và Copenhagen đã nêu rõ điều hiển nhiên — rằng các đường ống dẫn khí đã bị nổ tung” và “không thể tiếp tục các thủ tục tố tụng hình sự trong phạm vi quyền hạn của quốc gia họ”, đại diện của Liên bang Nga cho biết, đồng thời nhắc đến các cuộc điều tra do Thụy Điển và Đan Mạch đã tuyên bố hoàn tất vào tháng 2/2024 nhưng không công bố kết quả cụ thể nào.

Đại diện của Nga tại LHQ bày tỏ sự thất vọng và cho biết, các yêu cầu hỗ trợ pháp lý của Moscow, với tư cách là bên bị hại, đã được gửi đến cả ba quốc gia điều tra độc lập, đều đã bị bỏ qua. Tình trạng tương tự như vậy đối với mọi nỗ lực của Moscow, nhằm đạt được thỏa thuận của Hội đồng, kêu gọi Đức minh bạch và đẩy nhanh cuộc điều tra “luôn bị Mỹ và các đồng minh chặn lại”.

Đại diện Nga tại LHQ tiếp tục chỉ trích “những động thái gian cản trở” công việc của Hội đồng từ các “đồng nghiệp” phương Tây. Và khẳng định, Liên bang Nga sẽ không nản lòng trong việc xác định sự thật, xác định ai chịu trách nhiệm cho các vụ nổ và trừng phạt họ.

Trong khi đó, người phát ngôn của Mỹ phản đối cáo buộc của Liên bang Nga, rằng Washington có liên quan, nhấn mạnh: “Không có bằng chứng nào về sự liên quan của Mỹ và sẽ không bao giờ có, vì Mỹ không liên quan”.

Đại diện của Vương quốc Anh nhấn mạnh, cách tốt nhất để có được câu trả lời là ủng hộ cuộc điều tra quốc gia đang diễn ra của Đức. Hội đồng nên tập trung nỗ lực vào việc hỗ trợ quá trình này thay vì tham gia vào những suy đoán vô ích.

Kêu gọi một cuộc điều tra minh bạch và có kết luận rõ ràng, Đại biểu Mozambique, lưu ý tiến độ của hồ sơ Vụ nổ đường ống Nord Stream “giống như các cuộc điều tra khác”, vẫn phần lớn bị đình trệ trong hai năm qua. Ông bày tỏ lo ngại về cách các khu vực pháp lý quốc gia xử lý vấn đề này, cũng như báo cáo về việc thiếu sự phối hợp và chia sẻ thông tin. Do đó, có “suy đoán rằng, cuộc điều tra đang bị kéo dài một cách cố ý và nguy cơ leo thang căng thẳng nếu danh tính của thủ phạm bị tiết lộ”.

Đại diện Trung Quốc lặp lại quan điểm trên và kêu gọi các quốc gia liên quan tích cực giao tiếp và hợp tác với Liên bang Nga, đồng thời tránh chính trị hóa cuộc điều tra.

Phía Trung Quốc nhận định, dự thảo tuyên bố do phái đoàn Nga đề xuất về vụ nổ đường ống Nord Stream “nói chung là cân bằng” và phản ánh mối quan tâm của tất cả các bên, đồng thời bày tỏ hy vọng các bên liên quan tăng cường tham vấn để đạt được kết quả càng sớm càng tốt. Bắc Kinh cũng kêu gọi Hội đồng bảo an LHQ tiếp tục chú ý đến vấn đề này và không để nó “biến mất”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/vu-no-duong-ong-nord-stream-them-tinh-tiet-moi-vach-mat-thu-pham-my-anh-noi-gi-lien-hop-quoc-da-ra-mat-289693.html

Cùng chủ đề

Chuyên gia tiết lộ lợi ích chiến lược Nga-Mỹ ở Bắc Cực

Tiến sĩ kinh tế Alexey Fadeyev, Phó Chủ tịch Hội đồng công cộng thuộc Ủy ban các vấn đề Bắc Cực của thành phố St. Petersburg, ngày 10/10 cho biết, Mỹ lo ngại về năng lực ngày càng tăng của Nga ở Bắc Cực, xem khu vực này như điểm nóng tiềm năng cho các cuộc đối đầu địa chính trị và các hoạt động quân sự, nhưng khó có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự công khai.

Nga gửi bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học lên OPCW, khuyên Mỹ đừng “hùa theo” Kiev

Ngày 9/10, Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) Vladimir Tarabrin thông báo, Moscow đã chuyển giao cho OPCW kết quả điều tra về việc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học.

Hungary nói kinh tế châu Âu “gặp nạn” khi dừng mua khí đốt Nga, EU đang phải trả giá cao

Ngày 9/10, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, việc Liên minh châu Âu (EU) dừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đã gây nguy hiểm đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của khối.

Ukraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga

Việc Ukraine mạnh tay cắt đứt hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga sẽ khiến cả ba gặp khó. Thế nhưng, vì lý do gì Kiev vẫn kiên quyết giữ "lằn ranh đỏ"?

Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp Thượng đỉnh BRICS+, cơ hội gia nhập đã tới rất...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, ông sẽ gặp người đồng cấp Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS+ cuối tháng này, sau một cuộc điện đàm vừa được thực hiện giữa hai nhà lãnh đạo.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Con đường và tác phẩm nghệ thuật đầy đam mê của nữ văn sĩ Hàn Quốc

Nhà văn Han Kang đã tạo nên dấu ấn lịch sử khi trở thành người Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn học năm 2024, đưa văn chương xứ sở kim chi ra ánh sáng sân khấu toàn cầu.

Chuyên gia tiết lộ lợi ích chiến lược Nga-Mỹ ở Bắc Cực

Tiến sĩ kinh tế Alexey Fadeyev, Phó Chủ tịch Hội đồng công cộng thuộc Ủy ban các vấn đề Bắc Cực của thành phố St. Petersburg, ngày 10/10 cho biết, Mỹ lo ngại về năng lực ngày càng tăng của Nga ở Bắc Cực, xem khu vực này như điểm nóng tiềm năng cho các cuộc đối đầu địa chính trị và các hoạt động quân sự, nhưng khó có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự công khai.

“Kỷ luật tích cực” để giảm hành vi lệch chuẩn của học sinh

Việc quản lý hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi trường học đường đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa thấu cảm, sự hiểu biết và các biện pháp kỷ luật tích cực.

Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và UNICEF tại Việt Nam để khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn hỗ trợ quan trọng này sẽ góp phần giúp các hộ gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng và phải di dời do tác động của cơn bão Yagi khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và UNICEF tại Việt Nam để khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn hỗ trợ quan trọng này sẽ góp phần giúp các hộ gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng và phải di dời do tác động của cơn bão Yagi khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Bài đọc nhiều

Giá vàng thế giới tăng vững chắc, vàng trong nước trượt sâu; Nga gom kim loại quý lập “kho dự trữ khủng” làm gì?

Giá vàng hôm nay 11/10/2024: Giá vàng thế giới vượt qua một số biến động mới, tiếp đà tăng vững chắc. Giá vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh, vàng nhẫn mất mốc 83 triệu đồng. Nhiều yếu tố đã góp phần vào hiệu suất phi thường của vàng, quỹ đạo của kim loại quý vẫn là tích cực và áp đảo.

Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam – Tây Ban Nha

Chiều 9/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp bà Carmen Cano De Lasala, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Tây Ban Nha tại Việt Nam. Tại buổi...

Nguyện vọng của người dân là kim chỉ nam

“Khi mọi người yêu thành phố của họ và chia sẻ tầm nhìn chung về tương lai, họ sẽ nỗ lực phấn đấu, làm việc và lao động vì nơi họ đang sống. Và bầu không khí đầy tích cực hứng khởi này sẽ thu hút những tài năng mới và các dự án thú vị, làm giàu thêm cho diện mạo và giá trị, bản sắc của Hà Nội”. Đó là chia sẻ của Trưởng đại diện UNESCO...

Nỗi lo mới của kinh tế Nga

Ngày 9/10, Giám đốc điều hành (CEO) Sberbank German Gref dự báo, đến năm 2030, Nga sẽ thiếu khoảng 1 triệu chuyên gia công nghệ thông tin so với nhu cầu.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê tăng nhanh trở lại, xuất khẩu sẽ được giá? Khởi động Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Cà phê là một trong những mặt hàng có giá tăng mạnh nhất, đặc biệt, giá xuất khẩu bình quân tháng 9/2024 đạt 5.469 USD/tấn, cao nhất từ trước đến nay. Trong 9 tháng đầu năm, giá trung bình mỗi tấn cà phê xuất khẩu là 3.897 USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.

Vượt bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam sẽ đón tin vui vào cuối năm?

GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam có thể đón tin vui tăng trưởng cao vào cuối năm.

ASEAN thúc đẩy kết nối, hợp tác với Ấn Độ, Canada

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 21, lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao cam kết của Ấn Độ đặt ASEAN ở vị trí trung tâm trong Chính sách Hành động Hướng Đông cũng như trong Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPOI) của Ấn Độ, đóng góp tích cực cho sự phát triển toàn diện của quan hệ ASEAN-Ấn Độ. Năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 100,7 tỷ USD, đầu...

Thế giới biến động nhẹ; trong nước tăng mạnh, hơn 1.200 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 11/10, đầu giờ sáng nay giá dầu WTI giảm nhẹ 0,3%, giá dầu Brent “dậm chân tại chỗ” ở mức 79,4 USD/thùng. Giá xăng trong nước tăng mạnh từ 15h chiều qua (10/10).

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44-45: Tự cường, kết nối

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp Cấp cao ASEAN, các nhà lãnh đạo tề tựu tại nước Chủ tịch để cùng nhìn lại chặng đường đã qua và vạch ra đích đến cho hành trình tiếp theo của “con tàu” ASEAN. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 lần này có sứ mệnh tìm lời giải cho những vấn đề chiến lược, sát sườn với ASEAN trong bối cảnh bộn bề, phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực.

Mới nhất

Giá gạo xu hướng trái chiều, giá lúa đi ngang

Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/10 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động với mặt hàng gạo. Giá gạo tăng, giảm 100 đồng/kg. Giá lúa duy trì ổn định. Ghi nhận tại Đắk Lắk, giá lúa cuối vụ vững giá. Tại An Giang giá lúa Thu Đông...

Tọa đàm: Tắt sóng 2G trước giờ G

Trước đây, Bộ TT&TT đặt ra mục tiêu chậm nhất đến 15/9/2024 phải hoàn thành việc dừng công nghệ 2G. Đây là thời điểm hết hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và giấy phép băng tần số vô tuyến điện, để phù hợp với định hướng quy hoạch tần số vô tuyến điện.  Tuy...

Từng mót mủ cao su để kiếm tiền đi học, cô gái tốt nghiệp thủ khoa

Mặc dù lớn lên trong một căn phòng trọ chật hẹp dành cho công nhân và từng mót mủ cao su để kiếm tiền đi học, nhưng cô gái này luôn đạt được thành tích học tập xuất sắc. Cô gái nghị lực vượt khó học giỏi Đó là câu chuyện của cô gái Nguyễn Hòa Kim Thái (22 tuổi), cựu...

Tân Lạc (Hòa Bình): Hỗ trợ vốn và trao sinh kế, giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Dân số của huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình có trên 90.000 người với nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm 85%. Huyện có 16 đơn vị hành chính (15 xã, 1 thị trấn), trong đó có 146/159 xóm, khu thuộc vùng DTTS và miền núi, 5 xã và 24 xóm đặc...

Mới nhất