Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngthúc đẩy từ chính sách tới hành động

thúc đẩy từ chính sách tới hành động


Những chính sách cần thiết

Tại khuôn khổ Diễn đàn: “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và Giải pháp”, được tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhận định, việc phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh là tất yếu. Trong đó, công trình xanh là yếu tố cốt lõi giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình phát triển đô thị đối với môi trường.

Các công trình được thiết kế để tối ưu hóa sử dụng năng lượng và tài nguyên tự nhiên, thông qua việc ứng dụng vật liệu thân thiện môi trường, áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu lượng khí thải nhà kính. Đặc biệt, phát triển không gian xanh trong công trình giúp cải thiện vi khí hậu, tạo không gian sống trong lành, nâng cao sức khỏe cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh là nhiệm vụ chiến lược, đưa Hà Nội trở thành Thành phố Xanh – Thông minh – Hiện đại, xứng tầm với vị thế Thủ đô.

Xây dựng công trình xanh, hạ tầng đô thị để phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại. Ảnh: Tuấn Anh
Xây dựng công trình xanh, hạ tầng đô thị để phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại. Ảnh: Tuấn Anh

Để phát triển công trình xanh, hạ tầng thông minh, UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách quan trọng giúp phát triển bền vững Thủ đô. Cụ thể, tại Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ TP Hà Nội ngày 13/10/2020 đã đặt ra tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng Hà Nội trở thành Thành phố Xanh – Thông minh – Hiện đại. Nghị quyết tập trung vào việc phát triển và mở rộng diện tích cây xanh, bảo đảm các công trình xây dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025”; Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 21/8/2023 của UBND TP Hà Nội được ban hành nhằm triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển đô thị bền vững đặt mục tiêu đến năm 2030.

Quyết định số 4281/QĐ-UBND ngày 28/8/2023 của UBND TP Hà Nội đưa ra một số yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể về phát triển công trình xanh; xây dựng cơ chế khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu thân thiện với môi trường trong xây dựng, giảm thiểu tác động môi trường cùng với đó tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai Luật Thủ đô năm 2024, chú trọng xây dựng những quy định, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh và phát triển bền vững với nhiều công trình xanh.

Những hoạt động cụ thể

TS.KTS Tạ Quốc Thắng – Vụ Quy hoạch – Kiến trúc (Bộ Xây dựng) nhấn mạnh, một trong các yếu tố nền tảng để phát triển công trình xanh là công tác quy hoạch – kiến trúc đô thị hướng tới phát triển xanh và bền vững tạo đà cho xu hướng phát triển công trình xanh tại Việt Nam. Xu hướng thiết kế kiến trúc xanh đã giúp nền kiến trúc Việt Nam hình thành một số công trình tiêu biểu, tạo tiền đề phát triển công trình xanh.

Trong đó, tại Hà Nội có Trường liên cấp Genesis (quận Tây Hồ); Trường Quốc tế Concordia (Đông Anh); tòa nhà chung cư Dophin Plaza (quận Nam Từ Liêm); tòa nhà trụ sở Liên Hợp quốc ở Việt Nam; Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ hợp công nghệ cao và Trung tâm R&D Samsung (quận Bắc Từ Liêm); dự án Ecohome3 (quận Nam Từ Liêm).

Với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm phát triển Thủ đô Hà Nội thành một đô thị xanh, thông minh và bền vững, theo đại diện Sở Công Thương, hưởng ứng chương trình hành động Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các mục tiêu đã được đặt ra cụ thể.

Trong đó, phấn đấu mức tiết kiệm năng lượng toàn TP đạt 5 – 7% tổng tiêu thụ năng lượng; giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 4% và công nhận danh hiệu sử dụng năng lượng xanh cho 330 cơ sở, công trình xây dựng trên địa bàn TP.

Về phát triển đô thị xanh – thông minh, các dự án xây dựng mới phải dành ít nhất 20% diện tích cho không gian xanh, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Phát triển hệ thống giao thông xanh với quy hoạch 15 tuyến đường sắt đô thị, với mục tiêu hoàn thành 96,8km vào năm 2030 và tổng chiều dài 616,9km vào năm 2045. Phấn đấu đạt 12 – 14m2 cây xanh/người vào năm 2030.

Bên cạnh đó, nghiên cứu áp dụng mô hình BIM trong công trình xây dựng, đào tạo, tập huấn nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các đơn vị quản lý, chủ đầu tư. Qua đó giúp các bên liên quan chủ động ứng dụng BIM vào quá trình triển khai thực hiện các dự án bằng việc chấp thuận áp dụng mô hình đối với 8 dự án, trong đó có 4 dự án cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới.

Ngoài ra, để khuyến khích phát triển công trình xanh, đại diện Sở Công Thương cho biết, Hà Nội đang triển khai chương trình công nhận danh hiệu năng lượng xanh cho các cơ sở công nghiệp và công trình xây dựng. Đây là hướng đi đúng, thể hiện quyết tâm của TP trong việc thúc đẩy hoạt động phát triển bền vững nói chung.

TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam nhìn nhận, trong thực tế, chưa có hệ tiêu chí nào bắt buộc chuyển đổi xanh công trình xây dựng từ quy định chung của Nhà nước. Việc đăng ký đạt chuẩn công trình xanh được áp dụng và công nhận từ bộ tiêu chí đánh giá nào là do chủ đầu tư tự thực hiện. Việt Nam đang có tốc độ đô thị hình thành với tỷ lệ về số lượng trong top đầu thế giới (đến năm 2024 đã có đến 902 đô thị), tốc độ đô thị hóa khá nhanh.

Chuyển đổi xanh trong xây dựng cần được thực hiện từ quy hoạch tổng thể đến từng công trình đơn lẻ. Điều này bao gồm việc sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu năng lượng không tái tạo, giảm phát thải carbon qua việc dùng vật liệu thân thiện môi trường, và thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

“Chuyển đổi xanh công trình xây dựng cần phải được ráo riết thực hiện bằng những chương trình theo định hướng cụ thể, rõ ràng và có định lượng. Việc đánh giá phải được ràng buộc pháp lý chặt chẽ với công trình, tổ hợp công trình hình thành mới hoặc hình thành từ trước khi chuyển đổi xanh” – TS.KTS Phan Đăng Sơn cho biết.

 

Trước đây, chuyển đổi xanh chỉ tập trung ở khu vực đô thị. Ngày nay, khu vực nông thôn đang phát triển tự phát và thiếu bài bản, chuyển nhanh từ “xanh” sang “xám”, do vậy, chuyển đổi xanh ở vùng nông thôn cũng trở nên quan trọng không kém gì đô thị.

TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/phat-trien-cong-trinh-xanh-tai-ha-noi-thuc-day-tu-chinh-sach-toi-hanh-dong.html

Cùng chủ đề

Quận Bắc Từ Liêm gắn biển công trình xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị

Tới dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quý Tiên. Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương cho biết, dự án xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Bắc Từ Liêm được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5345 ngày 31/11/2020, được UBND quận phê duyệt thiết kế xây dựng tại Quyết...

Cử tri đề nghị Quốc hội quan tâm chính sách phát triển làng nghề truyền thống

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri gồm: Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội; Ủy viên Thường trực Ủy ban văn hóa, giáo dục của Quốc hội Bùi Hoài Sơn; Bí thư Huyện ủy Hoài Đức Nguyễn Trúc Anh.  Thay mặt các đại biểu, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn đã thông báo tới cử tri dự kiến nội dung của Kỳ họp thứ 8, Quốc...

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại, du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Với quy mô 100 gian hàng, hội chợ thu hút hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 32 tỉnh, thành phố trong cả nước và các làng nghề truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội. Tại hội chợ các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu, sản phẩm đặc sản địa phương, nông sản thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, gia dụng, thủ công mỹ nghệ… cũng như quảng bá...

Mặt đứng bền vững cho công trình xanh

Yếu tố không thể thiếu Bộ Xây dựng cho biết, theo số liệu thống kê, hiện cả nước có trên 400 công trình xanh với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 10 triệu m2. Số lượng công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện nay đã vượt chỉ tiêu đặt ra tại Quyết định số 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc...

Lãnh đạo TP Hà Nội động viên Nhân dân Bắc Từ Liêm vệ sinh môi trường

Cùng tham gia đoàn có lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm thăm và động viên các gia đình ảnh hưởng bởi bão số 3; kiểm tra công tác tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn. Chủ tịch UBND phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Ngọc Phong cho biết, những ngày vừa qua, cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại về cơ sở hạ tầng, cây cối, môi trường,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Còn nhiều trường hợp vẫn phải trình thẻ bảo hiểm y tế khi khám bệnh

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh diễn ra vào chiều 10/10, các phóng viên đã đặt câu hỏi: hiện nay có bao nhiêu bệnh viện công lập và tư nhân trên địa bàn TP đã áp dụng việc khám chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) có gắn chip? Tại sao đến nay vẫn còn tình trạng bệnh nhân đến bệnh viện khám đưa CCCD có...

Hà Nội 70 năm qua góc nhìn của những người con bác sĩ Trần Duy Hưng

Hà Nội sẽ vươn mình phát triển mạnh mẽ Trò chuyện với Báo Kinh tế & Đô thị, ông Trần Tiến Đức (83 tuổi, con trai thứ 2 của cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng) chia sẻ, 70 năm về trước, khi bộ đội vào tiếp quản Thủ đô, thời điểm đó ông đang ở Liên Xô. Năm 1958, ông trở về nước, Hà Nội được tiếp quản 4 năm nhưng vẫn còn...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Trình bày Tờ trình, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 102/2024/NĐ-CP, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu gồm: điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó...

Hà Nội quan tâm thúc đẩy các dự án hợp tác với Nhật Bản

Tại buổi tiếp, Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Takebe Tsutomu bày tỏ vinh dự khi tới Hà Nội đúng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, đồng thời thông tin mục tiêu quan trọng của chuyến thăm là tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác chiến lược giữa Hà Nội và các đối tác, địa phương Nhật Bản trong tương lai. Chúc mừng những thành tựu...

Xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Thận Hà Nội tại quận Hà Đông

Dự án nhằm đáp ứng về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội, ngoại trú theo chuyên ngành Thận học - Tiết niệu cho nhân dân trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận. Sau khi hoàn thành, quy mô giường bệnh đạt 250 giường. Đây là dự án nhóm B, công trình cấp II theo quy mô công suất...

Bài đọc nhiều

Đồng Tháp thông qua nhiệm vụ quy hoạch KCN Sông Hậu 2 và KCN Cao Lãnh III

Đồng Tháp thông qua nhiệm vụ quy hoạch KCN Sông Hậu 2 và KCN Cao Lãnh IIIHĐND tỉnh Đồng Tháp khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa có Nghị quyết về việc thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng KCN Sông Hậu 2 và Nghị quyết thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu xây dựng KCN Cao Lãnh III. ...

Bộ GTVT yêu cầu Bình Phước, Đắk Nông rà soát bộ máy, nhân sự quản lý Dự án cao tốc Gia Nghĩa

Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồngDự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) phải đẩy nhanh tiến độ triển khai để có thể cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027. Phối...

Cùng Huyền Phi trao yêu thương với ngày Hội thăm khám sức khỏe miễn phí

Cuối tháng 9, đầu tháng 10, Công ty TNHH Mỹ phẩm Huyền Phi đã tổ chức chương trình khám sức khỏe tổng quát miễn phí dành cho cha mẹ các nhà phân phối cấp cao tại ba miền Bắc, Trung và Nam lần lượt vào các ngày 20, 26/09/2024 và 04/10/2024.

Doanh nghiệp công nghiệp cần thêm “trợ lực” để bứt tốc 3 tháng cuối năm

Thoát những “cơn sóng gập ghềnh” doanh nghiệp công nghiệp trở lại “đường băng” tăng trưởng Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão Áp lực vẫn đè nặng doanh nghiệp sản xuất Theo S&P Global, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 52,4 xuống 47,3 điểm...

Vinhomes Golden Avenue – điểm đến của các gia đình đa thế hệ

Chốn sống vừa ý của những gia đình nhiều thế hệTrong xã hội hiện đại, mô hình gia đình đa thế hệ giúp lưu giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo, khi những thế hệ sau được truyền kinh nghiệm từ thế hệ đi trước. Trẻ em sẽ được nuôi dưỡng chu đáo trong sự sum vầy cùng người thân. Người cao tuổi được chăm sóc, bầu bạn để bớt đi sự cô đơn và những...

Cùng chuyên mục

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội là sự kiện hàng năm, được UBND thành phố Hà Nội giao Sở Công Thương chủ...

“Ông lớn” trong ngành sản xuất polyurethane (PU) của Đức đặt nhà máy đầu tiên tại Việt Nam

Với triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong khu vực Đông Nam Á đối với các sản phẩm được sản xuất từ vật liệu polyurethane (PU), tiền polyme và nhựa polyester, Pearl Group đã chọn Việt Nam làm trung tâm sản xuất cho toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á. Sáng nay (ngày 10/10), tập đoàn này đã thành lập nhà máy đầu...

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) - cho hay, chính sách khuyến công thời gian qua đã...

Quốc lộ 51 qua Đồng Nai, Bà Rịa

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất sửa chữa đột xuất Quốc lộ 51 Tổng kinh phí cần thiết để tiến hành sửa chữa đột xuất các vị trí xung yếu đoạn Km1+800 – Km43+190, Quốc lộ 51 để đảm bảo an toàn giao thông là 51,6 tỷ đồng. Quốc lộ 51 đoạn qua TP. Biên Hòa hư hỏng trầm trọng từ lâu chưa được...

Doanh nghiệp công nghiệp cần thêm “trợ lực” để bứt tốc 3 tháng cuối năm

Thoát những “cơn sóng gập ghềnh” doanh nghiệp công nghiệp trở lại “đường băng” tăng trưởng Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão Áp lực vẫn đè nặng doanh nghiệp sản xuất Theo S&P Global, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 52,4 xuống 47,3 điểm...

Mới nhất

Petrovietnam động viên, khen thưởng kịp thời, khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề

Petrovietnam động viên, khen thưởng kịp thời, khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề 09:34 | ...

Thầy trò trường THCS Thái Thịnh háo hức cắt ghép mô hình Cột Cờ Hà Nội

Trong đúng dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, buổi học sáng 10/10 của cô trò trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) diễn ra theo cách rất đặc biệt. "TRÒ CHƠI" LỊCH SỬ ĐẶC BIỆT MANG TÊN... GHÉP CỘT CỜ HÀ NỘI TỪ BÁO NHÂN DÂN Ngay từ sớm đầu ngày, cô Lộc...

Từ bác sĩ phụ khoa thành nhà sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết

Khởi đầu hành trình chia sẻ kiến thức về sức khỏe sinh sản và bệnh phụ khoa trên TikTok từ tháng 4/2021 với kênh Bác sĩ Cung (@bacsicungungbuou), Bác sĩ Trần Đức Cung (hay còn được biết đến là Bác sĩ Cung) đã chọn cách tiếp cận gần gũi, dễ hiểu để lan tỏa...

631 ứng viên GS, PGS được đề xuất Hội đồng GS Nhà nước xét đạt tiêu chuẩn

Như vậy, số ứng viên vượt qua vòng xét của các hội đồng GS ngành, liên ngành chiếm 87% so với số ứng viên đăng ký (631/725 ứng viên đăng ký). Trong số các hội đồng GS ngành, liên ngành toán học, vật lý, sinh học, kinh tế có số ứng viên được đề xuất nhiều nhất,...

Mới nhất