Trang chủNewsThời sựHà Giang: Sẵn sàng cho Đại hội Đại biểu các dân tộc...

Hà Giang: Sẵn sàng cho Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV


Ông Trần Đức Nghĩa - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang
Ông Trần Đức Nghĩa – Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang

 Thưa ông, xin ông cho biết về đặc điểm tình hình vùng đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang?

Ông Trần Đức Nghĩa – Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang: Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới tiếp giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 277,899 km. Diện tích tự nhiên 7.929,48 km2 , toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 10 huyện, 01 thành phố với 193 xã, phường, thị trấn (Trong đó: 127 xã khu vực III, 2 xã khu vực II, 64 xã khu vực I) tổng số thôn bản 2.071 thôn bản (1.353 thôn ĐBKK). Có 34 xã, thị trấn biên giới, 123 thôn, bản biên giới.

Toàn tỉnh có trên 90 vạn người, với 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS  chiếm 87,7%. Trong đó, dân tộc Mông chiếm 34,4%; dân tộc Tày chiếm 22,5%; dân tộc Dao chiếm 14,8%; dân tộc Kinh chiếm 12,3%; dân tộc Nùng chiếm 9,5%, còn lại là các dân tộc khác; có 03 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn gồm: Phù Lá, La Chí, Mông, và 05 dân tộc còn có khó khăn đặc thù gồm: Pu Péo, Bố Y, Cờ Lao, Lô Lô, Pà Thẻn. 

Hầu hết, đồng bào các dân tộc sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, cư trú chủ yếu là vùng núi cao; địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt; đa số các thôn, bản đều xa thị trấn và các trung tâm phát triển.

Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng vùng nông thôn tại tỉnh Hà Giang đang ngày một hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.
Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng vùng nông thôn tại tỉnh Hà Giang đang ngày một hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.

Thực hiện quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ III năm 2019, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh nói chung và vùng đồng bào DTTS tại địa phương đã có những biến chuyển như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Đức Nghĩa – Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang: Kết quả sau 5 năm, kể từ sau Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ III, tỉnh Hà Giang từ việc thực hiện tốt công tác dân tộc, các chính sách dân tộc; chú trọng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng tiếp tục có bước phát triển khá, đời sống của đồng bào DTTS ngày một nâng lên.

Nổi bật là tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm bình quân gần 6%; các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 6%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng trưởng khá và ổn định qua các năm. Năm 2024 ước đạt 40,2 triệu đồng, tăng 34,9% so với năm 2020. 

Chất lượng giáo dục vùng dân tộc và miền núi được nâng lên; quy mô trường, lớp các bậc học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng mở rộng. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. 

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được quan tâm. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tham gia tích cực trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thưa ông Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV sắp tới có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cộng đồng DTTS tỉnh Hà Giang?

Ông Trần Đức Nghĩa – Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang: Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đồng bào vùng DTTS. 

Đây không chỉ là dịp tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2019-2024, mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn đối với đồng bào DTTS, là hội tụ niềm tin, lan tỏa những điển hình tiên tiến, góp phần phát triển vùng đồng bào DTTS.

Đại hội Đại biểu các DTTS các cấp, mở ra một giai đoạn phát triển mới, khơi dậy lòng tự hào, ý chí tự lực, tự cường của cộng đồng các DTTS. Từ đó, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để đồng bào các DTTS tiếp tục cố gắng, nỗ lực thực hiện thắng lợi Quyết tâm thư tại Đại hội, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phát triển cường thịnh, Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đại Hội Đại biểu các DTTS huyện Hoàng Su Phì được tổ chức trang trọng vào tháng 5 vừa qua.
Đại Hội Đại biểu các DTTS huyện Hoàng Su Phì được tổ chức trang trọng vào tháng 5 vừa qua.

Công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV, năm 2024, như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Đức Nghĩa – Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang: Tính đến hết thời điểm tháng 8 vừa qua, 11/11 huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang tổ chức thành công Đại hội Đại biểu DTTS cấp huyện, với tổng số 2.200 đại biểu tham dự, bao gồm 1.650 đại biểu chính thức và 550 đại biểu khách mời. 

Tổng số Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc tặng tại các Đại hội gồm: cho 1 tập thể, 5 cá nhân và tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Dân tộc” cho 5 cá nhân; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 6 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc giai đoạn 2019-2024; đồng thời, bầu chọn 250 đại biểu chính thức tham dự Đại hội cấp tỉnh, trong đó có 159 đại biểu nam (chiếm 63,6%); 91 đại biểu nữ (chiếm 36,4%).

Công tác chuẩn bị Đại hội DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV, đã được triển khai đúng kế hoạch. Đến nay, đã hoàn thành thẩm định các nội dung, văn kiện, nhân sự, khánh tiết, kịch bản, chương trình Đại hội bảo đảm chất lượng, thống nhất. Cơ cấu số lượng đại biểu lựa chọn theo thành phần dân tộc, đúng độ tuổi; trong đó, có 87 đại biểu khách mời, 250 đại biểu chính thức.

Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn; trong đó có Báo Dân tộc và Phát triển đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Đại hội các DTTS. Đồng thời, chuẩn bị tốt các diều kiện phục vụ Đại hội, như bảo đảm an ninh trật tự; chăm sóc sức khỏe đại biểu, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đồng bào các DTTS tỉnh Hà Giang kỳ vọng vào những chính sách mang tính đột phá, thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi, đặc biệt là trên lĩnh vực giảm nghèo, y tế, giáo dục
Đồng bào các DTTS tỉnh Hà Giang kỳ vọng vào những chính sách mang tính đột phá, thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi, đặc biệt là trên lĩnh vực giảm nghèo, y tế, giáo dục

 Những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra tại kỳ Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, là gì thưa ông?

Ông Trần Đức Nghĩa – Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang: Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV có Chủ đề: “Cộng đồng các dân tộc tỉnh Hà Giang đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”

Xác định mục tiêu tổng quát, đó là tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các xã, thôn, bản khó khăn. Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh, sản xuất nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, kết nối vùng sản xuất hàng hóa. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển công nghệ thông tin trong vùng đồng bào DTTS. Tăng cường công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; đầu tư, phát triển du lịch gắn với tiềm năng, thế mạnh từng địa phương.

Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào các DTTS tại tỉnh Hà Giang ngày càng được nâng cao
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào các DTTS tại tỉnh Hà Giang ngày càng được nâng cao

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, quan tâm phát triển nguồn nhân lực là người DTTS; phát triển mạng lưới y tế ở cơ sở, chăm sóc tốt sức khỏe đồng bào DTTS.

Với những kết quả đạt được trong 5 năm qua, đặc biệt là từ sự thành công của Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện tại 11/11 huyện, thành phố trong thời gian vừa qua, đồng bào các DTTS trong tỉnh đang rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội lần thứ IV. Đồng bào các DTTS trên toàn tỉnh tin tưởng rằng, những mục tiêu và giải pháp mới sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho vùng DTTS, đưa địa phương tiến xa hơn trong mọi mặt đời sống.

Trân trọng cảm ơn ông!

Dấu ấn từ Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc ở Hà Giang





Nguồn: https://baodantoc.vn/ha-giang-san-sang-cho-dai-hoi-dai-bieu-cac-dan-toc-thieu-so-lan-thu-iv-1728553336898.htm

Cùng chủ đề

Vẻ đẹp yên bình ở Khuổi My, Hà Giang

Đến Khuổi My (Hà Giang), du khách sẽ được đón ánh bình minh trên những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả, tận hưởng phút giây yên bình trong những ngôi nhà sàn mộc mạc hàng trăm năm tuổi.

Exchange for Change – Mô hình mới của GNI cho các hoạt động chung tay phát triển cộng đồng

Cơn bão Yagi đi qua, chúng ta đã thấy được “sức mạnh tập thể” khi cả cộng đồng cùng chung sức đồng lòng cứu trợ cho đồng bào bị ảnh hương bởi bão lũ. Tuy nhiên, làm thế nào để việc hành động vì cộng đồng trở nên khác biệt và kiến tạo các giá trị bền vững thay vì chỉ trao - nhận, quyên tặng một lần?

Tỉnh nào nhỏ nhất Việt Nam?

1. Tỉnh nào có diện tích...

Dấu ấn từ Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc ở Hà Giang

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho Đội thi huyện Mèo Vạc; giải Nhì cho đội thi huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; giải Ba cho đội thi huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao các giải phụ cho 3 đội có màn chào hỏi xuất sắc, tiểu phẩm tuyên truyền xuất sắc và xử lý tình huống xuất sắc. Ông Trần Đức Nghĩa, Phó...

Hà Giang tổ chức Ngày hội truyền thông năm 2024

Ngày hội truyền thông là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của tỉnh Hà Giang hưởng ứng Ngày chuyển đổi số Quốc gia 10/10; đồng thời, nhằm truyền tải sinh động những nội dung thực tiễn về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số thông qua hai phiên tọa đàm về: Dấu ấn nổi bật về chuyển đổi số và cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Hà Giang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ

Cùng với đó, trở thành trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; đầu mối giao thương kinh tế, đối ngoại quan trọng giữa Việt Nam với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi các thông tin...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan quan tâm tháo gỡ khó khăn cho tỉnh liên quan đến nhiều nội dung như: thực hiện thủ tục đất đai đối với dự án khai thác, chế biến khoáng sản; rà soát tiêu chí quy định về rừng tự nhiên; ban hành thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh tra, quy trình xác minh tài sản,...

Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế – xã hội

Các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa, thông tin tuyên truyền vùng đồng bào DTTS được quan tâm đẩy mạnh, gìn giữ gắn với phát triển du lịch. Từ việc tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các Chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân ở các xã,...

Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Đến nay, diện mạo nông thôn, làng trên địa bàn huyện Chư Păh đã có nhiều thay đổi tích cực. Toàn huyện hiện có 4 xã và 3 làng đạt chuẩn nông thôn mới. Các tuyến đường liên xã, liên thôn, làng đường nội đồng được đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 50,5 triệu đồng/người/năm 2023. Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn...

Từ thu hút nhân tài toàn cầu đến “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

Masan với nguồn nhân lực đa dạng, bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau: Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ… mang trong mình nhiều khác biệt nhưng đều cùng chung một khát vọng – phụng sự người tiêu dùng và kiến tạo giá trị cho nền kinh tế, cho môi trường và xã hội. Masan cam kết, tạo ra môi trường đa dạng để thấm nhuần văn hóa hòa nhập và mang lại cơ hội bình đẳng cho...

Bài đọc nhiều

Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu Trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến góp ý, Bộ Công Thương xây dựng những...

“Phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong an sinh xã hội”

(Dân trí) - "Chúng tôi đang chuyển dần từ lo an sinh xã hội cho một bộ phận yếu thế sang chủ trương huy động tất cả mọi người tham gia và thụ hưởng chính sách xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ. Chiều 9/10, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Vientiane (Lào), Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi làm...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

Singapore muốn hợp tác hơn nữa với Việt Nam bảo đảm an ninh lương thực

Đó là bày tỏ của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 9-10, khi lần đầu tiên hai bên gặp nhau trực tiếp. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong tại cuộc gặp ngày 9-10 ở Lào - Ảnh: ĐOÀN BẮC Ngày 9-10 tại Vientiane (Lào), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) đã hội đàm lần đầu tiên trên cương vị mới. Quyết...

Cùng chuyên mục

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam: Đối thủ đáng gờm của hàng không

Với quan điểm giá vé phải cạnh tranh với hàng không, phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người dân, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự báo sẽ cạnh tranh trực tiếp với ngành hàng không trong tương lai. Vé hạng cao nhất cũng chỉ bằng 75% giá vé máy bay Theo dự thảo tờ trình của Bộ GTVT, giá vé dự kiến của đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam bằng khoảng 75%...

Làm cách nào Việt Nam có thêm 40 tỉ USD năm tới?

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 7 - 7,5% trong năm 2025, đưa quy mô nền kinh tế lên hạng 31 - 33 thế giới. Chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Tiền Giang - Ảnh: TRÚC PHƯƠNG Với tốc độ tăng trưởng đó, GDP năm 2025 ước đạt 500 tỉ USD, tăng gần 40 tỉ USD so với năm 2024. Làm thế nào để tăng thêm hàng chục tỉ USD cho nền kinh tế, và đâu là những động...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần sử dụng 10.827 ha đất

  Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô sử dụng đất khoảng 10.827 ha, làm tăng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình, dự án quan trọng quốc gia. Các dự án hạ tầng giao thông, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam làm tăng nhu cầu sử dụng đất. Ảnh minh họa, có sử dụng công nghệ AI: Vũ Long Chiều 10.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng New Zealand

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon. Ảnh: Dương Giang/TTXVN  Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ và nhân...

Lý do chọn Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là 2 ga đầu mối đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) - Tổ hợp ga Ngọc Hồi, Thủ Thiêm sẽ đáp ứng chức năng của ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ga metro và ga đường sắt quốc gia hiện hữu.   Liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ GTVT cho biết đã thống nhất với UBND Hà Nội và TPHCM phương án chọn ga Ngọc Hồi, ga Thủ Thiêm là các ga đầu, cuối tuyến. Đây đều là 2 vị trí...

Mới nhất

Làm cách nào Việt Nam có thêm 40 tỉ USD năm tới?

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 7 - 7,5% trong năm 2025, đưa quy mô nền kinh tế lên hạng 31 - 33 thế giới. Chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Tiền Giang - Ảnh: TRÚC PHƯƠNG Với tốc độ tăng trưởng đó, GDP năm 2025 ước đạt 500 tỉ USD, tăng gần 40 tỉ USD so với năm...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần sử dụng 10.827 ha đất

  Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô sử dụng đất khoảng 10.827 ha, làm tăng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình, dự án quan trọng quốc gia. Các dự án hạ tầng giao thông, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam làm tăng nhu cầu sử dụng đất....

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng New Zealand

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon. Ảnh: Dương...

Lý do chọn Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là 2 ga đầu mối đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) - Tổ hợp ga Ngọc Hồi, Thủ Thiêm sẽ đáp ứng chức năng của ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ga metro và ga đường sắt quốc gia hiện hữu.   Liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ GTVT cho biết đã thống nhất với UBND Hà Nội và TPHCM...

Mới nhất