Trang chủNewsThế giớiChuyên gia tiết lộ lợi ích chiến lược Nga-Mỹ ở Bắc Cực

Chuyên gia tiết lộ lợi ích chiến lược Nga-Mỹ ở Bắc Cực

Tiến sĩ kinh tế Alexey Fadeyev, Phó Chủ tịch Hội đồng công cộng thuộc Ủy ban các vấn đề Bắc Cực của thành phố St. Petersburg, ngày 10/10 cho biết, Mỹ lo ngại về năng lực ngày càng tăng của Nga ở Bắc Cực, xem khu vực này như điểm nóng tiềm năng cho các cuộc đối đầu địa chính trị và các hoạt động quân sự, nhưng khó có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự công khai.

Linh Nga tuần tra tại căn cứ trên đảo Kotelny, bên ngoài Vòng Bắc Cực, vào ngày 3 tháng 4 năm 2019. (Nguồn: Getty)
Linh Nga tuần tra tại căn cứ trên đảo Kotelny, Vòng Bắc Cực. (Nguồn: Getty)

Địa bàn chiến lược mới

Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2023 đã công bố chiến lược Bắc Cực mới. Theo Lầu Năm Góc, bản cập nhật này xuất phát từ những thay đổi trong địa chính trị và việc Bắc Cực đang trở thành điểm “cạnh tranh quyền lực chiến lược”.

Chiến lược nêu rõ, “Mỹ phải sẵn sàng đối phó với thách thức này cùng với các đồng minh và đối tác”. Canada cũng thông báo về kế hoạch thành lập một liên minh an ninh Bắc Cực với các nước Bắc Âu.

Theo ông Fadeyev, Mỹ đã thông qua nhiều chiến lược Bắc Cực, tất cả đều mang tính chất quân sự. Washington lo ngại về sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc tại đây, cho rằng có thể gây ra mối đe dọa với Mỹ cùng các đồng minh.

Lính dù Mỹ trong cuộc tập trận Deadhorse năm 2015 ở khu vực Alaska. (Nguồn: Quân đội Mỹ)
Lính dù Mỹ trong cuộc tập trận Deadhorse năm 2015 ở khu vực Alaska. (Nguồn: Quân đội Mỹ)

“Bộ Quốc phòng Mỹ bổ sung khu vực Bắc Cực vào danh sách các mặt trận quân sự tiềm năng, bên cạnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông và châu Phi”, ông Fadeyev nhấn mạnh.

Chuyên gia này cho rằng Bắc Cực luôn được xem là khu vực hợp tác hơn là đối đầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Mỹ và các đồng minh NATO thường xuyên tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trong khu vực, triển khai các đơn vị quân sự mới ở Bắc Cực, tăng cường chuyến bay trinh sát.

Ngoài ra, các tàu ngầm chiến lược mang theo cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường có độ chính xác cao đã tuần tra ở Bắc Cực.

Trong bối cảnh “hoạt động của Mỹ, Canada và Đan Mạch vượt quá thời Chiến tranh Lạnh”, các quốc gia Bắc Cực đã nhanh chóng nâng cấp lực lượng vũ trang, thực hiện một số nhiệm vụ nhất định trong khu vực.

Ông Fadeyev khẳng định tình hình ở Bắc Cực trở nên phức tạp hơn do thiếu các cơ chế an ninh quốc tế hiệu quả, cũng như sự tham gia tích cực của các quốc gia không thuộc khu vực.

“Hoạt động quân sự cũng gia tăng trên quần đảo Spitzbergen, vốn là nơi có trạm đo lường kết nối với hệ thống của NATO. Ở các vùng nước xung quanh quần đảo này, máy bay chiến đấu của NATO đã tiến hành diễn tập trong điều kiện của vùng cực Bắc”, chuyên gia Nga cho hay.

Rủi ro xung đột

Theo ông Fadeyev, những động thái trên dấy lên mối lo ngại và làm tăng nhu cầu phản ứng, nhưng khó có khả năng gây ra một cuộc xung đột quân sự công khai.

Ông cho biết, Nga hiện có những lợi thế không phải bàn cãi về mặt địa lý, kinh tế và quân sự ở tại khu vực này, sở hữu hơn một nửa lãnh thổ thềm lục địa Bắc Cực, có các đội tàu phá băng và tàu phương Bắc, tích cực phát triển tuyến đường biển phương Bắc.

Nga đã thực hiện kịp thời nhiều biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích địa chính trị của mình ở các vĩ độ cao. Đặc biệt, việc phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng tại các cảng biển và tuyến đường vận tải trong vùng nước của tuyến đường biển phương Bắc, cũng như thành lập trụ sở hoạt động hàng hải để quản lý vận tải biển.

“Việc nâng cao hiệu quả kinh tế của tuyến đường biển phương Bắc có thể mang lại cho Nga một trong những lợi thế quan trọng ở cuộc cạnh tranh địa chính trị này, trong bối cảnh rủi ro cao về quân sự và vận tải từ cả hai phía của kênh đào Suez”, ông Fadeyev nhận định.

Ngoài logistics, Moscow cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và các cơ sở hoạt động tại những khu vực vĩ độ cao, trang bị cho lực lượng vũ trang vũ khí và thiết bị đặc biệt để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của vùng cực Bắc, đồng thời duy trì sự hiện diện của Nga ở một số khu vực, đặc biệt là quần đảo Spitzbergen.

Tuy nhiên, ông Fadeyev cho rằng, các chương trình nâng cấp lực lượng vũ trang của Nga và tăng cường sự hiện diện quân sự tại đây không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, mặc dù các quốc gia phương Tây do Mỹ dẫn đầu đang “thấp thỏm” vì điều ấy.

“Một trong những điểm nổi bật của Nga tại Bắc Cực là khả năng hợp tác. Đây cũng là nơi đã thực hiện nhiều dự án cung cấp năng lượng với các đối tác nước ngoài và các sáng kiến quốc tế mang tính chiến lược mới. Tôi mong rằng Bắc Cực tiếp tục giữ vị thế là khu vực hợp tác thay vì đối đầu về kinh tế và quân sự”, chuyên gia Nga nhấn mạnh.

Tựu trung, Bắc Cực đang ngày càng trở thành tâm điểm của cạnh tranh địa chính trị, đặc biệt giữa hai siêu cường Nga-Mỹ. Dù việc Washington cùng các đồng minh NATO lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Nga trong khu vực có nguy cơ khiến xung đột gia tăng, nhưng một cuộc đụng độ trực tiếp vẫn khó xảy ra. Moscow có những lợi thế đáng kể về địa lý, kinh tế, và quân sự tại Bắc Cực và việc phát triển tuyến đường biển Bắc được xem là chiến lược quan trọng để củng cố vị thế của Nga. Tuy nhiên, cả hai “ông lớn” đều mong muốn Bắc Cực sẽ vẫn là lãnh thổ của hợp tác hơn là đối đầu.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chuyen-gia-tiet-lo-loi-ich-chien-luoc-nga-my-o-bac-cuc-tam-diem-canh-tranh-moi-cua-cac-sieu-cuong-289650.html

Cùng chủ đề

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Thông qua thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với một số địa phương phía bắc và Bắc Trung Bộ, Bắc Kạn rất mong Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh quan tâm giới thiệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát và triển khai các dự án đầu tư, kinh doanh, phát triển du lịch; kết nối thương mại, tiêu thụ các sản...

TP.HCM ký kết hợp tác y tế với các tỉnh duyên hải Trung Bộ

Tại lễ ký kết, PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho hay hiện nay việc chuyển đổi số công tác quản lý hành nghề trong lĩnh vực y tế là rất quan trọng.Theo ông Tăng Chí Thượng, việc quản lý các quảng cáo sai sự thật trên mạng là rất gian nan, trong khi quản lý...

Vietnam Airlines hợp tác Safran Seats bảo dưỡng và nâng cấp máy bay

Đây là bước tiến mới trong 30 năm hợp tác giữa Vietnam Airlines và Tập đoàn Safran, khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững giữa hai bên. Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines trao biên bản hợp tác với lãnh đạo Safran Seats. Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines vừa ký kết bản hợp tác...

Việt Nam-Tunisia tăng cường thúc đẩy hợp tác thương mại

Nhằm tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia, sáng 3/10, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp, Thương mại và Thủ công Tunisia (UTICA) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến với sự tham gia của đại diện một số bộ, ngành Tunisia và 60 doanh nghiệp hai nước.

Cơ hội nâng tầm hợp tác song phương Việt Nam và Pháp

Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cộng hòa Pháp thể hiện Việt Nam coi trọng vị trí của Pháp và châu Âu trong định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam, cũng như đối với sự phát triển của quan hệ hai nước. Ðây là lời khẳng định của Ðại sứ Việt Nam tại Pháp Ðinh Toàn Thắng khi trả lời phỏng vấn TTXVN về quan hệ Việt Nam-Pháp....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Con đường và tác phẩm nghệ thuật đầy đam mê của nữ văn sĩ Hàn Quốc

Nhà văn Han Kang đã tạo nên dấu ấn lịch sử khi trở thành người Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn học năm 2024, đưa văn chương xứ sở kim chi ra ánh sáng sân khấu toàn cầu.

“Kỷ luật tích cực” để giảm hành vi lệch chuẩn của học sinh

Việc quản lý hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi trường học đường đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa thấu cảm, sự hiểu biết và các biện pháp kỷ luật tích cực.

Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và UNICEF tại Việt Nam để khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn hỗ trợ quan trọng này sẽ góp phần giúp các hộ gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng và phải di dời do tác động của cơn bão Yagi khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và UNICEF tại Việt Nam để khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn hỗ trợ quan trọng này sẽ góp phần giúp các hộ gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng và phải di dời do tác động của cơn bão Yagi khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Nữ sinh Hà Nội trải nghiệm một ngày đóng vai Đại sứ Thụy Điển

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10, Đại sứ quán Thụy Điển và tổ chức Plan International Việt Nam tiếp nối chuỗi sự kiện Trao quyền cho trẻ em gái – Girls Takeover 2024.

Bài đọc nhiều

Ukraine “mất đà”, quân đội Nga giải phóng thêm nhiều khu vực ở vùng Kursk

Bộ Quốc phòng Nga thông báo hôm thứ Tư (ngày 9/10) rằng quân đội Nga đã giải phóng hai ngôi làng ở vùng Kursk.Lực lượng Ukraine đã bị đẩy lùi khỏi Novaya Sorochina, cách thị trấn Sudzha 15km về phía bắc. Quân đội Nga cũng đã...

Rộ tin Nga triển khai tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31K tới Belarus

Trang Militarnyi của Ukraine hôm 9/10 dẫn nguồn dự án Belaruski Hajun, – một dự án OSINT giám sát hoạt động quân sự của quân đội Nga và Belarus trên lãnh thổ Belarus – cho biết, Nga đã triển khai một máy bay đánh chặn MiG-31K...

Nhật Bản giải tán Hạ viện, Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán Romania, EU mở cầu hàng không nhân đạo

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/10.

Cùng chuyên mục

ASEAN-Hoa Kỳ thúc đẩy kết nối hướng tới tương lai phát triển tự cường, thịnh vượng và bền vững

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao, sáng 11/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 12. Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 4 định hướng quan trọng cho ASEAN Hội nghị ASEAN: Đưa Biển Đông trở thành...

Israel không kích Beirut, 2 tòa chung cư bốc cháy dữ dội, hơn 100 người thương vong

Bộ Y tế Công cộng Lebanon cho biết, các cuộc không kích của Israel vào Beirut đã khiến 22 người thiệt mạng và làm bị thương ít nhất 117 người.Các video do truyền thông địa phương công bố và được cơ quan kiểm tra thực tế...

Tân Tổng thống Mexico tuyên bố không dự COP29, lý do là gì?

Ngày 10/10, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, bà sẽ không tham dự Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) dự kiến diễn ra từ ngày 11-22/11 tại Baku, Azerbaijan.

Điện Kremlin bình luận về thông tin Ukraine sẵn sàng ngừng bắn

Ngày 10-10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với RIA Novosti rằng Nga chưa nhận được bất kỳ tín hiệu nào từ Ukraine cho thấy Kiev sẵn sàng ngừng bắn. Ông Dmitry Litvin, cố vấn truyền thông cho nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky, cũng phủ nhận thông tin trên khi phát biểu với truyền thông Ukraine. “Chúng tôi có 'công thức hòa bình' nêu rõ những gì Ukraine coi là hòa bình công bằng”, vị...

Mới nhất

Từng mót mủ cao su để kiếm tiền đi học, cô gái tốt nghiệp thủ khoa

Mặc dù lớn lên trong một căn phòng trọ chật hẹp dành cho công nhân và từng mót mủ cao su để kiếm tiền đi học, nhưng cô gái này luôn đạt được thành tích học tập xuất sắc. Cô gái nghị lực vượt khó học giỏi Đó là câu chuyện của cô gái Nguyễn Hòa Kim Thái (22 tuổi), cựu...

Tân Lạc (Hòa Bình): Hỗ trợ vốn và trao sinh kế, giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Dân số của huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình có trên 90.000 người với nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm 85%. Huyện có 16 đơn vị hành chính (15 xã, 1 thị trấn), trong đó có 146/159 xóm, khu thuộc vùng DTTS và miền núi, 5 xã và 24 xóm đặc...

Trục Phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam …

Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương nhận giải thưởng với giải pháp “Trục Phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam”. Đại diện Trung tâm Tin học và Công nghệ số, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm nhận giải thưởng.Giải thưởng Chuyển...

Đánh giá thành tựu lý luận và vận dụng trong lĩnh vực kinh tế qua 40 năm đổi mới

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Thạo, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng thể chế kinh tế phải hoàn thiện hơn, cụ thể hơn. Đầu tư cho khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo cần đúng mức hơn để làm động lực, nguồn lực quan trọng nhất...

Mới nhất