Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiSài Gòn qua bản đồ

Sài Gòn qua bản đồ


Bản đồ Trần Văn Học 1815

Địa phương Sài Gòn – Bến Nghé trở thành một thực thể địa chính trị (geo-politique), một thành phố rộng lớn như hiện nay đã trải qua nhiều bước xây dựng thăng trầm – mà trong bài này chỉ quan tâm đến hệ thống kênh rạch và thoát nước.

Sài Gòn qua bản đồ- Ảnh 1.

Bản vẽ Thành Gia Định xưa trong bản đồ Trần Văn Học 1815

ẢNH: TƯ LIỆU LƯƠNG CHÁNH TÒNG

Năm 1700, bộ tướng của Nguyễn Hữu Cảnh là Lão Cầm đắp lũy Lão Cầm ở phía tây Sài Gòn để bảo vệ thủ phủ Gia Định (bản đồ Trần Văn Học ghi lũy Cát Ngang). Năm 1772, tướng Nguyễn Cửu Đàm đắp lũy Bán Bích để bảo vệ cả ba phố thị Sài Gòn – Bến Nghé – Gia Định.

Năm 1790, Nguyễn Ánh xây thành Bát Quái rộng lớn trên đồi Tân Khai về phía Bến Nghé. Trần Văn Học được coi như công trình sư xây thành và chỉnh trang đường phố Bến Nghé.

Năm 1815, Trần Văn Học công bố bản đồ thành Gia Định trên địa bàn khá rộng lớn với những địa danh rõ ràng, đặc biệt vẽ đầy đủ các kênh và sông rạch cùng đầm lầy chính yếu. Đó là sông lớn Bến Nghé (sông Sài Gòn), rạch Bến Nghé, rạch Sài Gòn (kênh Tàu Hủ), rạch Lò Gốm, rạch Bến Củi, rạch Ông Lớn, rạch Ông Bé, rạch Thị Nghè, kinh Nhiêu Lộc, ngã tắt Mụ Trị (sau là rạch Cầu Bông), ngã tắt Mới (sau là rạch Văn Thánh), rạch Dầu, rạch Chợ Quán, bàu Tròn… Trong phạm vi nhỏ bé Quận 1 nay, Trần Văn Học vẽ rõ cả kinh Bến Thành (Nguyễn Huệ), kinh Cây Cám (Lê Lợi), rạch Cầu Sấu (Hàm Nghi), rạch Cầu Ông Lãnh, rạch Cầu Muối, rạch Cầu Kho…

Năm 1819, mở thêm đường kinh Ruột Ngựa (An Thông Hà) thẳng từ Cầu Bà Thuông tới rạch Cát để thủy vận đi lục tỉnh được dễ dàng thuận lợi.

Năm 1835, sau vụ loạn Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho triệt hạ thành Bát Quái và xây tỉnh thành Gia Định nhỏ hơn nằm gọn trong góc đông – bắc nền thành cũ. Thành mới nằm xa sông Sài Gòn và gần rạch Thị Nghè.

Đầu năm 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha rút quân từ Đà Nẵng vào chiếm phá thành Gia Định. Các cuộc hành quân đương thời đều qua đường sông rạch.

Năm 1862, Huế phải ký “hòa ước” bồi thường chiến phí cho liên quân Pháp – Tây Ban Nha và nhường quyền cai trị (thuộc địa) cho Pháp ba tỉnh miền đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.

Sơ đồ Coffyn 1862 và bản đồ Sài Gòn 1867

Ngày 30.4.1862, đại tá công binh Coffyn đệ trình một dự án xây dựng TP.Sài Gòn cho 500.000 cư dân, theo chỉ thị của đô đốc – thống đốc Bonard. Kèm với sơ đồ là những giải thích kế hoạch kiến trúc và quy hoạch địa bàn khá rõ ràng. TP theo kiểu Tây phương, rộng khoảng 2.500 ha (25 km2) nằm giữa rạch Thị Nghè – sông Sài Gòn – rạch Bến Nghé và kinh Vành Đai (canal de ceinture) mới đào từ chùa Cây Mai nơi gần rạch Bến Nghé vòng qua đồng Tập Trận (tương đương với lũy Bán Bích do Nguyễn Cửu Đàm đắp năm 1772), rồi thông thủy với rạch Thị Nghè.

Sài Gòn qua bản đồ- Ảnh 2.

Họa đồ thành phố Sài Gòn do kỹ sư hoàng gia Le Brun vẽ năm 1795, bên trong có thành Sài Gòn do sĩ quan công binh Olivier de Puymanel xây xong năm 1790

ẢNH: Thư viện Quốc gia Pháp – TƯ LIỆU NGUYỄN QUANG DIỆU

Trong nhiều vấn đề phải giải quyết cho một thành phố mới, có vấn đề thoát nước mưa và nước thải, Coffyn viết: “Việc thoát nước mưa và nước thải trong thành phố luôn là vấn đề khó khăn. Ở đây khó khăn ấy nghiêm trọng hơn bất cứ đâu, vì mặt đất Sài Gòn không cao hơn mức nước sông rạch bao nhiêu, nên không cho phép đặt những ống cống bình thường. Thay vào đó, phải làm những ống cống với cửa cống đóng mở tự động (des égouts à vannes automatrices)”…

“Có lẽ nên theo đô đốc Charner đề nghị, ta có thể bắt chước làm bể chứa nước như ở Calcutta (Ấn Độ), tức đào một hồ lớn ở trung tâm, từ đây chia ra 4 đường cống lấy nước của rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn và kinh Vành Đai. Được đóng kín bằng các cửa ngăn (écluses) có thể đặt máy tháo nước (chasse d’eau) vào các ống cống, đồng thời có thể dẫn nước vào hồ qua những đường cống lấy nước khi thủy triều lên cao. Theo cách đó, mỗi tuần 2 lần, ta có thể cho nước chảy ra chảy vào qua ống cống. Ta nên thiết kế những chiều dốc cho đường phố, bến sông và đại lộ, ngõ hầu đảm bảo cho việc thoát nước mưa, nước giếng và vòi phun bằng các rãnh cống dọc theo vỉa hè” (!).

Dự án Coffyn tốt đẹp thực, nhưng bị coi là ảo tưởng đối với tình thế đương thời, không thực hiện được.

Ngày 3.1.1865 có nghị định đặt ranh giới TP.Sài Gòn trong phạm vi giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, đường mới cầu Ông Lãnh (Boresse), tới Ngã sáu theo đường Thuận Kiều (Cách Mạng Tháng 8), vẽ rõ đường Chasseloup-Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai) và thẳng tới rạch Thị Nghè. Sở công chính vẽ Bình đồ Thành phố Sài Gòn năm 1867 ghi khá đúng ranh giới như nghị định trên. Các kinh rạch nội thành cũng đúng như bản đồ cảng Sài Gòn. Ngoài ra, bình đồ này còn ghi vẽ thêm rạch Cầu Ông Lãnh, rạch Cầu Muối và những đường nước đầu nguồn của rạch Cầu Kho nằm trong đầm lầy gần cầu Ông Lãnh (bản đồ Pháp ghi Marais Boresse). (còn tiếp) 

(Trích Tạp ghi Việt Sử Địa của cố học giả Nguyễn Đình Đầu do NXB Trẻ ấn hành)




Nguồn: https://thanhnien.vn/sai-gon-qua-ban-do-185241011001650673.htm

Cùng chủ đề

Lý do chọn Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là 2 ga đầu mối đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) - Tổ hợp ga Ngọc Hồi, Thủ Thiêm sẽ đáp ứng chức năng của ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ga metro và ga đường sắt quốc gia hiện hữu.   Liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ GTVT cho biết đã thống nhất với UBND Hà Nội và TPHCM phương án chọn ga Ngọc Hồi, ga Thủ Thiêm là các ga đầu, cuối tuyến. Đây đều là 2 vị trí...

Đến năm 2030: Lựa chọn nào cho vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội?

Theo KTS. Trần Huy Ánh để phát triển hệ thống giao thông công cộng đến năm 2030, Hà Nội cần lựa chọn mô hình chi phí thấp, hiệu quả cao, đầu tư theo từng giai đoạn ngắn hạn, trung và dài hạn. Trong bài tham luận gửi đến Hội thảo Khoa học Quốc gia: “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”,...

Hồ ở Yên Bái được ví như ‘vịnh Hạ Long trên núi’, cò trắng bay về rợp trời

Trong tiết trời mùa thu mát mẻ, những đàn cò trắng tìm về hồ Thác Bà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) tạo nên điểm nhấn giữa khung cảnh hoang sơ, thanh bình khiến ai cũng muốn ngắm nhìn. Hồ Thác Bà có tổng diện tích trên 23.000ha, trong đó gồm hơn 19.000ha mặt nước và 1.300 đảo lớn nhỏ. Nơi đây được ví như "vịnh Hạ Long trên núi" và là điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Yên...

Cấp bách đưa Luật Đất đai vào cuộc sống

Ngày 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký công điện về việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘VTVGo phải được cài đặt sẵn trên mọi tivi thông minh và smartphone’

VTV công bố nền tảng số quốc gia VTVGo Ngày 9/10, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức công bố nền tảng số trực tuyến quốc gia VTVGo và tổ chức Hội thảo Xây dựng hạ tầng và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số tại VTV. Phát biểu tại lễ công bố nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo, ông Đinh Đắc Vĩnh, Phó Tổng Giám đốc VTV cho biết, VTV sẽ phải xây dựng hệ...

Công ty cấp nước lớn nhất nước Mỹ bị tấn công mạng

Trong một tuyên bố, American Water cho biết đã phát hiện “hoạt động trái phép” trong mạng lưới và hệ thống máy tính vào ngày 3/10 và xác định đây là “kết quả của một sự cố an ninh mạng”. Hôm 8/10, công ty cấp nước lớn nhất Mỹ phải đóng cửa cổng dịch vụ khách hàng và chức năng thanh toán cho đến khi có thông báo tiếp theo. Hãng sẽ không tính phí trả muộn hay các...

Khách hàng sắp được trải nghiệm sóng VinaPhone 5G miễn phí

Tháng 3/2024, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trúng đấu giá thành công khối băng tần C2 (3700MHz - 3800MHz) dành cho 5G. Việc trúng đấu giá khối băng tần C2 cho phép VNPT có nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai mạng 5G hợp lý, đáp ứng chiến lược triển khai mạng 5G tốc độ cao nhất tại Việt Nam, cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm 5G siêu...

Tìm đọc Tinh hoa Việt số 229, phát hành ngày 10/10/2024

Với các nội dung chính:- Đoàn kết dân tộc trong kỷ nguyên mới – Cẩm Thúy- Không thể nói trời không trong hơn– Nam Việt- Ẩm thực Hà Nội trong đời sống hiện đại – Anh Thư- PGS.TS...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Điện gió ngoài khơi sớm có chính sách cụ thể để tạo thêm 55.000 việc làm mới

Điện gió ngoài khơi sớm có chính sách cụ thể để tạo thêm 55.000 việc làm mớiBáo cáo “Chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam” được Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam công bố và trao cho Bộ Công thương đưa ra nhiều đánh giá và khuyến...

Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới Kiến Giang

Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới Kiến GiangVới tổng vốn đầu tư 9.686 tỷ đồng (gần 400 triệu USD), Khu đô thị mới Kiến Giang, TP. Thái Bình là dự án phát triển nhà ở có tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay được...

Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư

Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tưKhu công nghiệp xanh và thông minh “Thuan Thanh Eco-Smart IP” do Tổng công ty Viglacera đầu tư tại Bắc Ninh đã đón thêm nhiều nhà đầu tư mới vào mở nhà máy sản xuất. ...

Khai quật khảo cổ một tháp Champa cổ ở Bình Định phát hiện gần 680 hiện vật cổ xưa kỳ lạ

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam công bố kết quả đợt khai quật...

Khám phá TP. Hồ Chí Minh qua từng bước chạy Marathon

TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng chào đón 15.000 vận động viên đến tham gia Marathon, một sự kiện không chỉ tôn vinh tinh thần thể thao mà còn là cơ hội để khám phá vẻ đẹp của thành phố. ...

Mới nhất