Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHội đồng trường đại học: Ai vào, ai ra?

Hội đồng trường đại học: Ai vào, ai ra?


Hội đồng trường đại học: ai vào, ai ra? - Ảnh 1.

Hội đồng trường Trường đại học Y Dược TP.HCM có các thành viên ngoài trường đóng góp tích cực, hiệu quả – Ảnh: YDS

Thực tế nhiều thành viên ngoài trường có vai trò mờ nhạt trong hội đồng trường đại học, đóng góp rất ít cho nhà trường. Nhiều ý kiến cho rằng cần có tiêu chí cụ thể với thành viên hội đồng trường.

Hội đồng trường đại học ở các nước có nhiều thành viên ngoài trường, phần lớn là cựu sinh viên và đều là những người thành công lớn trong sự nghiệp (chủ tập đoàn doanh nghiệp lớn, chuyên gia uy tín…).

Do vậy họ đều có nhiều đóng góp cho trường cả về tài trợ đến học thuật.

PGS.TS Vũ Đức Lung

Hoạt động cầm chừng

Theo PGS.TS Vũ Văn Nhiêm – chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Luật TP.HCM, Luật Giáo dục đại học hiện hành quy định hội đồng trường đại học công lập là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan.

Thành viên ngoài trường vào hội đồng trường với mục đích là đảm bảo sự kết nối giữa đào tạo và thực tiễn, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế bên cạnh một số thành viên ngoài trường phát huy vị trí, vai trò vẫn còn không ít thành viên ngoài trường hoạt động cầm chừng, thậm chí không sắp xếp được thời gian tham gia các phiên họp của hội đồng trường.

“Nguyên nhân của vấn đề này có thể kể đến do thành viên ngoài trường đa phần là người có vị trí cao trong xã hội, lịch công tác của họ luôn dày đặc và rất bận rộn.

Cơ chế phối hợp giữa hội đồng trường và các thành viên ngoài trường chưa được quan tâm đúng mức, thiếu quy định trách nhiệm ràng buộc (và thiếu cả các căn cứ để quy định) khi mời họ tham gia các hoạt động của trường, mặt khác chính sách, phúc lợi cho thành viên ngoài trường của những cơ sở cũng rất khác nhau. Cơ chế hội đồng trường còn mới nên các cơ sở vừa làm vừa đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm”, ông Nhiêm lý giải.

PGS.TS Vũ Đức Lung, chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng do cơ chế hội đồng trường mới triển khai, chưa chuẩn hóa nên việc lựa chọn thành viên ngoài trường chưa ổn.

Lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM từng yêu cầu nghiên cứu để đưa ra tiêu chí cụ thể đối với các thành viên ngoài trường. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện được.

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, chuyên gia giáo dục đại học, nhận định: “Hàng loạt thành viên hội đồng trường nhiều trường đại học ở TP.HCM vừa qua bị miễn nhiệm đều là người chưa thực sự đại diện nhà trường.

Việc hội đồng trường có thành viên bị phát hiện hành vi gian dối, thậm chí vi phạm pháp luật là trách nhiệm của cả hội đồng và nhà trường. Trong trường hợp này cần nghiêm túc kiểm điểm trong hội đồng trường về việc đề cử thành viên ngoài trường”.

“Cho đủ cơ cấu” (?!)

Theo quy định của pháp luật hiện nay, hội đồng trường đại học sẽ có một số thành viên là người ngoài trường. Đó là những người có uy tín trong xã hội, có uy tín trong nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nhà trường đang đào tạo; cựu sinh viên…

“Quy định này đúng nếu chọn được những người tốt, tham gia tích cực các hoạt động và thực hiện nghiêm túc quy định của hội đồng trường. Việc xây dựng các tiêu chí thành viên hội đồng trường rất quan trọng.

Bên cạnh đó cần có những quy định cụ thể với thành viên hội đồng trường, ví dụ hội đồng trường mỗi năm chỉ họp vài lần để bàn các vấn đề cối lõi, chiến lược của trường nên các thành viên không được vắng mặt. Với những thành viên vắng họp cần phải xem xét lại có nên tiếp tục để họ trong hội đồng trường hay không”, ông Hồng kiến nghị.

Trong khi đó, TS Hoàng Ngọc Vinh, chuyên gia giáo dục, thẳng thắn nhìn nhận thực tế còn có một số thành viên ngoài trường vào hội đồng trường cho đủ cơ cấu thành phần nhưng lại ít hiểu biết về môi trường học thuật, văn hóa tổ chức của trường đại học. Vì thế việc thực hiện những nhiệm vụ của thành viên ngoài trường như giám sát, hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác, góp phần vào quy hoạch không được tốt.

“Những đại diện từ các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng hay chính quyền phải có chuyên môn và tầm nhìn phù hợp với mục tiêu và chiến lược của trường, điều mà nhiều trường thường bỏ qua. Việc chọn thành viên ngoài trường cần dựa trên các tiêu chí rõ ràng như khả năng lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý, sự hiểu biết về giáo dục hoặc tiềm năng hợp tác với nhà trường. Còn thành viên ngoài trường quá bận hay năng lực hạn chế thì không nên chấp nhận làm thành viên hội đồng trường”, ông Vinh nói.

Hội đồng trường đại học: ai vào, ai ra? - Ảnh 2.

PGS.TS Vũ Đức Lung – chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) phát biểu tại kỳ họp lần thứ 13 (khóa 1), nhiệm kỳ 2020 – 2025 của hội đồng trường – Ảnh: NHƯ Ý

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho hay đa số thành viên ngoài trường bận công việc riêng của họ nên vắng họp thường xuyên.

Có ít người am hiểu sâu về giáo dục đại học nên ít khi góp ý về công tác của trường. Mặc dù có quy định thành viên ngoài trường do hội nghị đại biểu trường đại học bầu nhưng ở bước giới thiệu, lãnh đạo trường đã chọn trước những thành viên ngoài trường thân quen ban giám hiệu để có đa số phiếu trong việc chọn lựa nhân sự.

“Hiện nay mức 30% khiến nhiều hội nghị hội đồng trường lo vì sợ không đủ thành viên tối thiểu tham dự.

Cần có quy định rõ ràng về việc dự họp có mặt ít nhất 80% hội nghị; giảm số lượng thành viên ngoài trường xuống 20%. Các thành viên ngoài trường phải có kinh nghiệm kiến thức về giáo dục đại học, nên cần đưa vào thành viên ngoài trường các chuyên gia quản lý giáo dục nổi tiếng”, ông Dũng đề nghị.

Nên chọn ai?

Theo GS.TS Trần Diệp Tuấn – chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Y Dược TP.HCM, thành viên hội đồng trường là người ngoài trường là một bộ phận rất quan trọng. Hội đồng trường của các đại học ở các nước có thành phần người ngoài trường khá nhiều gồm các chính trị gia, nhà doanh nghiệp, luật sư và có cả đại diện người dân để bảo vệ quyền lợi người học.

Đó là những người có uy tín và tầm ảnh hưởng trong xã hội. Nếu chọn đúng người thì họ sẽ tham gia tích cực và có nhiều đóng góp cho nhà trường với tư cách thành viên hội đồng trường. Ngược lại, nếu chọn không đúng người vào hội đồng trường thì người đó chỉ có tên nhưng không đóng góp gì, thậm chí còn ảnh hưởng đến hoạt động của hội đồng trường.

“Tôi cho rằng hội đồng trường cần có thành viên là người ngoài trường. Thành phần cụ thể thế nào do mỗi trường quy định. Trường đại học Y Dược TP.HCM xác định hội đồng trường phải có tính đa dạng và thành viên phải là những người có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Thực sự các thành viên ngoài trường của hội đồng trường chúng tôi đều đóng góp rất tốt”, ông Tuấn cho biết.



Nguồn: https://tuoitre.vn/hoi-dong-truong-dai-hoc-ai-vao-ai-ra-20241010085904588.htm

Cùng chủ đề

Thành công nhờ đam mê

Với Bùi Ngọc Kim Ngân (21 tuổi, ngụ TP HCM), thành công không chỉ do tài năng mà là kết quả của sự đam mê, kiên trì nỗ lực và dám theo đuổi ước mơ ...

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 các trường đại học trên cả nước

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán các trường đại học trên cả nước năm 2025 như sau:TrườngLịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025Đại học Công nghiệp Hà Nội Từ 20/1 - 2/2 (tức Từ 21 tháng Chạp đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng)Đại học Thủy LợiTừ 20/1 - 9/2 (tức 21 tháng Chạp đến hết ngày 12 tháng Giêng)Học viện Ngân hàngTừ 20/1 -9/2 (tức 21 tháng Chạp đến hết ngày 12 tháng Giêng)Đại học Kinh tế TP.HCMTừ 23/1 - 5/2...

Trường đại học cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán cả tháng

TPO - Một số trường đại học (ĐH) tại TPHCM vừa công bố kế hoạch đào tạo năm học 2024-2025 cùng với lịch nghỉ Tết nguyên đán Ất tỵ 2025. Trong đó, trường nghỉ ít nhất 14 ngày và nhiều nhất đến hiện tại là 28 ngày. TPO - Một số trường đại học (ĐH) tại TPHCM vừa công bố kế hoạch đào tạo năm học 2024-2025 cùng với lịch nghỉ Tết nguyên đán Ất tỵ 2025....

Hơn 20 trường đại học chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025, nhiều nhất gần 1 tháng

TrườngLịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM)Từ 19/1 - 2/2 (tức 20 tháng Cháp đến ngày 5 tháng riêng)Đại Ngân hàng TP.HCMTừ 20/1 - 9/2 (tức 21 tháng Cháp đến ngày 12 tháng giêng)Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCMTừ 20/1 - 7/2 (21 tháng Cháp đến hết ngày 10 tháng Giêng)Đại học Bách khoa Hà NộiTừ 20/1 - 9/2 (tức 21 tháng Cháp đến...

Hội thảo khoa học quốc gia về kinh tế chính trị

Hội thảo mang chất dẫn đường về học thuật, đóng góp thá»±c tế vào quá trình tổng kết lý luận và thá»±c tiễn trong xây dá»±ng đất nước. Ngày 26/10, tại trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) diễn ra hội thảo quốc gia “Khoa học kinh tế chính trị: Những vấn đề đương đại”. Đây là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các hiệp hội, các nhà quản trị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuyển chọn nữ quân nhân: Cao trên 1,60m, ngoại hình cân đối, sắc diện sáng

Nữ công dân từ đủ 18 đến 25 tuổi, cao lấy từ 1,60m trở lên, ngoại hình cân đối, quân dung tươi tỉnh, chưa lập gia đình, chưa có con… là một số yêu cầu của Bộ Quốc phòng khi tuyển chọn nữ quân nhân nhập ngũ năm 2025. ...

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Tôn vinh nhà giáo xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 2 năm 2024 được TP.HCM tổ chức như một sự ghi nhận và tôn vinh những giáo viên, nhà quản lý xuất sắc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thêm chính sách phát triển nhà giáo*...

Quảng Ninh xử lý hơn 30 trường hợp khai thác IUU bất hợp pháp

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã xử phạt hơn 30 trường hợp vi phạm có liên quan đến khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nộp ngân sách nhà nước hơn 700 triệu đồng. ...

Về Bến Tre nhận học bổng Tiếp sức đến trường, tới sớm… 3 tiếng

900 triệu đồng học bổng Tiếp sức đến trường sẽ được báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm trao cho tân sinh viên nghèo hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre sáng nay 10-11, tại hội trường lớn UBND tỉnh Bến Tre. ...

Giao xe máy cho trẻ: Quyết định cân não

Giữa áp lực thời gian và nỗi lo an toàn, nhiều phụ huynh đứng trước lựa chọn khó khăn: giao xe máy cho con đi học hay tiếp tục vất vả đưa đón? * Cô Hà Thị Kim Sa (chủ tịch hội đồng trường kiêm hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hồng Hà, TP.HCM):Đầu tư xe đưa đón học sinhDịch vụ đưa...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Hoa hậu Ngọc Hân đạp xe diễu hành lan tỏa lối sống xanh và tiết kiệm

Sáng nay, 10/11/2024, Hoa hậu Ngọc Hân cùng các đại biểu, cán bộ, sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đã đạp xe diễu hành qua các tuyến đường ở Hà Nội cùng với thông điệp tiết...

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Tôn vinh nhà giáo xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 2 năm 2024 được TP.HCM tổ chức như một sự ghi nhận và tôn vinh những giáo viên, nhà quản lý xuất sắc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thêm chính sách phát triển nhà giáo*...

Chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, các địa phương chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề phù hợp với nhu cầu bố trí, sử dụng. ...

Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định

Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy định nhà giáo không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật. Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo (được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8), Điều 11 nêu rõ những việc nhà giáo không được làm. Cụ thể, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những...

Giao xe máy cho trẻ: Quyết định cân não

Giữa áp lực thời gian và nỗi lo an toàn, nhiều phụ huynh đứng trước lựa chọn khó khăn: giao xe máy cho con đi học hay tiếp tục vất vả đưa đón? * Cô Hà Thị Kim Sa (chủ tịch hội đồng trường kiêm hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hồng Hà, TP.HCM):Đầu tư xe đưa đón học sinhDịch vụ đưa...

Mới nhất

Hơn 60 thí sinh Nam vương Thế giới mặc áo dài diễn thời trang ở biệt thự cổ

(Dân trí) - Hơn 60 thí sinh Nam vương Thế giới 2024 diện áo dài, trình diễn trong chương trình Vietnam Beauty Fashion Fest 9 ở Bạch Dinh, Vũng Tàu chiều 9/11. Khu di tích Bạch Dinh (Vũng Tàu) đã trở thành sàn diễn thời trang, với sự góp mặt của các hoa hậu, á hậu, cùng hơn 60 nam...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Đại Từ (Thái Nguyên): Nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, những năm qua, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã quan tâm và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh việc trao sinh kế để phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng triển khai hỗ trợ...

Tập trung thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công đến nay mới đạt trên 52%, cách khá xa mục tiêu 95% năm 2024. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng, Chính phủ để giải quyết vấn đề này. Tập trung thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư côngGiải ngân vốn đầu...

Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại; Đấu giá đất Hoài Đức (Hà Nội) dần “hạ nhiệt”

TP.HCM lập tổ công tác giải quyết cấp sổ hồng các dự án nhà ở thương mại; Sắp đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, huyện Hoài Đức; Ninh Thuận tách thửa đất ở tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tối thiểu 40 m2. Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại;...

Mới nhất